Vai Trò Của CV Đối Với Người Xin Việc Và Nhà Tuyển Dụng

Hầu hết người xin việc và nhà tuyển dụng đều hiểu mục đích của CV, nhưng có lẽ cả hai bên chưa có thể sử dụng hết chức năng của nó. Người xin việc gửi đơn ứng tuyển của họ cho nhà tuyển dụng, thể hiện các kỹ năng và các bằng cấp khác của họ, đồng thời nhà tuyển dụng đọc những bản CV đó và phân tích chúng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về  ý nghĩa sâu xa hơn của CV và chỉ ra những cách sử dụng của nó cho cả người xin việc và nhà tuyển dụng.

CV là gì?

CV thường có độ dài từ một đến hai trang và nó là một tài liệu thông tin liệt kê và tóm tắt thông tin của ứng viên, chẳng hạn như kỹ năng và học vấn. Hầu hết các CV bao gồm bốn phần thông tin chính: mục tiêu nghề nghiệp hoặc tóm tắt, quá trình làm việc, học vấn và thông tin liên hệ.

Mục đích của một CV là gì?

Mục tiêu và mục đích chung của CV là giới thiệu trình độ và kỹ năng của bạn với nhà tuyển dụng. Đó là một tài liệu cho biết tổng thể con đường sự nghiệp của bạn từ trước đến nay và phác thảo tất cả các chi tiết ở định dạng dễ đọc. Đồng thời nó cũng có ý nghĩa khác như là thể hiện ý định ứng tuyển một vị trí nào đó của người xin việc với nhà tuyển dụng.

Cách người xin việc sử dụng CV

Việc sử dụng một bản CV vượt ra ngoài quy trình ứng tuyển thông thường. CV là một tài liệu thể hiện giá trị của sống, sự nghiệp và thành tích của bạn. Danh sách sau đây phác thảo một số cách người xin việc sử dụng CV

  • Gửi cho nhà tuyển dụng
  • Giới thiệu với nhà tuyển dụng
  • Thể hiện kỹ năng
  • Lưu trữ hồ sơ

1. cho nhà tuyển dụng

CV có mục đích chính là được gửi cho nhà tuyển dụng. Trong quá trình tuyển dụng của công ty, gửi CV thường là bước đầu tiên để cung cấp cho tổ chức thông tin của bạn. Gửi CV cho nhà tuyển dụng thường chỉ xảy ra nếu các kỹ năng và trình độ được nêu trên CV phù hợp với những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm.

2. Giới thiệu với nhà tuyển dụng

Trong hầu hết các trường hợp, nhà tuyển dụng xem CV trước khi họ gặp trực tiếp nhân viên đó. CV đóng vai trò như lời giới thiệu chính thức, thể hiện bộ kỹ năng độc đáo của mỗi ứng viên. Khi bạn cung cấp CV của mình cho nhà tuyển dụng, họ biết được tóm tắt về trình độ chuyên môn cũng như là học vấn của bạn mà còn có được cái nhìn về tính cách của bạn. CV sáng tạo cho thấy điều này thông qua bảng màu và sử dụng hình ảnh.

3. Thể hiện kỹ năng

Mặc dù bạn không thể chứng minh các kỹ năng của mình trong CV, nhưng bạn có thể liệt kê và giải thích chúng. Một số người cung cấp thông tin thực tế dựa trên dữ liệu liên quan đến kỹ năng của họ. Ví dụ, một Giám đốc Nhân sự có thể nói rằng họ đã giảm 20% sự thay đổi của nhân viên. Trong CV bạn có thể cung cấp một biểu đồ (thang bậc điểm) thể hiện mức độ kỹ năng của họ với tỷ lệ phần trăm.

4. Lưu trữ hồ sơ

Ngoài việc gửi CV của bạn cho nhà tuyển dụng, nó còn được coi là một bản ghi chép quá trình làm việc của bạn. Thông thường, chúng ta rất khó có thể nhớ được ngày tháng hoặc các thông tin cụ thể khác. Do đó, bạn có thể lưu giữ tất cả thông tin liên quan đến nghề nghiệp trong hồ sơ dưới dạng CV, điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tổng thể quá trình làm việc của mình. Nó cũng giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình làm việc khi được hỏi bởi nhà tuyển dụng.

Cách nhà tuyển dụng sử dụng CV

Các nhà tuyển dụng làm được nhiều việc hơn với CV chứ không chỉ đơn giản là đọc chúng. CV là công cụ có giá trị cho nhà tuyển dụng về xu hướng ngành và phân tích quỹ đạo nghề nghiệp. Danh sách sau đây phác thảo một số cách sử dụng chính của CV của nhà tuyển dụng:

  • Phân tích xu hướng
  • Xác định học vấn cụ thể
  • Xác định các kỹ năng cụ thể
  • Xác định các từ khóa cụ thể
  • Xác định tiến trình nghề nghiệp tổng thể
  • Đánh giá thương hiệu cá nhân

1. Phân tích xu hướng

Một số lượng lớn các CV được gửi cho nhà tuyển dụng và theo thời gian, họ nhận thấy xu hướng xuất hiện khi các ứng viên nộp đơn cho cùng một vị trí hoặc các loại vị trí. Các nhà tuyển dụng nghiên cứu và phân tích những xu hướng này để cập nhật kiến ​​thức và đào tạo các ứng viên tiềm năng. Sau khi thu thập thông tin mới này, họ có thể viết lại mô tả công việc hoặc bài đăng tuyển dụng cho phù hợp để phù hợp với các tiêu chuẩn và xu hướng mới.

2. Xác định học vấn cụ thể

Một số vị trí yêu cầu trình độ học vấn cụ thể hoặc ít nhất phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu. Khi học vấn là một trong những thành phần quan trọng hơn trong vị trí này, các nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những ứng viên đáp ứng các tiêu chí học vấn cụ thể của họ. Họ yêu cầu trình độ học vấn trung học, cao đẳng, cử nhân hoặc sau đại học hoặc các chuyên ngành cụ thể. Ngay cả khi trình độ học vấn của bạn không chính xác là những gì họ đang tìm kiếm, miễn là nó liên quan đến lĩnh vực liên quan và đáp ứng các yêu cầu về trình độ tối thiểu, họ sẽ cân nhắc.

3. Xác định các kỹ năng cụ thể

Một số vị trí tuyển dụng yêu cầu các kỹ năng nhất định. Khi các nhà tuyển dụng chỉ định các kỹ năng nhất định là yêu cầu bắt buộc, họ chỉ tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng mà họ mong muốn. Một số kỹ năng nhất định, chẳng hạn như hầu hết các kỹ năng cứng thì các ứng viên nhất định phải đáp ứng.

4. Xác định các từ khóa cụ thể

Các tổ chức lớn hơn sử dụng công nghệ đặc biệt như hệ thống theo dõi người nộp đơn để xử lý số lượng lớn hồ sơ họ nhận được. Các hệ thống phức tạp này sắp xếp hồ sơ ứng viên theo các tiêu chuẩn do nhà tuyển dụng đặt ra. Họ thường chấm điểm hồ sơ xin việc dựa trên tỷ lệ phần trăm mức độ phù hợp của họ với vị trí. Nhà tuyển dụng thiết lập một danh sách cụ thể các từ khóa mà hồ sơ ứng tuyển nên có, và hệ thống sắp xếp thứ tự các điểm số. Những hồ sơ có điểm cao nhất sẽ được chọn ra để nhà tuyển dụng cân nhắc thêm. Đồng thời hệ thống sẽ xóa những người có điểm kém nhất.

5. Nhận biết được quá trình làm việc tổng thể

Trong khi tìm kiếm các bằng cấp cụ thể, nhà tuyển dụng cũng xác định sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Họ nhìn vào vị trí mà bạn bắt đầu và so sánh nó với vị trí của bạn bây giờ. Nó giúp nhà tuyển dụng thấy rõ được tiến trình sự nghiệp của bạn và nhận biết được bạn đang thăng tiến theo từng vị trí hay đang xếp sau. Điều này có thể có hoặc không ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng vì kết quả nhận biết này phụ thuộc vào từng nhà tuyển dụng.

6. Đánh giá thương hiệu cá nhân

Với sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội, các nhà tuyển dụng tìm thấy rất nhiều thông tin trực tuyến về các ứng viên. Mọi người chia sẻ rất nhiều về cuộc sống của họ trên mạng và nội dung của họ thường thể hiện con người của họ. Nội dung có vấn đề thường không khuyến khích nhà tuyển dụng thăng tiến hơn với một ứng dụng. Một số hồ sơ xin việc bao gồm các liên kết đến các trang web cá nhân, trình bày danh mục sản phẩm (portfolio) của họ và các thông tin khác. Các trang web cá nhân mở ra một kênh để nhà tuyển dụng hiểu thêm về các ứng viên đó.

———————————–

“Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/resume-purpose

Người dịch: Phan Thị Hảo

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phan Thị Hảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82311

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER