Cách Theo Dõi Đơn Xin Việc (Với Mẫu Email Và Ví Dụ)

Sau khi ứng tuyển, việc bạn liên hệ với người tuyển dụng để biết thông tin về đơn ứng tuyển của mình thể hiện sự quan tâm và phẩm chất nổi bật của bạn. Đây không phải là yêu cầu bắt buộc khi ứng tuyển, nhưng nó có thể giúp bạn trở nên nổi bật hơn so các ứng viên khác, và thậm chí có thể thuyết phục nhà tuyển dụng liên hệ với bạn để phỏng vấn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của việc theo dõi đơn xin việc và cách thực hiện điều này.

Theo dõi đơn xin việc và tầm quan trọng

Theo dõi đơn xin việc là một cuộc điện thoại hoặc một email được gửi sau khi nộp đơn xin việc. Việc theo dõi đơn việc đúng cách có thể giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chú ý hơn đến sơ yếu lý lịch của mình, xem xét thêm và gọi điện hoặc gửi email cho bạn để phỏng vấn. Điều này nhắc với nhà tuyển dụng về danh tính, thời điểm mà bạn đã trao đổi với học cũng như là vị trí ứng tuyển và cách thông tin quan trọng khác. Sự quan tâm về đơn ứng tuyển của bạn có thể cho thấy sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và kỹ năng giao tiếp của bạn.

Cách theo dõi đơn xin việc

Để cho việc theo dõi đơn xin việc thành công, hãy cân nhắc kỹ nội dung và thời điểm để gửi thông điệp đó. Bạn hãy làm theo các bước dưới đây:

1. Đợi hai tuần

Sau khi nộp đơn cho một công việc khiến bạn hứng thú, bạn có thể cảm thấy muốn theo dõi ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy cho nhà tuyển dụng một cơ hội để mời bạn phỏng vấn. Nếu bạn có vẻ thất vọng với một công việc mới, công ty có thể không đưa ra mức lương hậu hĩnh cho bạn.

Bạn hãy chờ ít nhất hai tuần để theo dõi sau khi gửi CV giúp nhóm tuyển dụng có cơ hội xử lý và lập danh sách ngắn tất cả các đơn ứng tuyển. Nhiều khả năng họ sẽ trả lời thư theo dõi của bạn về ngày phỏng vấn và một số thông tin bổ sung về quy trình phỏng vấn của công ty.

2. Liên hệ với nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng là người đưa ra quyết định tuyển dụng. Bạn có thể cần phải tìm hiểu cách liên hệ trực tiếp với người này. Nếu bạn liên hệ với phòng nhân sự hoặc quản lý ở bộ phận khác, người có quyền thuê bạn có thể sẽ không bao giờ nhìn thấy thư theo dõi của bạn. Do đó, bạn cần kiểm tra danh bạ công ty một cách cẩn thận và hỏi bất kỳ ai đang làm việc tại công ty đó mà bạn biết về cách bạn có thể liên hệ với nhà tuyển dụng

Các công ty nhỏ hơn có thể không có bộ phận tuyển dụng, do đó bạn hãy tìm trưởng bộ phận hoặc người quản lý thực hiện các cuộc phỏng vấn.

3. Hãy ngắn gọn và rõ ràng

Bạn hãy giữ cho phần thông tin liên lạc ngắn gọn để không chiếm quá nhiều thời gian đọc của nhà tuyển dụng.  Đồng thời, bạn chỉ nên lặp lại những phần quan trọng nhất trong CV, thư và đơn xin việc và điều này có thể nhắc nhà tuyển dụng xem qua các chi tiết bạn đã gửi nếu cần. Cố gắng giữ cho email có ba đoạn hoặc ít hơn và các cuộc gọi điện thoại dưới ba phút.

4. Bắt đầu bằng cách xác nhận sự quan tâm của bạn

Xác nhận rằng bạn vẫn quan tâm đến vị trí này và sau đó liệt kê một số lý do chính thể hiện bạn là một ứng viên xuất sắc. Ví dụ: bạn có thể nhắc nhà tuyển dụng rằng bạn có kinh nghiệm ở vị trí tương tự và bạn mong muốn tìm hiểu thêm về ngành. Tập trung vào các kỹ năng, chứng chỉ và kinh nghiệm đáng chú ý nhất của bạn.

5. Bày tỏ lòng biết ơn của bạn

Cảm ơn người quản lý tuyển dụng đã dành thời gian và sự chú ý của họ, đồng thời lịch sự nhắc họ thực hiện bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng. Ví dụ: bạn có thể cung cấp thông tin liên hệ của mình và nói rằng bạn muốn nói thêm về vị trí đó.

Các mẹo theo dõi đơn xin việc

Để tạo ấn tượng tốt khi bạn theo dõi CV, hãy ghi nhớ những lời khuyên sau:

  • Chọn nhận email khi có thể

Bằng cách gửi email, bạn có thể tránh làm mất tập trung hoặc làm phiền người quản lý tuyển dụng bằng một cuộc điện thoại. Họ có thể lựa chọn thời gian trả lời thuận tiện với công việc của họ.

  • Thời điểm tốt thực hiện cuộc gọi

Nếu bạn lựa chọn gọi điện thoại, hãy liên hệ với nhà tuyển dụng vào buổi chiều, khi khối lượng công việc thường nhẹ hơn. Ngoài ra, bạn có thể gọi điện sau bữa trưa cũng là một phương thức tuyệt vời làm tăng cơ hội tạo ấn tượng tích cực về bạn vì khi đó nhà tuyển dụng đang ở trong tâm trạng dễ tiếp thu hơn.

  • Biết khi nào không nên theo dõi

Một số nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên hạn chế liên lạc với họ sau khi nộp đơn ứng tuyển. Do đó bạn phải đọc kỹ các thông báo trong thông tin tuyển dụng, nếu không bạn có thể bị mất cơ hội nhận được một cuộc phỏng vấn.

Cách soạn một email theo dõi

Bạn hãy thực hiện các bước đây để viết một email theo dõi đơn xin việc một cách hiệu quả và thuyết phục:

1. Củng cố giá trị của bạn

Bạn có thể sử dụng email theo dõi để tiếp tục bán mình như một triển vọng việc làm. Ví dụ: một người nào đó nộp đơn cho một công việc thiết kế đồ họa có thể bao gồm một liên kết đến danh mục sản phẩm trực tuyến của họ trong email của họ. Bằng cách đó, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy công việc tốt nhất của họ

2. Viết một dòng tiêu đề mạnh mẽ

Viết một dòng chủ đề tóm tắt các điểm chính và mục tiêu của bạn. Ví dụ: bạn có thể nói, “Tôi rất muốn biết thêm về công việc thiết kế đồ họa”. Bạn cũng có thể bao gồm các con số để nâng cao sự tò mò của người đọc về email của bạn hoặc thời điểm họ phải trả lời trước một thời hạn cụ thể.

3. Viết lời dẫn dắt thu hút sự chú ý

Nếu bạn đã từng gặp nhà tuyển dụng trước đây, hãy cho họ biết về thông tin đó. Các nhà tuyển dụng phải giải quyết hàng trăm đơn xin việc mỗi tháng, vì vậy họ có thể không nhớ ngay trên hoặc đơn xin việc của bạn. Dưới đây là một số ví dụ về những cách tốt để bắt đầu một email theo dõi đơn xin việc:

  • Chúng ta đã nói chuyện vào ngày 21 tháng 5 tại Copper Diner trên Đại lộ số 12.
  • Tôi đã được truyền cảm hứng sau khi nghe bài phát biểu của ông tại Hội nghị Doanh nhân Toronto năm 2019.
  • Jared Reynolds – người bạn chung của tôi và ông, đã bảo tôi liên hệ cho ông
  • Tôi luôn theo dõi đơn ứng tuyển vị trí thiết kế đồ họa mà tôi đã gửi cách đây hai tuần.

4. Nêu lời kêu gọi hành động

Với lời kêu gọi hành động (CTA), bạn có thể tiếp tục trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng. Trước khi bạn kết thúc email, hãy yêu cầu họ gọi cho bạn hoặc lên lịch một cuộc gặp mặt. Dưới đây là một số ví dụ về các CTA hay:

  • Tôi thực sự rất vinh dự khi được gặp ông tại sự kiện ở Toronto vào tháng tới.
  • Như đã hứa, đây là danh mục sản phẩm của tôi. Tôi rất vui khi có thể giúp ích cho ông cũng như các thành viên khác trong nhóm trong bất kỳ dự án nào.
  • Nếu ông có bất kỳ thắc mắc nào, mong ông gọi hoặc gửi email cho tôi. Tôi rất muốn tiếp tục thảo luận về vị trí công việc này.
  • Mẫu và ví dụ về việc theo dõi đơn xin việc

Dưới đây là một mẫu và ví dụ để hướng dẫn bạn viết theo dõi đơn xin việc:

Mẫu email

Re: [ Chức danh ]

Kính gửi [ Họ ]

[ Lời mở đầu ]

Tôi đã nộp đơn xin việc cho ông vào (ngày bạn nộp đơn xin việc). Đến nay, tôi vẫn chưa được nhận bất kỳ phản hồi nào nên tôi đã gửi email này để hỏi liệu tôi có thể thảo luận với ông thêm về vị trí công việc này hay không. Tôi là người [ điền nghề nghiệp của bạn ] với [ điền số năm ] kinh nghiệm [ đề cập đến vị trí và bộ kỹ năng của bạn ] . Ở công ty trước đây của tôi, tôi [ đề cập đến một cột mốc quan trọng mà bạn đã đạt được khi làm việc ở công việc cuối cùng của mình, như giảm chi phí tuyển dụng. Đề cập đến các con số và thống kê có thể có ]. Tôi xin cảm ơn ông đã dành thời gian đọc email này và tôi thực sự rất  mong sớm nhận được phản hồi từ ông.

[ Lời chào ]

[ Tên đầy đủ của bạn ]

[ Thông tin liên hệ của bạn ]

Ví dụ về email theo dõi

Re: NỘP HỒ SƠ CHO VỊ TRÍ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

Kính gửi bà Smith,

Tôi hy vọng email này tìm thấy bạn tốt. Tôi đã nộp đơn ứng tuyển vị trí trưởng phòng nhân sự tại quý công ty trên Indeed và đến nay tôi vẫn chưa được nhận bất kỳ phản hồi nào. Do đó, tôi đã gửi email này để hỏi liệu tôi có thể thảo luận với ông thêm về vị trí công việc này hay không. Tôi có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý biên chế, tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Ở doanh nghiệp hiện tại, tôi đã tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên lên 20% bằng việc thực hiện các thay đổi chính sách. Hơn hết, những thay đổi này không làm tăng chi phí.

Tôi rất muốn trao đổi chi tiết hơn với bà về trình độ của bản thân trong một cuộc phỏng vấn. Tôi mong sớm nhận được phản hồi từ bà và quý công ty.

Trân trọng,

Yvette Beauchamp

(643) 780-1245

123 Đường số 12

Vancouver, BC

Theo dõi đơn ứng tuyển bằng cuộc gọi

Xin chào, bà Smith. Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là  Yvette Beauchamp. Tôi đã nộp đơn ứng tuyển cho vị trí Nhân sự được đăng trên trang web của Công ty Bright vào ngày 1 tháng 7. Tôi gọi điện để xác nhận liệu bà đã bạn đã nhận được ứng tuyển của tôi hay chưa và tôi muốn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tôi với vị trí này. Tôi thực sự rất muốn làm việc cho công ty Bright và học hỏi kinh nghiệm từ bà cũng như các nhân viên khác tại quý công ty.

Tôi cho rằng với tám năm kinh nghiệm của mình, tôi thực sự là một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí này. Vui lòng hãy liên hệ với tôi nếu như bà cần bất kỳ thông tin nào khác để xử lý đơn ứng tuyển này. Tôi rất muốn trao đổi chi tiết hơn với bà về trình độ của bản thân trong một cuộc phỏng vấn. Một lần nữa, cảm ơn bà đã cân nhắc về đơn ứng tuyển của tôi và chúc bà có một ngày tuyệt vời!

———————-

“Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Bài viết gốc: https://ca.indeed.com/career-advice/finding-a-job/how-to-follow-up-on-a-job-application

Người dịch: Phan Thị Hảo

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phan Thị Hảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82302

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER