Deadline: ASAP

Làm Sao Để Tự Mình Thành Công Trên Con Đường Sự Nghiệp Mới

Đào tạo nhân viên thường là một trong những cách hiệu quả nhất mà một doanh nghiệp có thể sử dụng để gặt hái được thành công. Đào tạo chất lượng cao có thể nâng cao hiệu suất công việc, cải thiện độ tin cậy và tính nhất quán trong đội cũng như giúp giảm thiểu tối đa sự luân chuyển nhân viên. Việc đào tạo có thể nói là vô cùng quan trọng, vậy nên bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn nếu không được đào tạo bài bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nhắc đến một số những khó khăn thường gặp khi bạn không được trải qua quá trình tập huấn ở công việc mới và các cách mà bạn có thể tự mình vượt qua những thách thức đó để rồi đạt được mục tiêu nghề nghiệp của riêng mình.

Những thách thức thường gặp khi trải qua đào tạo ở chỗ làm mới

Cho dù bạn đang bắt đầu một công việc mới tại một tổ chức chuyên nghiệp hay một công ty khởi nghiệp, những điều chúng tôi sắp nêu đều sẽ trở giúp bạn trải qua quá trình đào tạo tốt nhất. Đôi khi, các công ty cũng có thể sẽ cung cấp ít thông tin tập huấn hơn so với nhu cầu thực tế của nhân viên mới. Dưới đây là những khó khăn mà bạn có thể sẽ gặp phải khi ở trong các tình huống đó:

Giao tiếp

Tập huấn thường là công cụ hoàn hảo để những người lãnh đạo xây dựng cũng như khuyến khích một môi trường làm việc với giao tiếp cởi mở và rõ ràng. Điều này có thể đặc biệt đúng khi khối ngành hoặc công ty đó yêu cầu kỹ năng truyền đạt thông tin hoặc khả năng lãnh đạo cụ thể. Phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn, bạn có thể cần phải tìm kiếm thông tin này một cách độc lập. Cân nhắc việc đặt ra những câu hỏi cụ thể về các phương thức giao tiếp thích hợp với các đồng nghiệp của mình. Bạn cũng có thể tận dụng các chiến lược lắng nghe hữu ích, trong hầu hết các môi trường đây có thể là một kỹ năng giao tiếp vô cùng hữu ích.

Đào tạo nhập môn cho lãnh đạo mới.

Đào tạo cho các nhân viên được bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn với tinh thần trách nhiệm hơn sẽ giúp họ nhanh chóng làm việc hiệu quả nhất có thể. Đôi khi, bạn có thể sẽ cảm thấy quy trình đào tạo sau khi được nhận chức ngắn hơn so với mong muốn của bạn. Để vượt qua khó khăn này, bạn nên tạo dựng mối quan hệ tốt với các lãnh đạo hoặc những người cố vấn đáng tin cậy khác trong công ty. Hãy đưa ra các câu hỏi cụ thể về vai trò cũng như những kỹ năng cần có để thành công trong công việc của mình. Bạn thậm chí có thể phát triển một kế hoạch để truyền cảm hứng hoặc một chương trình đào tạo mới cho tổ chức của bạn.

Lớn mạnh và phát triển

Việc đào tạo nghề thành công thường xuyên giúp trau dồi các kỹ năng cá nhân của bạn và xác định rõ khả năng phát triển và tiến xa hơn mà bạn có thể đạt được ở vị trí này. Hiểu rõ tiềm năm của chính mình sẽ giúp bạn có thêm động lực và truyền cảm hứng cho các nhân viên mới cũng như hiện tại. Hãy thử bắt đầu một cuộc trò thích hợp về chuyện này với người quản lý của bạn. Làm như vậy cũng sẽ giúp tạo ra một văn hóa công sở tập trung vào sự thăng tiến và giao tiếp phát triển.

Làm thế nào để thành công một cách độc lập trong một công việc mới

Với tư cách là một nhân viên mới, bạn thường được coi là một trong những tài sản lớn nhất của công ty bạn. Kỹ năng của bạn có lẽ sẽ trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của tổ chức. Nếu công việc mới này yêu cầu bạn phải tự mình trau dồi kiến thức, bạn có thể sử dụng một số bước sau đây:

1. Thiết lập mục tiêu cá nhân

Xây dựng các mục tiêu riêng có thể giúp bạn đạt được thành công trong vai trò mới này. Hãy thử sử dụng hệ thống SMART, có nghĩa là Specific – Cụ thể, Measurable – Đo lường, Attainable – Khả năng thành công, Relevant – Phù hợp và cuối cùng Time-base – Thời gian. Dưới đây là một vài ví dụ bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu trong vai trò mới của mình:

  • Tối đa hóa năng suất.
  • Tận hưởng sự hài lòng tại nơi làm việc.
  • Thực hiện nhất quán.
  • Xây dựng các mối quan hệ tốt ở nơi làm việc.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt.
  • Nắm vững một lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

2. Tìm kiếm sự cố vấn

Tiếp theo, hãy xem xét xem liệu có ai trong tổ chức của bạn có thể hỗ trợ cố vấn khi bạn tiếp nhận công việc mới. Thử gặp mặt các lãnh đạo hoặc quản lý của công ty để hiểu rõ xem ai là người có thể sẵn sàng hướng dẫn cho bạn. Hãy tập trung chú ý đến chuyên môn cụ thể cũng như phong cách giao tiếp của họ, vì những chi tiết này cũng có thể trực tiếp tác động tới hiệu quả của họ khi là người hướng dẫn công việc mới cho bạn.

3. Tạo kết nối với đồng nghiệp

Trong khi tìm kiếm một cố vấn mới, bạn cũng nên cố gắng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp của mình. Các thành viên gạo cội đã ở trong công ty lâu hơn bạn có thể có vốn kiến thức rộng mở sẽ hỗ trợ được bạn trên con đường thành công trong sự nghiệp của mình. Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp tích cực không chỉ giúp bạn được hỏi học mà còn có thể giúp bạn hứng thú hơn ở môi trường làm việc, qua đó giúp bạn trau dồi kiến thức và nhanh chóng gặt hái được thành công.

4. Đặt các câu hỏi mang giá trị 

Trước và trong quá trình kết nối với đồng nghiệp của mình, bạn nên đưa ra các câu hỏi giúp bạn thể hiện tốt hơn trong vai trò mới này. Hãy thử lồng ghép các câu hỏi mà bạn muốn đặt ra với nhận thức về trách nghiệm trong công việc của bạn. Cố gắng tận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn để hợp nhất giữa câu trả lời mà bạn nhận được với lượng kiến thức và khả năng của bạn trong những kỹ năng mà bạn đã có. Nếu như nhận được câu trả lời chưa rõ ràng, hãy chuẩn bị một câu hỏi kèm theo để hiểu rõ vấn đề.

5. Trưng cầu ý kiến phản hồi

Hay cân nhắc việc nhận phản hồi từ người cố vấn và người giám sát của bạn, vì điều này có thể giúp ích trong việc định hình quá trình học tập và phát triển sự nghiệp của bạn. Trước khi cuộc họp trưng cầu ý kiến phản hồi bắt đầu, hãy thử thực hiện việc tự đánh giá bản thân, bao gồm việc tự mình đưa ra các ví dụ cụ thể về những lời khen, chê có khả năng sẽ được nhắc đến, đó có thể sẽ là lời khen thưởng hoặc sửa lỗi cho bạn. Nếu tổ chức của bạn có một phương thức phản hồi cụ thể, hãy tận dụng thông tin bạn nhận được thông qua quy trình đó để định hình các câu hỏi bạn muốn biết và các nguồn lực bạn muốn tìm. Cân nhắc cả việc đề nghị tổ chức các phiên phản hồi không chính thức để bổ sung cho bất kỳ quy trình đánh giá chính thức nào mà tổ chức của bạn có thể sử dụng.

6. Tự đánh giá và tiếp tục học hỏi

Khi bạn đã học hỏi và bắt đầu phát triển vai trò của mình, hãy thử tạm dừng và định hình lại các kỹ năng và khả năng mới mà bạn học được. Quay trở lại với các mục tiêu mà bạn đặt ra lúc mới gia nhập công ty, thử so sánh xem sự tiến bộ của bạn lúc này so với các mục tiêu đó giờ ra sao. Hãy nhớ rằng không có là lạ khi các mục tiêu của bạn thay đổi qua thời gian, bạn có thể sẽ tìm thấy những mục tiêu mới để hướng tới khi bạn đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình.

Khi bạn suy nghĩ về sự tiến bộ của mình với các mục tiêu đã đặt, hãy cố gắng xác định những cách mà bạn có thể tiếp tục học hỏi và cố gắng lấp đầy các khoảng trống nào. Bạn có thể tham gia các tổ chức chuyên nghiệp, tham dự các buổi hội thảo của công ty hay hoàn thành các khóa học online để hiểu rõ hơn về vai trò của mình.

————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

  • Bài viết gốc: Indeed.com
  • Tên người dịch: Nguyễn Thanh Hiền
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thanh Hiền – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82228

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER