Những Điều Cơ Bản Trong Sơ Yếu Lý Lịch Mà Chưa Chắc Nhiều Người Đã Biết
- Thông tin liên lạc
- Bản giới thiệu chung
- Học vấn
- Kinh nghiệm làm việc
- Các kỹ năng
- Chứng chỉ
- Thành tích
Bản giới thiệu chung
Sau thông tin liên hệ của bạn, bạn nên thêm một bản tóm tắt ngắn gọn về bản thân với tư cách là một ứng viên. Mặc dù có một số bố cục cho phần này, chẳng hạn như một đoạn giới thiệu khách quan, tiêu đề, hồ sơ chuyên môn hoặc báo cáo tóm tắt, tất cả chúng đều có chung những đặc điểm quan trọng. Giới thiệu tổng quan nên ngắn gọn, tối đa hai câu và nêu bật các kỹ năng hoặc mức kinh nghiệm hấp dẫn nhất của bạn để tạo ấn tượng ban đầu mạnh mẽ và khuyến khích đọc chi tiết hơn.
Học vấn
Trình độ học vấn đại học và sau đại học của bạn nên được ghi chú trong sơ yếu lý lịch của bạn cùng với chuyên ngành, phụ (nếu có liên quan) và số năm tham dự của bạn. Nếu bạn có thành tích đáng chú ý như tốt nghiệp loại xuất sắc, hãy trích dẫn điều đó. Mặc dù bạn không cần phải liệt kê tất cả các câu lạc bộ và hoạt động mà bạn đã tham gia, nhưng nếu bạn có kinh nghiệm liên quan từ một tổ chức trường học, thì việc liệt kê đó có thể hữu ích.
Kinh nghiệm làm việc
Trong hầu hết các hồ sơ xin việc, chuyên môn hoặc kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ là phần quan trọng nhất trừ khi bạn là người mới trong lĩnh vực này và thiếu kinh nghiệm liên quan. Liệt kê từng công việc theo thứ tự thời gian đảo ngược, có nghĩa là bắt đầu với công việc gần đây nhất. Dưới mỗi công việc, hãy liệt kê theo gạch đầu dòng các trách nhiệm bạn đảm đương và nhiệm vụ chính của công việc đó tại công ty. Bạn không cần phải viết thành câu đầy đủ. Hãy tập trung vào các kỹ năng hoặc nhiệm vụ liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển, đặc biệt là những kỹ năng hoặc nhiệm vụ được đề cập trên tin tuyển dụng nhất có thể. Cố gắng ước lượng thành tích của bạn một cách rõ ràng bằng cách sử dụng các con số và tỷ lệ phần trăm bất cứ khi nào có thể.
Kỹ năng
Phần kỹ năng là phần quan trọng nhất tiếp theo trong sơ yếu lý lịch của bạn và thậm chí thu được sự chú ý nổi bật về nét đặc trưng trên một số sơ yếu lý lịch. Bố cục của phần này sẽ phụ thuộc vào kiểu sơ yếu lý lịch mà bạn đang tạo, trên sơ yếu lý lịch chức năng thì sẽ mô tả kỹ lưỡng chi tiết hơn, nhưng trong cả hai trường hợp, việc lựa chọn kỹ năng của bạn là cực kỳ quan trọng. Đối với nhiệm vụ công việc, hãy cố gắng hết sức để chọn ra các kỹ năng áp dụng cho công việc bạn đang tìm kiếm và luôn kèm theo bất kỳ kỹ năng giống với tin tuyển dụng nơi bạn đang ứng tuyển.
Chứng chỉ
Sau khi hoàn tất chương trình học tập, nhiều người lao động chọn theo đuổi các chứng chỉ cho ngành của họ. Các chứng chỉ có thể yêu cầu bất cứ điều gì, từ việc tham gia một lớp học đến việc vượt qua một kỳ thi, hoặc thậm chí đăng ký giống như lúc bạn muốn xin việc. Một số chứng chỉ không có yêu cầu nào khác ngoài việc thi và đạt đủ điều kiện, nhưng hầu hết các chứng chỉ nâng cao sẽ thu được sau khi bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mình đã chọn. Bạn nên bao gồm một phần liệt kê ngắn gọn tất cả các chứng chỉ áp dụng trong ngành của bạn, vì chúng thể hiện mức độ năng lực cạnh tranh cũng như mong muốn thăng tiến sự nghiệp của bạn mặc dù đó là phần bổ sung cho yêu cầu công việc.
Thành tích
Đôi khi bạn có thể có những thành tích quan trọng không phù hợp với bất kỳ yêu cầu trong sơ yếu lý lịch của bạn. Bạn nên chắc chắn rằng bất kỳ thứ gì bạn thêm vào phần thành tích đều nổi bật, có thể áp dụng và đáng để đưa vào mục này. Nhưng nếu bạn cho rằng mình có một hoặc nhiều thành tích đáp ứng được các yêu cầu này, hãy tạo một phần nhỏ trên sơ yếu lý lịch và trích dẫn chúng ngắn gọn. Ví dụ: thành tích có thể bao gồm phần thưởng hoặc phần thưởng không phù hợp với một trong các phân loại trên.
? Sơ yếu lý lịch so với CV
Một lĩnh vực mà đôi khi có sự nhầm lẫn là phân biệt giữa sơ yếu lý lịch và bản lý lịch (CV). Mặc dù có những điểm tương đồng giữa cả hai, nhưng chúng là những công cụ riêng biệt giúp cho người tìm kiếm việc làm. Sơ yếu lý lịch ngắn gọn và nằm gọn trên một trang nếu có thể, với độ dài tối đa là hai trang. CV ít bị hạn chế hơn theo cách này, vì nó nhằm mục đích kể lại đầy đủ hơn về sự nghiệp của một cá nhân, vì vậy có thể chấp nhận hơn hai trang nếu cần.
CV thường được sử dụng cho các vị trí học vấn hoặc giáo dục cao hơn, vì chúng trình bày chi tiết các thành tích học tập, chẳng hạn như các bài báo đã xuất bản, cụ thể hơn là sơ yếu lý lịch.
Thông tin trong mỗi thứ cũng thường được hiển thị khác nhau. Trong khi CV đơn giản hơn, trình độ học vấn và quá trình nghề nghiệp được trình bày theo thứ tự thời gian, thì sơ yếu lý lịch có tính linh hoạt hơn. Mặc dù nhiều sơ yếu lý lịch được trình bày theo thứ tự thời gian, nhưng các bố cục khác như sơ yếu lý lịch chức năng sẽ thay đổi hình thức bố cục và thậm chí sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian có thể bỏ qua một số thông tin hoặc công việc được coi là không liên quan đến vị trí đang được tìm kiếm.
? Các loại sơ yếu lý lịch
Mặc dù sơ yếu lý lịch đã từng có một định dạng chuẩn, nhưng ngày nay bạn có tùy ý lựa chọn khi thiết kế một sơ yếu lý lịch. Hai kiểu sơ yếu lý lịch chính là theo trình tự thời gian – cách tiếp cận truyền thống hơn, hoặc sơ yếu lý lịch chức năng, phù hợp với bố cục truyền thống để là, nổi bật tầm quan trọng của các kỹ năng của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết để quyết định lựa chọn loại sơ yếu lý lịch phù hợp cho mình:
Sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian
Sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian tập trung phần lớn vào kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn, những công việc gần đây nhất được liệt kê đầu tiên. Mỗi công việc trong sơ yếu lý lịch của bạn nên có nhiều gạch đầu dòng bên dưới nó để nói về trách nhiệm công việc và những thành tích bạn đạt được khi làm việc tại công ty, nhấn mạnh vào những điểm liên quan nhất đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Mặc dù sơ yếu lý lịch của bạn sẽ bao gồm các phần khác, nhưng kỹ năng của bạn chỉ nên trong một danh sách ngắn gọn về các kỹ năng mà không cần chi tiết. Bạn có thể chọn để một vài kỹ năng chính để nêu đầu trong danh sách kỹ năng của mình, trong đó có một câu trau chuốt dẫn dắt trước khi liệt kê những kỹ năng khác trong sơ yếu lý lịch của bạn.
Sơ yếu lý lịch chức năng
Sơ yếu lý lịch chức năng là lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân mới ra trường, không có công việc thực tập phù hợp hoặc những người đang chuyển đổi hướng nghề nghiệp và không có nhiều công việc phù hợp cho con đường mới của họ. Với sơ yếu lý lịch chức năng, phần kỹ năng được nâng tầm quan trọng ngang bằng với quá trình làm việc và thậm chí có thể được đặt phía trên phần này trong sơ yếu lý lịch nếu muốn. Mỗi kỹ năng quan trọng được liệt kê dưới dạng tiêu đề, như thể đó là một công việc trong phần kinh nghiệm của bạn, với các gạch đầu dòng bên dưới để chứng minh làm thế nào bạn có được kỹ năng đó và cách áp dụng chúng như thế nào trong quá khứ.
Không có loại sơ yếu lý lịch chính xác nào để viết tốt nhất. Hãy đánh giá kỹ năng và trình độ của bạn cho vị trí bạn ứng tuyển. Và chọn phong cách thiết kế cho phép bạn thể hiện tốt nhất bản thân và giành được vị trí đó.
? Sơ yếu lý lịch mẫu
Hãy xem qua mẫu sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian này để giúp bạn viết một bản cho riêng mình:
Preston Roberts 123 Spruce, Tr.
Sparta, NJ 07871
MỤC TIÊU: Chuyên gia khoa học máy tính có kinh nghiệm đang tìm cách áp dụng các kỹ năng của tôi với tư cách là người quản lý dự án cho Công ty Kỹ thuật Johnson
GIÁO DỤC
Cử nhân Khoa học Máy tính
Đại học New Jersey, 2010-2014
KINH NGHIỆM
Quản lý nhóm
Intellisoft Incorporated, Morristown, NJ, tháng 4 năm 2017-nay
• Giám sát nhóm các nhà phát triển và đảm bảo rằng tất cả mã do các thành viên trong nhóm phân phối là chính xác và sẵn sàng để triển khai
• Gặp gỡ với trưởng dự án và các trưởng nhóm khác để thảo luận về tiến độ và lập kế hoạch phân bổ công việc trong tương lai
• Tạo mã gốc và sửa đổi mã hiện có để hỗ trợ phát triển và triển khai các giải pháp phần mềm mới
• Đào tạo các thành viên mới trong nhóm về chính sách và thực hành của công ty để tăng tốc độ tích hợp và nâng cao năng suất toàn thể
Kỹ thuật viên phát triển phần mềm
Precise Digital Solutions, Hoboken, NJ, tháng 5 năm 2014 – tháng 4 năm 2017
• Đã viết và gỡ lỗi mã riêng lẻ để cung cấp các phần tử và mô-đun sẵn sàng triển khai
• Làm việc cộng tác với một nhóm các nhà phát triển để đảm bảo rằng tất cả các thành phần phần mềm có thể được tích hợp liền mạch vào sản phẩm cuối cùng
• Phân tích mã hiện có để xác định lỗi hoặc nơi cần cải thiện chức năng
• Tham gia các cuộc họp phát triển và đề xuất các tính năng để triển khai nhằm nâng cao chất lượng phần mềm đang được phát triển
KỸ NĂNG
• Python • CSS / HTML / Javascript • C / C ++ / C # • Lãnh đạo • Tổ chức
• Quản lý thời gian
CHỨNG NHẬN
• Chuyên gia đưa ra giải pháp được chứng nhận của Microsoft
• Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin đã được chứng nhận
—————————————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
– Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/resume-basics-types-of-resumes-examples-and-tips.html
– Người dịch: Nguyễn Hồng Thảo
– Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là ”Người dịch: Nguyễn Hồng Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=80740
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com