Đây Là Cách Chính Xác Để Trả Lời Câu Hỏi “Điểm Yếu Lớn Nhất Của Bạn” Trong Phỏng Vấn Xin Việc

Những nhà quản lý tuyển dụng thường yêu cầu các ứng viên xác định điểm yếu lớn nhất của họ trong buổi phỏng vấn từ thời gian rất sớm, nhưng đối với nhiều người phỏng vấn, họ vẫn chưa rõ câu trả lời hay nhất cho câu hỏi này là gì.

Trái với quan niệm phổ biến, các ứng viên không nên cố gắng che giấu điểm mạnh cũng như điểm yếu. Hãy tin chúng tôi, người phỏng vấn của bạn thông minh hơn để bị ấn tượng rằng bạn “quan tâm quá nhiều”. Thay vào đó, thật đáng kinh ngạc, những gì người phỏng vấn muốn nghe lại là sự thật. Phần quan trọng của câu trả lời cho câu hỏi điểm về điểm yếu của bạn là khả năng mà bạn truyền tải câu chuyện mà bạn muốn người phỏng vấn nghe.

Ladders đã phỏng vấn chuyên gia Cheryl Johnson, Giám đốc Nhân sự tại Paylocity, để tìm hiểu cách các ứng viên có thể tạo ra câu chuyện của họ và các ví dụ về câu trả lời về điểm yếu hay nhất trong buổi phỏng vấn.

Tại sao những người quản lý tuyển dụng hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” trong buổi phỏng vấn?

Johnson thực sự khuyến khích người phỏng vấn không hỏi các ứng viên họ nhận thấy điểm yếu lớn nhất của mình là gì. Nhiều người phỏng vấn không được đào tạo thích hợp và sử dụng câu hỏi này bởi vì họ đã được hỏi về nó tại một số thời điểm trong sự nghiệp của mình.

Johnson khuyến khích những người phỏng vấn xem xét lý do thực sự câu hỏi này được hỏi và diễn đạt lại nó theo cách dẫn đến một buổi trò chuyện tích cực và hiệu quả.

Những người phỏng vấn hỏi câu hỏi này thường muốn tìm thấy hai điều ở một thí sinh:

  1. Bạn có đủ sự tự nhận thức bản thân để nhận ra những lĩnh vực mà bạn cần làm việc?
  2. Bạn hiện đang cố gắng cải thiện lĩnh vực nào?

Thay vì hỏi một thí sinh để xác định điểm yếu lớn nhất của họ, Johnson khuyến khích hỏi các thí sinh để xác định một kỹ năng hoặc đặc điểm mà họ đang nỗ lực ở công việc hiện tại. Với câu hỏi này, Johnson cố gắng xác định những điều được đưa ra trong các buổi đánh giá hiệu suất hoặc buổi phản hồi với lãnh đạo của bạn.

Johnson cho rằng: “ Theo một nghĩa nào đó, việc định vị một thứ gì đó mà mỗi người có thường mang tính tích cực hơn, vì ai cũng có điều có thứ mà mình đang nỗ lực.

Những người quản lý tuyển dụng đang cố gắng hiểu những điều bạn cần cải thiện, vì vậy trả lời câu hỏi này một cách thành thật giúp họ hiểu những điều mà bạn đang cần được huấn luyện.

Bạn có thể sử dụng một trong ba mẫu câu phỏng vấn về điểm yếu để bắt đầu tạo ra câu trả lời riêng của mình cho câu hỏi khó này.

Câu trả lời tệ nhất cho câu hỏi điểm yếu lớn nhất.

1. “Tôi không có điểm yếu nào.”

Johnson nói: “Tôi hy vọng mọi người đủ thông minh để nhận ra rằng đây không phải là một câu trả lời hay, nhưng tôi đã từng phỏng vấn một số người cách đây 20 năm và tôi liên tục bất ngờ bởi một số họ đã trả lời như vậy trong buổi phỏng vấn”. Câu trả lời này cho thấy họ thiếu hoàn toàn về sự tự nhận thức bản thân và tính sáng tạo. Johnson khuyến khích tránh xa câu trả lời này.

2. “Tôi đã cố gắng rất nhiều. Tôi quan tâm rất nhiều. Tôi làm việc rất chăm chỉ.”

Johnson không đánh giá cao những ứng viên cố gắng đưa những điểm mạnh của mình để nói như một điểm yếu bởi nó không cho thấy sự tự phản ánh chính xác. Thay vào đó, nó cho thấy ứng viên đang cố gắng đánh lừa người phỏng vấn bằng cách chỉ nói những gì họ muốn nghe.

Làm sao để trả lời câu hỏi về điểm yếu lớn nhất

Johnson nói: “Cách tôi trả lời câu hỏi này là nói về những điều bạn thấy rõ là bạn có thể huấn luyện tôi hoặc phát triển tôi.”

Vì câu hỏi này được đặt để kiểm tra mức độ tự nhận thức bản thân của một ứng viên, câu trả lời tốt nhất là một câu trả lời trung thực và chi tiết về “lĩnh vực cơ hội” của bạn.

Johnson cho biết: “Dù điểm yếu là gì đi chăng nữa thì điều đó hầu như không quan trọng vì khả năng mô tả những việc bạn đang làm một cách rõ ràng sẽ cho tôi biết rằng bạn có sự tự nhận thức bản thân trong buổi phỏng vấn. Những câu trả lời làm tôi ấn tượng nhất chính là những người thực sự nhận thức được cơ hội của họ và họ có thể mô tả chúng một cách rõ ràng.”

Một người phỏng vấn nên có tính thực tế và nhận ra rằng mỗi một người có những thứ mà họ đang nỗ lực thực hiện, vì vậy hãy trung thực bước đến bàn phỏng vấn và nói rằng, đây là những điều mà tôi biết tôi cần cải thiện, chỉ có thật thực tế và chân thực là cách tốt nhất để đánh bại câu hỏi này.

Một khi bạn xác định được điểm yếu của mình, điều bắt buộc là lời giải thích của bạn không dừng lại ở đó. Thậm chí là người phỏng vấn chỉ hỏi về điểm yếu của bạn, nhưng điều cực kỳ quan trọng là bạn phải giải thích thêm về cách bạn làm việc với điểm yếu này như thế nào trong vị trí hiện tại và những nỗ lực của bạn đã thực sự được đền đáp như thế nào.

Johnson nói rằng: “Bạn không thể tin tưởng rằng người phỏng vấn biết cách đặt câu hỏi tiếp theo, vì vậy, với tư cách là một ứng viên bạn nên kể một câu chuyện để họ hiểu hơn về bạn, ngay cả khi họ không đặt câu hỏi.”

Nếu bạn không đưa ra những cách mà bạn đang nỗ lực để cải thiện thì đây là nơi mà câu hỏi có thể khiến bạn bị tổn thương trong cuộc phỏng vấn, vì bạn đang để người phỏng vấn quan sát và xem xét tiềm năng của mình.

Ngoài ra, câu hỏi này có thể trở nên rắc rối nếu “đặc điểm” mà bạn mô tả là “điểm yếu” lại là đặc điểm hoặc kỹ năng quan trọng nhất đối với người ứng tuyển vị trí đó. Trong trường hợp đó, Johnson khuyến khích bạn xem xét lại liệu vị trí đó có phù hợp với bạn không, chứ không phải là ngược lại. Trong thị trường lao động căng thẳng như hiện nay, rất có thể có một công việc phù hợp với thế mạnh của bạn.

Mẫu câu trả lời về điểm yếu của bạn trong phỏng vấn xin việc

Ví dụ 1: “Thế mạnh của tôi, nói theo cách cực đoan, có thể trở thành trở ngại cho mọi người. Một trong những thế mạnh của tôi là sự tập trung, nghĩa là tôi quá chú tâm vào công việc dù có việc gì xảy ra. Đây là một điểm mạnh tuyệt vời trừ khi nó đó không phải là điều tôi phải làm. Điều này có thể trở thành vấn đề nếu tôi không làm việc mà bạn muốn tôi làm bởi vì sự tập trung khiên tôi hoàn thành công việc ngay cả khi tôi không nên.

Tôi đã đối phó với điều này bằng cách chia nhỏ danh sách các công việc được giao thành hàng ngày và hàng tuần. Tôi sẽ kiểm tra với người quản lý của mình để chắc chắn rằng tôi đang làm đúng dự án và đi đúng hướng.”

Ví dụ 2: “ Tổ chức và quản lý thời gian là vấn đề đối với tôi. Tôi thường phải có những thách thức để đảm bảo rằng mình quản lý thời gian hợp lý. Do đó, đây là ba bước tôi đưa ra để giữ cho bản thân có tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả. Từ khi thực hiện những chiến thuật này, tôi đã không bỏ lỡ một cuộc phỏng vấn nào và tôi đã viết được thêm năm bài báo mỗi tuần.”

Cần làm gì nếu bạn không biết điểm yếu của mình là gì

Nếu bạn cảm thấy khó khăn để xác định điểm yếu của mình, Johnson khuyến khích bạn hỏi các đồng nghiệp của mình.

“Hãy hỏi những người thân với bạn nhất… bởi vì họ biết. Hãy yêu cầu họ đưa ra những ví dụ và suy nghĩ về những ví dụ đó, bắt đầu suy nghĩ về những điều ,mà bạn có thể làm để phát hiện điểm yếu của mình và nghĩ cách để sửa chữa điểm yếu đó” – Johnson nói.

—————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích

Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/weaknesses-job-interview-examples

Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=79834

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER