Cách Làm Bạn Với Những Cơ Chế Sống Tiêu Cực

“ Những đứa trẻ bị tổn thương có một cảm xúc mãnh liệt, một cảm giác bất công thiêu đốt trong tâm hồn bọn trẻ. Chúng phải làm gì với cảm xúc ấy? Bởi vì chúng sẽ chẳng bao giờ làm hại ai khác, nên chúng dồn nén cảm xúc vào bên trong. Bọn trẻ trở thành mục tiêu cho chính những cơn thịnh nộ của bản thân mình”.  ~ Woody Haiken

Những cơ chế sinh tồn là những phương thức tồn tại mà chúng ta lựa chọn trong suốt quá trình tiến hóa và phát triển để giúp chúng ta đối mặt với những vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống thực tại.

Tức giận với chính mình vì những gì mình làm chỉ thúc đẩy thêm việc chúng ta tự ghét bỏ bản thân. Chúng ta không xấu cũng không sai; thực tế rằng là, chúng ta đều khá thông minh. Chúng ta đã tìm ra cách để tự xoa dịu nỗi đau, tổn thương, và có lẽ còn nhận được cả tình yêu và sự quan tâm. Đó thật sự là thông minh đúng không nào?

Tôi nên dừng lại việc ăn quá nhiều, uống rượu, hút thuốc, tự làm mình kiệt sức bằng các bài thể dục cưỡng chế, trở nên bận rộn, trì hoãn, làm hài lòng người khác, vân vân. Chỉ việc dừng lại-quá dễ, phải không? Nhưng không, nó chỉ dễ khi chúng ta có một “ cuộc đấu tranh nội tâm”.

Vậy ý của tôi ở đây là gì? Một phần trong chúng ta tin rằng chúng ta cần phải làm những điều trên để bản thân được cảm thấy an toàn hoặc để được người khác yêu thương và chấp nhận. Đó là lý do vì sao chúng được gọi là “những cơ chế sinh tồn”. Một số ít người không hiểu theo logic và lý lẽ; mà mọi người hiểu nó theo cảm xúc và cảm giác.

Cơ chế sinh tồn có nhu cầu được yêu thương và cảm giác được che chở, an toàn, và nó dùng những thứ này để đáp ứng nhu cầu của mình.  Buông bỏ một điều gì đó giống như việc chúng ta nhảy ra khỏi một chiếc máy bay mà không có dù lượn sau lưng vậy. Khá đáng sợ đúng không?

Đó chính là những gì diễn ra trong tâm trí con người: nỗi sợ từ bỏ bào mòn chúng ta, và dường như xuất hiện thường trực như kiểu cảm giác lo âu; và sau đó chúng ta lại lôi cơ chế sinh tồn ra để xoa dịu cảm giác ấy. Nó giống như việc chúng ta đang chạy trên bánh xe của chuột hamster nhưng lại chẳng đi đến đâu.

Khi tôi còn bé, tôi dùng đồ ăn để đối mặt với thế giới tôi đang sống. Tôi luôn luôn bị nói rằng mình tồi tệ và sai trái, và thức ăn giúp tôi xoa dịu cảm giác bất an ấy. Điều đó thật sự đã trở thành nỗi ám ảnh và là mối bận tâm duy nhất của tôi.

Toàn bộ cuộc sống của tôi chỉ chú tâm đến việc làm thế nào để có được đồ ăn mà làm mình thoải mái. Tôi đã bị các cô gái nổi tiếng trong trường trêu chọc vì ngoại hình mũm mĩm, và tôi đã nghe điều này ở nhà khi bố gọi tôi là “béo bé bỏng, béo bé bỏng ơi”.

Tôi không biết mình đang làm gì thời điểm đó; ăn tất cả những món ăn tôi biết là tất cả những điều tôi muốn làm. Và sau đó, khi tôi 13 tuổi, bác sĩ đã bảo tôi phải ăn kiêng thôi, và khi tôi 15, tôi đã đi bệnh viện lần đầu tiên trong đời vì chứng rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống, cơ chế đối phó của tôi, trở thành mối bận tâm duy nhất của tôi trong 23 năm sau đó của cuộc đời, và tôi cũng mang trong mình thêm các chứng bệnh phụ như lo âu, tự hại và trầm cảm.

Tôi chỉ đang tồn tại thôi chứ không phải đang sống. Cả ngày lẫn đêm tôi chỉ cố gồng mình để đối phó với cuộc đời bằng việc ăn uống và tập luyện thể thao. Đó là cuộc sống thực sự à?

Tôi đã nghĩ tôi đang bảo vệ bản thân, nhưng sự thật thì, tôi đang sống trong một nhà tù; mà tôi chính là cai ngục và cũng là tù nhân trong thế giới tôi tự tạo ra. Nhưng tôi không thể dừng lại; nó giống như một thứ gì đó vô hình đang giam cầm tôi.

Tôi đã khóc và khóc rất nhiều để cảm giác ấy qua đi, nhưng nó vẫn kiểm soát cuộc đời tôi mỗi ngày. Tôi đã muốn một ai đó cứu lấy tôi khỏi thứ này, nhưng tôi càng cố gắng thoát ra, thì nó lại càng níu chân tôi lại.

Thậm chí sau 23 năm trị liệu và khám chữa bệnh ở bệnh viện và các trung tâm, cơ chế sinh tồn này vẫn là vị cứu tinh của tôi.

Vậy cuối cùng tình trạng bệnh của tôi đã biến mất như thế nào? Tôi đã tự chữa lành bản thân mình. Tôi quyết tâm sống thật hạnh phúc, yêu thương và an yên từ trong tâm hồn mình.

Đây là một quá trình, không phải ngày một ngày hai là đạt được, nhưng tôi đã bắt đầu chữa lành những vấn đề chưa được giải quyết mà đã làm cho tôi cảm thấy không an toàn trước đây, tôi tìm hiểu mục đích của những cơ chế sinh tồn, đồng thời yêu thương và chấp nhận bản thân mình vô điều kiện. Bằng việc làm được những điều này, chứng rối loạn ăn uống, lo âu, tự hại và trầm cảm đã không còn là nỗi bận tâm của tôi nữa và tôi đã thoát khỏi các chứng bệnh đó.

Bạn thấy đó, thứ đã giữ tôi lại thật sự là bạn của tôi; là người bảo vệ của tôi, và đã làm việc đến khi nó không cần làm nữa. Vì vậy thay vì cố gắng loại bỏ nó, tôi đã hòa làm một với nó. Và bây giờ tôi không cần phải chọn một cơ chế sinh tồn nào khác; thay vào đó chúng tôi trở thành những người bạn thân thiết.

Những cơ chế chống đối tiêu cực không giải thoát cho tôi; mà chúng chỉ là một cách để làm tê liệt tạm thời những tổn thương, đau đớn của chúng ta, nhưng chúng cũng kìm hãm chúng ta sống một cuộc đời thực thụ.

Bằng cách hiểu những gì chúng ta đang đối mặt thay vì chạy trốn hay trở nên bất động, chúng ta có thể thấy những gì chúng ta thật sự cần, đáp ứng những điều đấy, và sống một cuộc đời an yên từ trong tâm trí. Phương pháp này được gọi là một phương pháp trị liệu tâm lý tái nuôi dưỡng đứa trẻ chịu nhiều tổn thương trong quá khứ để bù đắp và chữa lành những tổn thương ấy khi đã trưởng thành. Bởi vì đó là những gì mà việc nuôi dạy đầy tình thương sẽ làm: thể hiện lòng tốt, thấu hiểu, cảm thông và quan tâm thay vì phán xét, chỉ trích và ruồng bỏ.

Cố gắng xóa bỏ các chứng bệnh như ăn quá nhiều, tự hại hoặc hút thuốc là đang chống lại cơ chế sinh học của chính mình. Bằng cách hòa hợp với nó, lắng nghe nó bằng lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu, chúng ta có thể giúp bản thân mình đáp ứng nhu cầu của nó, và thường thì các triệu chứng này sẽ tự nhiên biến mất.

Đây là cách tôi có thể  tự cứu mình khỏi những chứng bệnh đã đeo bám tôi bấy lâu, và đây cũng là cách cho bạn bắt đầu từ hôm nay, nếu điều này phù hợp với bạn.

  1. Tiến đến việc chấp nhận bản thân mình là ai và những gì bạn đang trải qua. Thay những lời phán xét thành những lời cảm thông, hiểu được rằng bạn đang làm mọi thứ tốt nhất có thể với kiến thức bạn có hôm nay, và đồng thời bạn cũng đang tiếp tục học tập và phát triển.
  2. Hít một hơi thật sâu, nhắm mặt lại và tưởng tượng bạn đang trò chuyện với cơ chế sống không lành mạnh của mình.
  3. Hãy hỏi nó, “ Tại sao bạn lại ở đây? Mục đích bạn đến đây là gì?”
  4. Hỏi xem nó đang cần gì bởi vì những chứng bệnh đó đã đeo bám bạn quá lâu.

Ví dụ, phần nào đó trong bạn đang ăn uống quá mức có thể đó là hành động cho bạn biết nó cần một nơi an toàn để xử lý và bộc bạch tâm sự, ở nơi mà bạn được chú ý, được lắng nghe, được yêu thương và được chấp nhận vô điều kiện. Nó cũng có thể để cho bạn biết đã đến lúc bạn học cách thiết lập những ranh giới lành mạnh cho mình.

Hoặc phần nào đó trong bạn đang trải qua áp lực có thể để cho bạn biết rằng nó đang rất mệt mỏi khi phải cố gắng đáp ứng những kỳ vọng của mọi người về bạn nên như thế này hay nên như thế khác, và cũng đã đến lúc bạn ưu tiên bản thân mình và tìm cách đáp lại những nhu cầu cá nhân, như vậy bạn không còn cảm thấy bất lực nữa.

Đối với bất kỳ “ chứng bệnh” nào, việc hiểu được lợi ích phụ là rất hữu ích. Tự hỏi bản thân mình rằng: “ Làm cách nào để để bản thân được yêu thương, được chú ý đến, và có ai đó quan tâm chăm sóc mình để tôi không phải tự mình gánh vác trách nhiệm hay thất bại với tư cách là một con người?”

  1. Hãy tìm những cách đáp ứng được nhu cầu bản thân. Tự nhủ rằng: “ Tôi cho phép mình được yêu thương và làm những điều tốt đẹp cho cơ thể và sức khỏe của bản thân. Tôi được yêu. Tôi đang bình an.
  2. Thực hành nhận thức, với những thứ đang dần dần trở thành nhận thức trong những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta. Thứ này cho phép chúng ta thấy được những gì đang thực sự diễn ra trong tâm trí mà có thể đang tìm kiếm lòng trắc ẩn, tình yêu, sự chữa lành và một sự thấu hiểu mới.

Khi chúng ta tự hỏi bản thân rằng: “ Tại sao tôi đang suy nghĩ, cảm giác, và hành động theo cách này?” chúng ta có thể nhận thức được những niềm tin cốt lõi như “ Tôi không xứng đáng với tình yêu” hay  “ Tôi không xứng”. Vì đó là những niềm tin ăn sâu bám rễ mà chúng ta đang cảm nhận, suy nghĩ, hành động và thừa nhận các cách mà chúng xảy ra trong cuộc sống. Một điều tất nhiên là chúng ta sẽ đối xử với bản thân mình một cách tệ hại nếu chúng ta tin rằng bản chất chúng ta xấu.

Khi chúng ta hiểu tác nhân thực sự là ai, thì khi đó chúng ta có thể bắt đầu chữa lành những vết thương thời thơ ấu mà đã khắc tạc lên niềm tin và sau đó là thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân mình. Bằng cách làm những việc như thế, tự khắc chúng ta bắt đầu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi.

___

Đây là một quá trình và với mỗi người mỗi khác. Chìa khóa thành công ở đây là sự cảm thông và yêu thương với bất cứ điều gì bạn đang trải qua và nhớ rằng không có việc gì xảy ra là sai với bạn cả. Thậm chí nếu bạn đang trải qua “ những chứng bệnh” mà dường như không thể chấp nhận được đối với xã hội, thì sự thật là bạn vẫn xinh đẹp, đắt giá, đáng yêu và được yêu, xứng đáng chữa lành và xứng đáng với chuyến hành trình sống tuyệt vời và hoàn mỹ này.

—————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích.

  • Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
  • Người dịch: Phan Lê Thảo Nguyên
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Phan Lê Thảo Nguyên – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77874

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER