8 Điều Nên Và Không Nên Khi Viết Sơ Yếu Lý Lịch

Sơ yếu lý lịch thường giúp cho nhà tuyển dụng tiềm năng có ấn tượng đầu tiên về trình độ của bạn. Có một số nguyên tắc cần tuân theo khi viết sơ yếu lý lịch để làm cho hồ sơ trở nên rõ ràng, có tổ chức và hoàn thiện hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về những điều nên làm và những điều không nên làm trong sơ yếu lý lịch của bạn để đảm bảo bạn sẽ được tăng cơ hội phỏng vấn.

? Các mẹo viết sơ yếu lý lịch

Mỗi sơ yếu lý lịch nên bao gồm thông tin liên hệ, bản mô tả kinh nghiệm chuyên môn của bạn, phác thảo sơ lược trình độ học vấn và hãy nhớ làm nổi bật các kỹ năng của bạn. Dưới đây là một số điều nên làm và không nên mà bạn nên cân nhắc khi viết sơ yếu lý lịch:

1. Kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển 

Nên làm: Liệt kê kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích cụ thể của bạn có liên quan hoặc tương đồng đến công việc bạn đang ứng tuyển. Bao gồm các vị trí trước đây có vị trí tương tự hoặc liên quan, hoặc những vị trí cho phép bạn ứng dụng các kỹ năng liên quan. Nếu bạn đã tham gia các khóa học hoặc có được bất kỳ chứng chỉ nào, hãy nêu những chứng chỉ đó, cũng như bất kỳ kỹ năng nào có thể dùng cho công việc tiếp theo.

Không nên: Đề cập đến những kinh nghiệm không liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: bạn có thể có kinh nghiệm sử dụng một số phần mềm lập trình tạo lịch biểu. Nhưng chỉ nên liệt kê nó trên sơ yếu lý lịch khi bạn ứng tuyển cho một vị trí cũng sử dụng phần mềm đó. Bạn có thể xem xét sửa đổi quá trình làm việc để phù hợp hơn, chẳng hạn như “Có kinh nghiệm quản lý nhiều nhiệm bằng phần mềm lập trình sắp xếp lịch”.

2. Học vấn

Nên làm: Nên nêu các trình độ học vấn liên quan đến công việc. Nếu vị trí ở cấp độ entry-level (công việc nằm ở ngưỡng khởi điểm không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kiến thức), hãy sử dụng bằng cao đẳng hoặc bằng cử nhân Đại học của bạn. Đối với một số vị trí ở cấp độ này, nếu bạn có kinh nghiệm làm việc hạn chế, bạn cũng có thể bao gồm bằng tốt nghiệp trung học hoặc GED (chứng chỉ tương đương với bằng trung học tại Mỹ) của mình. Bạn cũng có thể xem xét liệt kê bất kỳ khóa học liên quan nào mà bạn đã tham gia, chẳng hạn như các khóa học dành riêng cho chuyên ngành như tiếp thị hoặc tài chính, các khóa học giáo dục phổ thông như tiếng Anh và kỹ năng viết hoặc các khóa học kỹ thuật trong lập trình máy tính.

Không nên: Bao gồm điểm trung bình của bạn. Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu thông tin này, nhưng có thể chỉ muốn biết trình độ học vấn cao nhất của bạn là gì, bạn đã học ở đâu và cũng như khi nào bạn hoàn thành mỗi cấp học.

3. Thông tin cá nhân

Nên làm: Bao gồm thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, địa chỉ email và một số vị trí, địa chỉ nhà riêng. Xem lại danh sách công việc để xác định bất kỳ thông tin cá nhân bổ sung nào cần đưa vào.

Không nên: Bao gồm thông tin không liên quan đến tìm kiếm việc làm hoặc không được nhà tuyển dụng yêu cầu cụ thể. Một số vị trí, thường ở các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ, có thể yêu cầu ảnh chụp chân dung. Thường nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn đưa ra thông tin chi tiết về gia đình, chẳng hạn như tình trạng hôn nhân và số lượng trẻ em trong sơ yếu lý lịch, mặc dù họ có thể hỏi về thông tin đó trong vòng tuyển dụng đầu tiên và phần giới thiệu bản thân.

4. Danh sách công việc và tiêu chuẩn của vị trí ứng tuyển 

Nên làm: Nộp đơn cho những công việc mà bạn có đầy đủ hoặc vừa đạt tiêu chuẩn. Bạn có thể tìm kiếm các vị trí sẽ yêu cầu đào tạo bổ sung nếu bạn muốn học các kỹ năng mới. Cân nhắc việc dùng bản mô tả công việc giống như một danh sách kiểm tra. So sánh bản mô tả với trình độ của bạn và xem bạn phù hợp với yêu cầu của công việc đến mức nào.

Không nên: Nộp đơn cho những công việc mà bạn không đáp ứng hầu hết các yêu cầu. Một số nhà tuyển dụng có thể đào tạo ứng viên để họ phù hợp hơn và thường đề cập đến điều đó trong danh sách của họ. Khi xem xét danh sách việc làm, hãy xác nhận rằng bạn có trình độ học vấn, đào tạo và kỹ năng tối thiểu được liệt kê.

5. Cách sử dụng từ

Nên làm: Sử dụng các câu nói đơn giản và súc tích với các thuật ngữ dễ hiểu khi mô tả kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Bạn có thể thử các câu như “Đã hợp tác với một nhóm thiết kế để tạo ra các quảng cáo nhằm đạt được mục tiêu đã vạch ra” hoặc “Dẫn dắt một nhóm các nhân viên quản lý tài chính để hướng dẫn khách hàng về các chiến lược đầu tư”. Những câu nói ngắn gọn nhưng đi thẳng vấn đề như thế này sẽ giúp xác định vai trò của bạn trong công việc trước đây.

Không nên: Sử dụng các câu nói hoặc thành ngữ sáo rỗng, chẳng hạn như các cụm từ như “thành viên trong đội”, “nhân viên chăm chỉ” hoặc “điều hướng chi tiết” trừ khi chúng là từ khóa trong mô tả công việc. Cũng nên cân nhắc tránh sử dụng quá nhiều ngôn ngữ hoặc biệt ngữ dành riêng trong ngành. Đôi khi, người đọc sơ yếu lý lịch của bạn có thể không quen với một số thuật ngữ nhất định nếu họ làm việc trong bộ phận nhân sự hoặc chỉ đang đọc sơ qua trước khi chuyển ứng viên cho người quản lý tuyển dụng.

6. Hệ thống theo dõi ứng viên

Nên làm: Tối ưu hóa nội dung và bố cục sơ yếu lý lịch của bạn để vượt qua thành công hệ thống theo dõi ứng viên (ATS). Một số công ty nhận số lượng lớn đơn đăng ký nên họ sử dụng ATS để lọc ra những ứng viên không đủ tiêu chuẩn. Hệ thống này quét từng sơ yếu lý lịch và tìm kiếm các cụm từ và từ khóa có liên quan, thường là những cụm từ và từ khóa được sử dụng trong mô tả công việc. Các hồ sơ xin việc sau đó sẽ tự động được chấm điểm và các hồ sơ vượt qua được gửi đến người quản lý tuyển dụng để xem xét.

Khi viết sơ yếu lý lịch, hãy đảm bảo sử dụng các cụm từ và từ khóa tương tự được sử dụng trong danh sách công việc để đảm bảo trình độ chuyên môn đạt đúng tiêu chuẩn của vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể sử dụng bố cục đơn giản và dễ đọc để đảm bảo ATS đánh giá về nội dung sơ yếu lý lịch của bạn.

Không nên: Sử dụng một mẫu sơ yếu phức tạp hoặc bỏ qua các từ khóa trong mô tả công việc. Cả hai bước đều quan trọng trong việc đảm bảo sơ yếu lý lịch của bạn có cơ hội thành công cao nhất.

7. Độ dài

Nên làm: Viết một sơ yếu lý lịch ngắn gọn, dài từ một đến hai trang. Các bản sơ yếu lý lịch hiệu quả nhất là ngắn gọn và nội dung đi vào trọng tâm. Các nhà quản lý và tuyển dụng có thể xem xét hàng trăm hồ sơ xin việc cho mỗi vị trí đang tuyển dụng, do đó một bản sơ yếu lý lịch ngắn đảm bảo họ có thể đọc nó nhanh chóng.

Không nên: Lướt qua hai trang trừ khi được chỉ định. Một số vị trí hoặc ngành có thể yêu cầu một bản sơ yếu lý lịch dài hơn, chuyên sâu hơn, nhưng hầu hết đều thích một hoặc hai trang. Bạn có thể đã có hàng tá công việc trước đây, nhưng không phải tất cả đều hữu dụng cho công việc bạn đang ứng tuyển.

8. Hiệu đính

Làm: Hãy xem lại sơ yếu lý lịch của bạn trước khi nộp. Xem thật kĩ sơ yếu lý lịch của bạn và sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả. Hãy viết sơ yếu lý lịch của bạn và quay lại vào ngày hôm sau để xem xét lại. Ngoài ra, hãy nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp đọc nó và góp ý phần nào cần cải thiện.

Không nên: Vội vàng gửi một bản sơ yếu lý lịch khi chưa được xem xét kỹ càng. Một số ATS sẽ tìm lỗi ngữ pháp và chính tả, vì vậy hãy nhớ hoàn thành bước này để đảm bảo điểm ATS đạt cao nhất.

—————————————————————————————————

Xin chân thành cám ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

–     Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/resume-dos-and-donts

–     Người dịch: Nguyễn Hồng Thảo

–     Khi chia sẻ cần trích dẫn nguồn là ”Người dịch: Nguyễn Hồng Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=77595

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER