Khi tôi học cấp hai, tôi đã để một người bạn cắt tóc cho mình. Tôi nhớ mãi khi khoản khắc mình nhắm mắt trong khi cô ấy đưa kéo lên tóc mái của tôi và cắt hơn 2cm tóc khỏi đỉnh đầu. Mẹ tôi há hốc mồm khi tôi bước vào nhà. Lúc đó, tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho người bạn ấy. Mất khoảng sáu tháng tóc tôi mới mọc lại. Nhìn lại, tôi nghĩ mọi chuyện còn khó hơn cho mẹ tôi. Mỗi lần mẹ nhìn tôi, bà ấy lại nhớ về cái đầu. Có lẽ chính sự ngây thơ và non nớt đã giúp tôi quên đi sự cố nho nhỏ này trong vòng một hai ngày.
3 lý do bạn nên từ chối buông bỏ
Không phải lúc nào cũng như vậy. Đã có rất nhiều lần trong cuộc đời tôi khi những lời nói, lời nhận xét và hành động đã để lại dấu ấn trong trái tim tôi khiến tôi khó có thể buông bỏ và bước tiếp. Tôi nhớ mình từng cố giữ mối hận thù của bản thân đến mức liệt kê mọi thứ ra giấy để làm bằng chứng biện hộ cho hành động của mình. Tôi rất vui mừng khi báo với mọi người rằng mọi thứ đã thay đổi. Tôi bây giờ không những đã từ bỏ mối hận của bản thân mà còn có thể giúp người khác nhận ra và đi đến gốc rễ của những thứ đang ngăn họ gác lại quá khứ và và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn.
? Sự trừng phạt bản thân
Mặc dù tôi khá dễ dàng nối lại tình bạn của mình, tôi phải thú nhận rằng mình phải mất nhiều thời gian hơn một chút để quên đi sự thất vọng của mẹ. Một trong những cách tôi xử lý điều này là cảm thấy tồi tệ ở bản thân, vuốt ngược tóc về phía trước để che giấu lỗi lầm của mình, và thầm ước mình đã ra lựa chọn khác. Nhìn lại quá khứ, tôi tự hỏi mình làm sao có thể ngu ngốc đến mức đặt niềm tin vào tài dao kéo của một cô bé mười hai tuổi?
Trong những năm qua, tôi đã hỗ trợ vô số khách hàng đang mắc các triệu chứng lo âu và trầm cảm chỉ để nhận ra rằng họ cũng đang tự trừng phạt bản thân vì họ đã làm điều gì đó hoặc làm cho ai đó thất vọng. Khi chúng ta đi sâu vào nhận thức này, không có gì lạ khi nhận thấy người mà chúng ta giận nhất nhất là chính bản thân mình.
? Sự kháng cự
Tôi phải thừa nhận rằng tôi khá nổi tiếng vì thói bướng bỉnh của mình về một số điều. Tôi thấy đây là một trong những đặc điểm có thể ngăn chúng ta buông bỏ. Ví dụ, chúng ta có thể thấy mình đang ở một sự kiện hoặc bữa tiệc với người mà chúng ta đã từng có mối quan hệ với họ. Tim ta có thể khuyên chúng ta gác lại quá khứ trong khi cái đầu của lại bảo không đời nào. Sự chống cự xảy ra khi chúng ta gạt khoảnh khắc trước mắt mình qua một bên, hay nói đơn giản là thay vì cảm nhận những gì đang xảy ra ở xung quanh, chúng ta lại phản ứng với chúng. Chúng ta có càng ít kết nối với thời điểm hiện tại thì chúng ta càng kháng cự. Thay vì nhanh chóng lẩn đi chỗ khác, tôi khuyên các bạn nên sử dụng sự kiện này như một cơ hội để giải quyết những nỗi đau và sự phẫn uất thầm kính. Một cách chúng ta có thể làm là cho phép mình hít thở. Ra ngoài hòa mình với thiên nhiên là một cách để hỗ trợ quá trình này. Trước, trong và sau bữa tiệc, chúng ta có thể hít thở sâu và dài bằng mũi (từ bụng dưới). Khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ tự động nới lỏng sự chống cự và sự đau đớn.
? Lòng trung thành
Tôi biết nó có thể khó tin nhưng lý do thứ ba khiến chúng ta có xu hướng níu kéo bản thân là lòng trung thành. Điều này có thể có nhiều biến thể khác nhau. Đôi khi chúng ta cố chấp giữ vững lập trường của mình mặc cho sự chỉ trích bởi vì chúng ta đang trung thành với những người khác, những người mà có thể chưa sẵn sàng tiến tới tương lai. Chúng ta lo sợ lựa chọn buông bỏ và tha thứ sẽ làm chúng ta yếu đi hoặc thậm chí mất đi những người thân thiết với mình.
Một biến thể khác của lòng trung thành là chúng ta đã vô thức chấp nhận rằng mình sẽ trung thành với nỗi sợ hãi hơn là với tình yêu ở một thời điểm nào đó. Tôi biết điều này có vẻ kỳ lạ nhưng tôi đã thấy điều này xảy ra trong nhiều trường hợp. Khi ta trung thành với nỗi sợ hãi, chúng ta củng cố cái tôi và xa rời tâm hồn mình. Cái tôi là thứ nói rằng hãy quên điều đó đi, hoặc “mặc kệ bọn nó.” trong khi tâm hồn chúng ta nói rằng, hãy đầu hàng.
Cuối cùng, không ai có sống mà không trải nghiệm nỗi đau. Tất cả chúng ta đều đã từng làm hoặc nói những điều mà chúng ta hối hận. Câu hỏi được đặt ra là, nếu chúng ta có thể quay trở lại, liệu chúng ta có thực sự làm mọi thứ khác đi không? Hay chính những khoảnh khắc như thế này mới dạy cho chúng ta ý nghĩa thực sự của tình yêu? Chính sứ mệnh của chúng ta đối với tình yêu là thứ cho phép chúng ta thực sự buông bỏ và bước tiếp. Sự sợ hãi, buồn bã và cảm giác tội lỗi giữ chân chúng ta lại trong khi tình yêu lúc nào cũng sẽ giải phóng chúng ta.
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Trương Minh Huy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Minh Huy -Nguồn iVolunteer Vietnam”
Post Views:
588
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72277
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất