Tôi Đã Tìm Thấy Can Đảm Để Quyết Định Thôi Việc Như Thế Nào?
Hãy cân nhắc đến hai điều này trước khi nghỉ việc:
1. Đừng bỏ trốn chỉ vì cảm thấy không thoải mái. Chính sự khó chịu đó chứa đựng những bài học cho bạn. Tìm hiểu trước, và sau đó bỏ việc. Nếu bạn không học được bài học cuộc sống nào, bạn sẽ tìm thấy bài học tương tự đang chờ đợi ở công việc tiếp theo. Và tiếp theo. Các bài học cuộc sống liên tục mở ra cho đến khi bạn sẵn sàng học chúng. Sau khi học được, chúng sẽ không còn tồn tại. Tìm hiểu chúng và sau đó các lựa chọn cho công việc mới sẽ mở ra. 2. Sau khi cân nhắc xong, nếu bạn đã làm tất cả những điều có thể và tình hình công việc của bạn vẫn không thay đổi; nếu nó vẫn là một môi trường độc hại – một môi trường không được tôn trọng – thì đã đến lúc để bỏ việc. Nơi làm việc độc hại làm kiệt quệ sức sống, rút cạn sức sống trong bạn.Để có được dũng khí đổi công việc, hãy cân nhắc những câu hỏi sau:
1. Tôi có vui khi làm công việc này không?
Tôi cảm thấy mình “nên” vui nhưng sự nhiệt huyết ban đầu đã cạn kiệt. Công việc vẫn thế; mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp. Tôi đã an toàn và được bảo đảm. Tôi được tôn trọng. Nhưng hứng thú đã không còn và tôi cảm thấy bế tắc.2. Tôi vẫn có thể có được các kỹ năng và phát triển với công việc này chứ?
Ban đầu, tôi liên tục gặp những thử thách, rèn luyện kỹ năng để xử lý chúng, mở rộng khả năng và phát triển mạnh mẽ. Hiện giờ tôi lặp lại những kỹ năng tương tự, không học được gì mới, và trở nên trì trệ. Tôi cảm thấy mất hứng.3. Tôi đã học được những bài học cuộc sống mà công việc này có thể dạy cho tôi chưa?
Ngay từ đầu, rõ ràng là đúng đắn. Tôi gặp đồng nghiệp và khách hàng, những người đã nhấn mọi nút trên thang đo cảm xúc của tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng mỗi tình huống thử thách là cách vũ trụ soi gương để cho tôi thấy điểm yếu của mình. Tôi tự làm việc trên nhiều cấp độ để cải thiện, mỗi lần như vậy lại có được những hiểu biết sâu sắc và trở nên mạnh mẽ hơn. Bây giờ tôi không tìm thấy bất cứ thứ gì mà tôi phải chạy trốn; chỉ là tôi cảm thấy – đã kết thúc.4. Tôi có thể đóng góp thêm gì đó ở đây không?
Tôi có thể, nhưng tôi không quan tâm. Tôi không còn cảm thấy kết nối với đồng nghiệp và khách hàng như ngày trước. Tôi cảm thấy như thể mình đã hoàn thành các thỏa thuận chung và những người mới bây giờ là trách nhiệm của người khác. Những người mới cần người lãnh đạo say mê. Tôi không cảm thấy mình có trách nhiệm phải trợ giúp vì nó đã trở thành nghĩa vụ thay vì sự tận tâm háo hức mà tôi có ngày xưa.
5. Nếu tôi tiếp tục ở đây, cuộc sống của tôi sẽ như thế nào trong một năm tới?
Ui! Cái này đau đấy. Tôi không thể tưởng tượng nổi mình lại ở đó thêm một năm nữa. Tôi sẽ chán nản, bồn chồn và không tập trung. Tôi cảm thấy như thể mình không thở được. Niềm đam mê làm việc của tôi đã tàn lụi.
6. Tôi muốn làm gì?
Rõ ràng. Tôi muốn việc kinh doanh của mình là tùy chỉnh đào tạo hoàn toàn cho khách hàng. Chồng tôi cuối cùng sẽ tham gia cùng tôi và chúng tôi sẽ cùng nhau phát triển công ty của mình. Tôi có thể tự do nhận lời mời là diễn giả chính tại các hội nghị. Tôi có thể viết một bài báo về cải thiện bản thân. Chúng tôi sẽ kết nối với các giảng viên độc lập khác và kết hợp các nguồn lực. Khi tôi nghĩ đến điều này, niềm say mê, hứng thú và nhiệt huyết của cuộc sống – niềm vui – tràn ngập trong tôi như một dòng hạnh phúc. Nếu tôi phải kiếm một công việc bán thời gian tạm thời ở một nơi nào đó cho phép tôi tự do bắt đầu dù chỉ là một trong những viễn cảnh này, tôi sẽ lại cảm thấy tràn đầy sức sống.
Ở lại chỗ cũ thì như kí hợp đồng. Chuyển sang các triển vọng tương lai thì ngày càng mở rộng.
Tôi trình đơn thôi việc, bỏ công việc đó và bắt đầu hành động hướng tới tầm nhìn mới của mình. Điều này thật đáng sợ, không đoán trước được, và đòi hỏi đủ kỹ năng và kiến thức mà tôi đã tích lũy được trong những năm qua. Về mặt cá nhân, ngay trước khi tôi trình đơn thôi việc, chúng tôi đã phải trả một hóa đơn thuế tiêu tốn hết số tiền tiết kiệm mà chúng tôi tích lũy được để trang trải cho quá trình đổi việc của mình, chúng tôi phải trả học phí đại học cho con gái và giúp đỡ một thành viên gia đình đang gặp khó khăn. Đây là những lý do hợp lý để ở lại. Nhưng trái tim tôi nói rằng phải thay đổi, và việc này đã tạo nên một công ty thành công giúp hàng nghìn người.
Mười năm sau tôi đã làm vậy một lần nữa. Sau khi xây dựng thành công công ty hỗ trợ nhân sự đó, tôi và chồng đã đóng cửa hẳn, bán ngôi nhà đã xây và ở trong 20 năm và chuyển đến một tiểu bang mới để bắt đầu lại. Tại sao? Vì đã đến lúc phải nghỉ việc, một lần nữa. Chúng tôi đã hoàn thành một chu kỳ học hỏi và tự nhận thức khác. Đã đến lúc hít thở trong những khả năng mới mẻ, để tìm ra những gì tiếp theo và dọn đường cho những gì sẽ đến trong cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi không biết lần này sẽ là gì, chỉ biết rằng chúng tôi cần phải có một bước nhảy vọt. Cả hai chúng tôi đều làm những công việc tạm thời, nhưng trong vòng một năm, chúng tôi đã tìm thấy công việc ưng ý ở nơi chúng tôi đã học hỏi, được cống hiến và phát triển trong một thập kỷ.
Thời điểm đó, cảm thấy công việc đã xong, tôi bỏ việc một lần nữa. Cuộc đời tôi đã chứng minh rằng khi “giao việc” đã kết thúc, sẽ tốt cho tất cả nếu chúng ta bước tiếp. Tôi luôn chuẩn bị cho vị trí trống của mình để người thay thế của tôi có thể được hỗ trợ đầy đủ và tôi vẫn ở lại đủ lâu để đào tạo họ thật tốt. Mỗi công việc mà chúng ta bỏ đều mở ra cơ hội cho người khác. Họ chuyển đến vị trí còn trống của chúng ta, học hỏi và phát triển, đồng thời đưa ra những bộ kỹ năng mới.
Điều đó có dễ dàng không? Không. Có cần can đảm không? Bạn nên tin vào nó!
Trong khoảng thời gian nghỉ tạm thời giữa các công việc, thỉnh thoảng tôi làm những công việc tạm thời và mỗi công việc đều dạy cho tôi những kỹ năng mà tôi có thể áp dụng vào công việc “phù hợp” của mình khi nó xuất hiện. Có thời điểm, chúng tôi tổ chức bán nhà để xe và bán đồ đạc không cần thiết để thêm vào kho tài chính của mình. Trong một thời gian tạm thời, chúng tôi đã cung cấp các phòng ngủ trống cho các học sinh quốc tế từ một trường địa phương và phát triển tình bạn làm phong phú sâu sắc cuộc sống của chúng tôi.
Tôi biết rất nhiều người đã bỏ việc và đi tiếp. Một số người tìm được vị trí mới ngay lập tức. Những người khác làm một công việc tạm thời để cầm cự đến khi công việc phù hợp xuất hiện. Một số ít phải vật lộn để tìm một công việc mới, nhưng cuộc vật lộn đó lại chứa đựng những bài học về cuộc sống; họ nói với tôi rằng điều đó đã định hình họ trở thành một người tốt hơn và chuẩn bị cho họ công việc phù hợp khi nó đến.
Tôi cũng đã biết những người không bỏ việc và sau đó họ ước mình đã bỏ việc. Vị trí công việc của họ bị vắt kiệt, họ phát bệnh, bị cho thôi việc hoặc bị sa thải bất ngờ. Linh tính mách bảo họ hãy ra đi nhưng họ lại phớt lờ, để rồi cuối cùng cuộc sống vẫn xảy đến với họ. Đừng chờ đợi nó xảy đến với bạn. Nếu bạn cảm nhận được sự thúc giục dai dẳng bên trong, hãy bỏ việc.
Cân nhắc tất cả các lựa chọn của bạn, có lẽ đã đến lúc thực hiện một bước nhảy vọt. Đừng chờ đợi thời điểm hoàn hảo để nghỉ việc, nó sẽ không bao giờ đến. Hãy nắm lấy cuộc sống của bạn và biến nó thành hiện thực. Đó là cuộc sống của bạn. Hãy dẫn dắt nó!
———————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70950
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com