4 Điều Nên Làm Thay Vì Nói Dối Trong Sơ Yếu Lý Lịch Của Bạn

Việc điền vào sơ yếu lý lịch hoặc ứng tuyển vào một vị trí nhất định có thể là một thách thức nếu bạn bị hạn chế trong kinh nghiệm hoặc kỹ năng công việc. Tuy nhiên, nói dối không phải là cách tốt để lấp đầy khoảng trống hoặc bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm, vì nó có thể dẫn đến việc bị loại hoặc thậm chí bị cho thôi việc. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận một số lý do tại sao bạn không nên nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình, cách nhà tuyển dụng có thể làm để phát hiện ra và những điều bạn có thể làm để thay thế.

Nói dối trong sơ yếu lý lịch của bạn: có đáng không?

Nói dối trong sơ yếu lý lịch của bạn có vẻ là một ý tưởng hay nếu việc thêm chi tiết hoặc kinh nghiệm có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn hoặc nhận được vị trí bạn muốn. Tuy nhiên, lợi ích đó có thể nhanh chóng biến mất khi bạn được yêu cầu đi vào chi tiết về công việc và kinh nghiệm tình nguyện của bạn trong cuộc phỏng vấn hoặc bạn cần thực hiện các nhiệm vụ mà bạn không quen thuộc.

Nói dối trong sơ yếu lý lịch của bạn có thể dẫn đến những hậu quả sau:

Không nhận được vị trí

Quá trình nộp đơn thường rất cạnh tranh. Những sai sót hoặc sai lầm nhỏ nhất trong cuộc phỏng vấn có thể khiến bạn không nhận được vị trí này. Khi bạn nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình, bạn đang thêm một lý do khác khiến bạn có thể bị từ chối cho vị trí này.

Mất vị trí

Chủ lao động có thể không biết rằng bạn đã nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình cho đến khi bạn đã được đề nghị và chấp nhận vị trí. Khi bạn nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình, bạn có nguy cơ bị sa thải. Ngay cả sau khi bạn đã chứng minh được đạo đức làm việc và các kỹ năng làm việc đặc biệt của mình, bạn vẫn có thể bị mất việc do bạn đã nói dối trong quá trình tuyển dụng.

Hiệu suất công việc kém:

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với các yêu cầu của vị trí hoặc không thể đạt được các mục tiêu, thì công việc đó có thể không phù hợp với kỹ năng của bạn. Nói dối lý lịch của bạn về những điều này có thể dẫn đến hiệu quả công việc kém.

Sự không hài lòng trong công việc

Nếu bạn không đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của một vị trí, có thể bạn không phù hợp với vai trò đó. Ngay cả khi bạn nói dối và giành được vị trí, bạn vẫn có thể cảm thấy không hài lòng với vai trò của mình.

Làm thế nào mà chủ lao động của bạn có thể biết nếu bạn nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình

Có khả năng là nếu bạn nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình, cho đến sau cùng thì nhà chủ lao động của bạn cũng sẽ phát hiện ra. Họ có thể tìm hiểu trong cuộc phỏng vấn hoặc sau khi bạn đã chấp nhận một công việc với tổ chức. Khi đó, bạn có nguy cơ bị sa thải nếu không thể hoàn thành các yêu cầu của vai trò. Ngoài việc mất việc, nó còn có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn và khả năng tìm được việc làm ở những nơi khác.

Chủ lao động của bạn có thể biết liệu bạn có nói dối trong sơ yếu lý lịch hay không bằng những cách sau:

Xác minh việc làm

Nhiều chủ lao động sẽ xác minh việc làm của từng ứng viên. Những người quản lý việc tuyển dụng có thể biết rằng bạn đang nói dối về những chức danh hoặc chức vụ mà bạn chưa từng đảm nhận khi thực hiện những cuộc điện thoại này.

Kiểm tra lý lịch

Chạy kiểm tra lý lịch là một bước phổ biến trong quá trình tuyển dụng. Bất kỳ sự mâu thuẫn nào với sơ yếu lý lịch của bạn trong quá trình kiểm tra lý lịch của bạn có thể làm dấy lên những sự nghi ngờ trong toàn bộ quá trình tuyển dụng.

Tham khảo tài liệu

Luôn luôn là một ý kiến ​​hay khi yêu cầu sự cho phép trước khi sử dụng đồng nghiệp hoặc người giám sát trước đó làm tài liệu tham khảo. Người quản lý tuyển dụng có thể tìm hiểu về sự mâu thuẫn trong sơ yếu lý lịch của bạn bằng cách nói chuyện với những người mà bạn tham khảo của bạn.

Những mâu thuẫn trong quá trình phỏng vấn

Có thể rất khó để duy trì một lời nói dối, đặc biệt nếu bạn có nhiều lần nói dối trong một cuộc phỏng vấn. Các nhà quản lý tuyển dụng thường xem xét nhiều phần của quá trình tuyển dụng, bao gồm sơ yếu lý lịch, thư xin việc, cuộc phỏng vấn và tài liệu tham khảo khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Nói dối có thể khó chứng thực hơn nhiều so với sự thật.

Kiểm tra bằng cấp

Chủ lao động cũng có thể kiểm tra xem một người đã hoàn thành bằng cấp hay chưa. Họ có thể phát hiện ra tình trạng thiếu giáo dục bằng cách kiểm tra với trường đại học.

Bài kiểm tra về kỹ năng công việc

Nhiều công ty yêu cầu kiểm tra kỹ năng công việc như một phần của quá trình tuyển dụng. Điều này đòi hỏi bạn phải hoàn thành các nhiệm vụ công việc nhất định để đánh giá tốt hơn khả năng của bạn để đáp ứng các yêu cầu của vị trí. Có một khoảng cách lớn giữa khả năng và kỹ năng mà bạn liệt kê và điểm số của bài kiểm tra của bạn có thể cho thấy rằng bạn đã nói dối.

Bạn nói cho họ biết

Mặc dù ban đầu bạn không có khả năng nói với người quản lý tuyển dụng hoặc chủ lao động rằng bạn đã nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình, nhưng bạn có thể để nó lộ ra sau khi bạn đã gắn bó với công ty một thời gian.

Thông tin của bạn không có ý nghĩa

Các nhà quản lý tuyển dụng phụ trách đánh giá hồ sơ và tuyển dụng ứng viên tốt nhất cho công ty của họ. Nếu thông tin trên sơ yếu lý lịch hoặc thư xin việc của bạn không có ý nghĩa, họ có thể sẽ nhận ra bạn đang nói dối.

Tìm kiếm Internet

Công nghệ ngày nay giúp việc tìm kiếm thông tin về bất kỳ ai trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Người quản lý tuyển dụng, chủ lao động của bạn hoặc thậm chí đồng nghiệp có thể kiểm tra các sự thật được liệt kê trong sơ yếu lý lịch của bạn trong vòng vài giây.

Nên làm gì thay vì nói dối trong sơ yếu lý lịch của bạn

Bạn không cần phải nói dối trong sơ yếu lý lịch của mình để được phỏng vấn. Thay vì nói dối, bạn có thể cải thiện cơ hội được phỏng vấn bằng bốn mẹo sau:

1. Đọc lại sơ yếu lý lịch của bạn.

Lỗi chính tả hoặc ngữ pháp trong sơ yếu lý lịch của bạn có thể khiến bạn không nhận được phản hồi từ các nhà tuyển dụng tiềm năng. Luôn xem lại sơ yếu lý lịch của bạn và sau đó cho nó chạy thông qua một chương trình kiểm tra chính tả.

2. Bao gồm một thư xin việc.

Trong khi sơ yếu lý lịch liệt kê kinh nghiệm làm việc và bằng cấp của bạn, thì thư xin việc nói lên niềm đam mê và hứng thú của bạn đối với vị trí đó. Sử dụng thư xin việc để bày tỏ sự quan tâm của bạn đối với vị trí và giải thích bất kỳ khoảng trống nào trong công việc của bạn hoặc để thảo luận tại sao họ vẫn nên xem xét bạn, ngay cả khi bạn thiếu một số kinh nghiệm hoặc kỹ năng cần thiết.

3. Hãy trung thực.

Trung thực là một kỹ năng đáng mơ ước trong nhiều ngành. Thành thật về trình độ hoặc kỹ năng mà bạn còn thiếu có thể chứng tỏ sự chính trực của bạn. Thảo luận về các bước cụ thể mà bạn đang thực hiện để cải thiện kỹ năng đó hoặc điền vào bất kỳ khoảng trống nào trong sơ yếu lý lịch cũng có thể cho thấy sự chủ động, điều này có thể hấp dẫn nhà tuyển dụng hơn là chỉ liệt kê một kỹ năng.

4. Nghiên cứu các yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

Làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng của bạn mà đáp ứng các yêu cầu của vị trí và nhu cầu của công ty sẽ chứng minh lý do tại sao bạn là người phù hợp. Bạn có thể định dạng sơ yếu lý lịch của mình theo cách để thu hút sự chú ý đến những kinh nghiệm cụ thể giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho vị trí tuyển dụng.

………………………………………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

Theo: www.indeed.com

Người dịch: Phạm Ngọc Phương Khanh

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Ngọc Phương Khanh – Nguồn ivolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70929

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER