Sơ Yếu Lý Lịch Của Một Quản Lý: Các Kỹ Năng Cần Có

Khi ứng tuyển vào vị trí quản lý, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là nhà quản lí mạnh mẽ và một người giao tiếp hiệu quả. Một cách để làm điều này là làm nổi bật các kỹ năng quản lý của bạn trên sơ yếu lý lịch.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về những kỹ năng mềm và cứng nào bạn nên đưa vào sơ yếu lý lịch của mình khi nộp đơn xin việc làm quản lý.

Kỹ năng quản lý là gì?

Kỹ năng quản lý là phẩm chất mà một người cần có để trở thành một người lãnh đạo nhóm tuyệt vời. Một nhà quản lý giỏi có khả năng giám sát và thúc đẩy nhóm của họ một cách hiệu quả. Người đó đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đáp ứng các mục tiêu của công ty và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra, một nhà quản lý cần có các kỹ năng để hướng dẫn và hỗ trợ cho nhân viên.

 Kỹ năng quản lý cho sơ yếu lý lịch của bạn

Khi tạo sơ yếu lý lịch của bạn với các kỹ năng quản lý, bạn nên có cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Hãy cùng xem xét một số kỹ năng quản lý quan trọng.

            Các kĩ năng mềm

Kỹ năng mềm là về con người và kỹ năng xã hội của bạn. Thông thường, chúng có thể được áp dụng cho bất kỳ công việc nào. Đây là những khả năng giúp bạn làm việc tốt với những người khác, điều quan trọng đối với một nhà quản lý. Những kỹ năng này có thể đến một cách tự nhiên hoặc được phát triển theo thời gian.

Các kỹ năng mềm bạn có thể đưa vào sơ yếu lý lịch của mình:

  •       Khả năng lãnh đạo
  •       Xây dựng đội ngũ
  •       Lập kế hoạch
  •       Giải quyết vấn đề
  •       Mục tiêu định hướng
  •       Động viên
  •       Liên lạc
  •       Quản lý thời gian
  •       Giải quyết xung đột
  •       Đồng cảm

Khả năng lãnh đạo

Các nhà tuyển dụng muốn một người quản lý là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ. Một người tự tin giao nhiệm vụ và hướng dẫn một nhóm đạt được các mục tiêu của công ty. Bằng cách liệt kê điều này trong sơ yếu lý lịch của mình, bạn có thể sử dụng nó như một chủ đề để nói chuyện trong cuộc phỏng vấn và chia sẻ một số kinh nghiệm lãnh đạo của bạn.

Xây dựng đội ngũ

Cùng với việc lãnh đạo một nhóm, các nhà quản lý cũng nên có khả năng xây dựng các nhóm hợp tác và hiệu quả. Điều này có nghĩa là bạn có các kỹ năng để khiến mọi người làm việc cùng nhau và sử dụng các hoạt động xây dựng nhóm để tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các đồng nghiệp với nhau.

Lập kế hoạch

Các nhà quản lý luôn cần suy nghĩ về dự án hoặc sáng kiến ​​tiếp theo. Bằng cách lên kế hoạch trước và liên tục suy nghĩ những ý tưởng mới, bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có tham vọng và muốn cả nhóm của mình và công ty thành công.

Giải quyết vấn đề

Khi các vấn đề phát sinh, nhóm của bạn sẽ tìm đến bạn để tìm ra giải pháp. Người quản lý cần phải sáng tạo và nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề.

Mục tiêu định hướng

Các nhà quản lý dẫn dắt nhóm của họ để đáp ứng các mục tiêu nhóm và mục tiêu của công ty. Một nhà quản lý có năng lực sẽ thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu của công ty và vượt xa những gì được yêu cầu ở họ.

Động viên

Các nhà quản lý nên thúc đẩy nhóm của mình tăng tinh thần và năng suất của nhân viên. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp cho nhân viên những phản hồi tích cực và những khuyến khích họ.

Giao tiếp

Một nhóm thành công là một nhóm giao tiếp tốt. Người quản lý có trách nhiệm truyền đạt các hướng dẫn của một dự án mới, các mục tiêu của công ty và những thay đổi tại nơi làm việc cho nhóm của họ. người quản lí cũng là người mà nhân viên cảm thấy thoải mái khi thảo luận các vấn đề khác nhau.

Quản lý thời gian

Vì nhiều dự án và nhiệm vụ cần chú ý về thời gian, các nhà quản lý cần tạo ra thời hạn cụ thể thực tế cho nhân viên của họ. Họ cũng cần hiểu rõ về những thay đổi đột ngột và có thể điều chỉnh để tiếp tục đạt được mục tiêu đúng hạn.

Giải quyết xung đột

Khi nhân viên không hợp tác với nhau, người quản lý cần phải can thiệp và giải quyết xung đột. Họ cần phải hiểu quan điểm của mọi người và đưa ra các giải pháp cho những tình huống đó.

Đồng cảm

Người quản lý nên đồng cảm với các thành viên trong nhóm của họ. Họ nên hiểu khối lượng công việc thực tế đối với một người là như thế nào và biết khi nào cần nghỉ giải lao. Họ cũng nên hiểu khi nào các nhu cầu cá nhân phát sinh giữa các nhân viên và tìm cách làm việc với họ.

Là một nhà quản lý thấu tình đạt lí, nhân viên sẽ cảm thấy như bạn hiểu họ và thoải mái chia sẻ bất kỳ ý kiến hoặc mối quan tâm nào mà họ có.

            Các kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật bạn học được thông qua giáo dục, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc của bạn. Những kỹ năng này sẽ liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nhiều kỹ năng trong số này sẽ giúp bạn quản lý nhân viên của mình và các dự án của họ.

Các kỹ năng cứng bạn có thể đưa vào sơ yếu lý lịch của mình

  •       Nói trước đám đông
  •       Quản lý dự án
  •      Giao tiếp kỹ thuật số
  •      Tiếng nước ngoài
  •      Bảng tính
  •       Hệ thống điểm bán hàng
  •      Ngôn ngữ lập trình

Nói trước đám đông

Các nhà quản lý thường dẫn dắt các cuộc họp hoặc thuyết trình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cảm thấy thoải mái khi nói trước những người khác và có thể truyền đạt ý tưởng cho nhóm của mình một cách hiệu quả.

Để thoải mái hơn khi nói trước đám đông, hãy luyện tập trước gương hoặc trước bạn bè và gia đình của bạn.

Quản lý dự án

Học cách quản lý hiệu quả một dự án đòi hỏi phải được đào tạo và kinh nghiệm làm việc trước đó. Nếu bạn có kỹ năng quản lý dự án, hãy liệt kê chúng trong sơ yếu lý lịch của bạn và cũng bao gồm phần mềm hoặc hệ thống quản lý dự án cụ thể mà bạn biết cách sử dụng.

Giao tiếp online

Có kỹ năng giao tiếp online có nghĩa là bạn có thể giao tiếp hiệu quả qua các phương tiện kỹ thuật số như email hoặc phương tiện truyền thông xã hội. Các nhà quản lý hiểu rằng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng của họ bằng các phương tiện kỹ thuật số khác với việc giao tiếp trực tiếp. Họ viết một cách dễ hiểu và thẳng thắn hơn.

Ngoại ngữ

Tùy thuộc vào công ty bạn ứng tuyển, kỹ năng ngoại ngữ có thể hữu ích. Ví dụ: nếu bạn làm việc cho một công ty có nhân viên nói được hai thứ tiếng hoặc có văn phòng ở nước ngoài, thì khả năng ngoại ngữ của bạn có thể giúp bạn trở thành một ứng viên có năng lực hơn.

Phân tích dữ liệu

Các nhà quản lý thường chịu trách nhiệm ghi chép và phân tích dữ liệu. Nếu bạn biết cách sử dụng phần mềm bảng tính như Microsoft Excel hoặc Google Sheets, thì đây là một kỹ năng tuyệt vời để liệt kê vào sơ yếu lý lịch của bạn.

Hệ thống điểm bán hàng

Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí quản lý trong ngành bán lẻ hoặc dịch vụ ăn uống, thì kiến ​​thức về hệ thống điểm bán hàng sẽ rất hữu ích. Một nhà quản lý trong những ngành này nên có kinh nghiệm làm việc với khách hàng và thoải mái khi thực hiện các giao dịch.

Ngôn ngữ lập trình

Đối với vai trò quản lý trong các ngành công nghệ thông tin hoặc khoa học máy tính, điều quan trọng là bạn phải biết các ngôn ngữ lập trình. Bằng cách này, bạn hiểu nhóm của mình đang làm gì và có thể giúp sửa lỗi mã hóa. Liệt kê những ngôn ngữ lập trình cụ thể mà bạn biết, chẳng hạn như JavaScript hoặc Python.

————————————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng thú vị!

  • Theo: www.indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Hương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch- Nguyễn Thị Thanh Hương_Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70170

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER