9 Cách Để Tham Gia Vào Các Vấn Đề Xã Hội Mà Bạn Quan Tâm

Thế giới đầy rẫy những bất công. Tuy nhiên, may mắn thay vẫn còn nhiều người ngoài kia giống bạn và tôi, muốn khiến mọi thứ trở nên tốt hơn với những người bị mắc kẹt trong những tình huống mà họ không thể phản kháng. Nhưng làm cách nào để tham gia vào các vấn đề xã hội mà bạn quan tâm?

Làm thế nào để ủng hộ các vấn đề xã hội mà bạn quan tâm?

Nếu bạn vẫn còn hơi bối rối về những thứ khiến một vấn đề trở nên “mang tính xã hội”, thì chúng là những vấn đề ảnh hưởng đến xã hội và bị đủ người phản đối khi chúng trở thành vấn đề. Hãy nghĩ về những vấn đề như nạn phá thai, lạm dụng rượu và thuốc (ma túy), nghèo đói, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các thể loại bất bình đẳng (chủng tộc, dân tộc, giới tính, xu hướng tình dục, tài chính, v.v…).

Bạn quan tâm đến một vấn đề xã hội cụ thể nhưng có vẻ vĩ mô hơn so với bạn, thậm chí là trội hơn hẳn, và bạn không chắc mình có thể trợ giúp bằng cách nào? Nếu như câu hỏi “Tôi có thể làm gì để giúp nhiều trẻ em gái ở Châu Phi Hạ Sahara đến trường hơn?” hoặc là “Làm thế nào để tìm một nhóm giải quyết các vấn đề vệ sinh ở các nước đang phát triển” hay “Làm thế nào để giúp những người vô gia cư trong cộng đồng của tôi”, danh sách này cung cấp 8 cách thức để bạn tham gia vào những vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.

1. Tự trau dồi

Các phương tiện truyền thông xã hội là công cụ để bạn tiếp nhận các thông tin về các công cuộc mà bạn quan tâm. Theo dõi các tổ chức mà bạn ngưỡng mộ công việc của họ trên Instagram, Twitter, Facebook, v.v…

Theo dõi các #hashtags trên những nền tảng đề cập đến chủ đề mà bạn muốn tham gia bằng cách tới khu vực “tìm kiếm” của những ứng dụng này và nhập một cụm từ mà bạn nghĩ sẽ được sử dụng, như #bìnhđẳnggiới.

Xem qua các kết quả để xem liệu có tài khoản nào sử dụng những thẻ này mà bạn muốn theo dõi hay không. Tham vào vào các cuộc trò chuyện trực tuyến này nếu có thể, trở thành một phần trong cộng đồng của họ.

Hộp tìm kiếm cũng có thể được sử dụng để theo dõi những tổ chức cụ thể, các nhà lãnh đạo tư tưởng, và các vấn đề hay công cuộc xã hội mà bạn thấy hứng thú.

Nhập tên của một thứ gì đó mà bạn đang tìm kiếm, ví dụ như USAID. Nếu tổ chức hay cá nhân có tài khoản, hãy nhấp vào đỏ, sau đó nhấn “theo dõi” hoặc “thích” trên trang hồ sơ của họ. Khi họ đăng bài nó sẽ hiển thị lên bảng tin của ứng dụng.

Ngoài ra, một vài ứng dụng xã hội như Twitter đề xuất các tài khoản tương tự với những tài khoản bạn theo dõi. Hãy sử dụng công cụ này như là cách để mở rộng phạm vi tiếp cận thông tin của bạn – bạn theo dõi càng nhiều tài khoản liên quan đến các công cuộc, thì càng nhiều loại tài khoản như vậy sẽ xuất hiện trên radar của bạn.

Dành ra vài phút mỗi ngày để lướt bảng tin mạng xã hội và đọc những câu chuyện liên quan đến những thứ bạn muốn biết.

Một cách khác để tự trau dồi là truy cập các trang web của tổ chức, nhấp vào trang “Giới thiệu về chúng tôi”, đọc những thông cáo báo chí và các bài báo “Tin tức” khác. Đăng kí nhận bản tin của họ.

2. Làm tình nguyện

Truy cập các website, tìm kiếm email, và chủ động liên hệ với các nhóm mà bạn muốn làm tình nguyện để xem liệu có nhu cầu và vị trí trống mà bạn có thể được bổ nhiệm hay không. Thường thì các tổ chức phi chính phủ nhỏ sẽ chào đón bạn vì nguồn lực của họ có hạn và bạn có thể sử dụng trợ giúp tình nguyện viên để lấp đầy những khoảng trống.

Tôi muốn tham gia vào một nhóm trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở một nước đang phát triển. Chưa bao giờ là một người sử dụng Twitter thường xuyên, một ngày nọ tôi tình cờ lướt bảng tin và thấy một câu chuyện trên Girl Up Initiative Uganda, nó chính xác là loại công việc mà tôi muốn tham gia.

Thêm nữa là họ đang bắt đầu với Mazuri Designs với mục tiêu trở thành một công ty thời trang thương mại tốt. Mazuri dạy kĩ năng may vá như một một phương tiện để tạo thu nhập và trao quyền kinh tế cho một cộng đồng cách biệt khỏi xã hội ở Kampala.

Tôi đọc câu chuyện, nhấp vào đường link trên website của họ, thấy thông báo chào mừng “nếu bạn muốn làm tình nguyện vui lòng liên hệ với chúng tôi”. Hai ngày sau chuyến hành trình của tôi bắt đầu với tư cách là cố vấn từ xa của những tổ chức này.

Đối với những bạn muốn tham gia với vai trò trực tiếp, Idealist là một cơ sở dữ liệu website cung cấp các cơ hội tình nguyện ở khu vực của bạn. Chỉ cần thực hiện tìm kiếm với thành phố của bạn và quét các kết quả để xem liệu những điều bạn quan tâm và một tổ chức cần bạn có phù hợp hay không.

3. Tìm những người có cùng chí hướng

Nhiều người đang tìm kiếm nhiệm vụ bên ngoài những lịch trình công việc và nghĩa vụ gia đình của họ. Hãy tìm cách ở bên cạnh những người có cùng mối quan tâm với một hoạt động cụ thể với bạn.

Các cửa hàng thực phẩm, nơi tạm trú cho người vô gia cư, cac trung tâm tị nạn, các hội chợ và hiệp hội doanh nghiệp xã hội đều cung cấp các sự kiện và cơ hội để giao lưu với những người có cùng đam mê với bạn. Hoạt động của bạn có một nhóm Meetup.com trong thành phố không? Giáo phái của bạn có ủng hộ vấn đề xã hội mà bạn quan tâm hay không?

Cơ hội gặp gỡ trực tiếp với những người có cùng chí hướng rất tuyệt vời, bời vì những sự kết nối và các cuộc trò chuyện mà bạn có được đôi khi sẽ dẫn bạn, như vụn bánh mì trên đường, đến đích đến không nằm trong kế hoạch nhưng lại sẵn sàng để khám phá.

Hơn nữa, có một vòng tròn kết nối những con người cùng quan tâm đến một vấn đề xã hội sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức và khả năng để ý đến cách thức của những người khác mà bạn có thể tham gia vào hoạt động đó. Đây được gọi là ảo tưởng tần suất hay hiện tượng Baader-Meinhof.

4. Nhận diện và sử dụng kĩ năng của bạn

Lập một danh sách những thứ bạn giỏi mà có thể mang lại giá trị cho tổ chức và tìm kiếm những hội nhóm cần bạn.

Nếu bạn là một nhà phát triển web và có niềm đam mê với giáo dục bình đẳng giới, hãy tìm kiếm trực tuyến các tổ chức phi lợi nhuận này, truy cập website của họ, và liên hệ đến các tổ chức cần sự hiện diện trực tuyến tốt và chuyên nghiệp hơn. Đề nghị xây dựng lại website của họ trên cơ sở tự nguyện và miễn phí.

Hãy nhớ ghi nguồn cho công việc bạn làm – thêm kinh nghiệm tình nguyện và được trả tiền ở những hoạt động xã hội mà bạn hỗ trợ vào sơ yếu lí lịch và hồ sơ LinkedIn của bạn.

5. Đưa “niềm vui” vào hoạt động gây quỹ

Bạn có giỏi thu hút mọi người hỗ trợ vào hoạt động bạn quan tâm hay không? Hãy tạo ra một cách thức vui vẻ và thú vị để gây quỹ hỗ trợ hoạt động của bạn. Nướng bánh và bán ở quầy bán bánh nướng nhà thờ. Tham gia cuộc thi chạy 10K và gây quỹ vì vượt qua kỉ lục cá nhân với mỗi dặm mà bạn hoàn thành.

Yêu cầu quyên góp những món đồ đã qua sử dụng mà mọi người không cần nữa, sau đó tổ chức một đợt giảm giá với lợi nhuận được thu về hoạt động của bạn. Mời mọi người đến ăn tối và xem phim, với chủ đề liên quan đến hoạt động bạn quan tâm để nâng cao nhận thức. Thay vì để mọi người mang một chai rượu đến làm quà, thì hãy đóng góp một khoản 10 đô cho hoạt động của bạn.

6. Tổ chức

Tổ chức sự kiện của riêng bạn! Bạn quan tâm đến các sa mạc đô thị về sản xuất ở các khu dân cư lâm vào cảnh nghèo khổ? Tìm khu đất trống. một hội nhóm địa phương hay nhà thờ để “thầu” dự án, và đăng các thông báo của nhà thờ và thông báo mạng xã hội để tuyển dụng người làm.

Nhận cải tạo hạt giống và phân bón từ một cửa hàng cải tạo nhà cửa. Lên lịch làm việc theo ca hàng tuần. Tập huấn các tình nguyện viên về những điều cần thiết khi làm vườn. Tạo nên một ốc đảo chuyên sản xuất để chuyển đổi cộng đồng.

Trở thành người lãnh đạo và thành lập nhóm Meetup hoặc sự kiện nhà thờ của riêng bạn. Hãy quan sát xem liệu tổ chức sinh viên hay đồng nghiệp của bạn có muốn tham gia nếu bạn lên kế hoạch hay không.

7. Thu hút chú ý của giới truyền thông

Viết thông điệp một cách rõ ràng và kết nối nó với những sự kiện thường ngày mà mọi người có thể dễ dàng liên hệ để khiến thông điệp đó đáng để đưa lên mặt báo. Nếu như gây quỹ để xây dựng nơi ở tạm cho người vô gia cư trong khu dân cư là nguyên nhân đưa ra lựa chọn của bạn, hãy lập thống kê xem nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và đời sống xung quanh như thế nào.

Lưu ý về thời gian cần thiết cho các phương tiện truyền thông khác nhau. Tạp chí cần thời gian lâu hơn các trang tin tức trực tuyến được cập nhật hàng ngày. Tiếp cận và xây dựng quan hệ với các nhà báo.

Nghiên cứu các phương tiện mà bạn muốn tham gia, và tìm ra biên tập viên và tác giả phù hợp nhất với hoạt động của bạn. Giới thiệu cho họ câu chuyện của bạn, theo dõi hành động tiếp theo để xác nhận đã nhận, và nếu câu chuyện của bạn phù hợp với lịch biên tập nội dung của họ hoặc họ đang tìm kiếm điểm thú vị trong chủ đề của bạn, thì bạn sẽ thấy hoạt động xã hội của mình sẽ xuất hiện nhiều hơn trên báo in hay các trang trực tuyến.

8. Làm việc

Nhận công việc với một tổ chức có sứ mệnh xã hội. Socialbrite cung cấp các nền tảng, cộng đồng và tổ chức với sứ mệnh hướng đến lợi ích xã hội. Idealist.org cũng là một địa chỉ để bạn tìm kiếm việc làm trong khu vực của mình.

Mục đích của những website đó là để kết nối những người muốn làm việc tốt trên thế giới với những cơ hội hành động và hợp tác. Giờ đây bạn có thể tìm kiếm cơ hội ở những nơi như The Greater Chicago Food Depository và Feed America.

9. Mạng lưới xoắn

Nếu bạn có một công việc yêu cầu phải tham gia những sự kiện kết nối, hãy thêm một chút cá tính vào quảng cáo chiêu hàng trong thang máy. Mọi người thích những người mà họ có thể liên quan và chia sẻ một vài thông tin cá nhân, như là một hoạt động cụ thể mà bạn tham gia, là một cách để trở nên đáng nhớ và có thể tìm thấy một đồng minh. Bạn càng lan tỏa với thế giới những điều mà bạn muốn thu hút, thì càng có nhiều cơ hội tìm đến bạn.

Bạn sẽ tham gia vào những vấn đề xã hội mà mình quan tâm như thế nào?

Nếu như mức độ tham gia hoạt động hiện tại mà bạn quan tâm vẫn dậm chân tại chỗ, thất vọng vì bạn không biết mình có thể giúp gì, thì tôi vẫn ở đây và có thể giúp đỡ.

Hãy thử các ý tưởng nêu trên để trở thành người tham gia tích cực vào việc giải quyết một vài vấn đề của thế giới, mang lại công bằng hơn cho các cộng đồng chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ hoặc chỉ để những người bị thiệt thòi kia biết rằng bạn quan tâm đến họ.

Nhờ những người tôi theo dõi trên Twitter, tôi đã tích cực tham gia vào việc trao quyền và giáo dục các cô gái trẻ ở Uganda, thậm chí còn đến thăm tổ chức phi chính phủ để tận mắt trải nghiệm công việc và sức ảnh hưởng của họ. Mong muốn trở thành người tạo ra sự thay đổi của bạn chỉ mới bắt đầu. Bây giờ hãy sử dụng những lời khuyên này để tạo nên dấu ấn của bạn với thế giới.

———————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: everydaypower.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69491

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER