4 Cách Để Ngăn Chặn Việc Nghi Ngờ Bản Thân Làm Tiêu Hao Năng Lượng Của Bạn

Tôi đã từng gặp qua rất nhiều khách hàng trong suốt 20 năm làm nghề với tư cách là nhà tâm lý học phải đấu tranh với những tác động tiêu cực của việc giữ chặt sự nghi ngờ bản thân.

Bạn gần như có thể thấy nó rút cạn năng lượng của họ và làm họ kiệt quệ về thể chất, nhận thức và cảm xúc.

?Chẳng Có Gì Là Lành Mạnh Hay Hữu Ích Về Việc Giữ Chặt Những Mối Nghi Ngờ

Việc giữ những cảm giác nghi ngờ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn. Mang theo bên mình những hoài nghi có thể làm bạn mất hết sức lực, mệt mỏi và kiệt quệ.

Loại tiêu cực này có thể khiến con người bị mệt mỏi thường xuyên hơn. Họ cũng có thể mắc các bệnh về thể chất như đau đầu, căng lưng/ cổ, hoặc những vấn đề về đường tiêu hóa.

Thêm vào đó, việc không vượt qua được những nghi ngờ có thể khiến bạn giảm đi khả năng nhận thức. Những ảnh hưởng này có thể bao gồm việc dễ bị phân tâm hơn, mất nhiều thời gian để tập trung, không thể ghi nhớ mọi vật như bạn muốn, hoặc khó ra quyết định. Bạn sẽ không nhạy bén và sáng suốt như trước nữa.

Cố chấp nghi ngờ cũng có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc bằng việc ăn mòn lòng tự trọng và sự tự tin của bạn. Nghi ngờ mãn tính có thể gây ra những đau khổ về cảm xúc dưới dạng sự lo lắng, sự căng thẳng, sự sợ hãi, sự bất lực, sự tuyệt vọng, trầm cảm, hoang mang và/ hoặc cảm thấy quá tải,…

Như tôi đã lưu ý ở trên, việc không vượt qua được nghi ngờ có thể gây bất lợi, thậm chí làm bạn suy nhược. Chịu đựng những tác động tiêu cực về thể chất, nhận thức, và/ hoặc cảm xúc có thể khiến một người trải qua cuộc sống như thế này. Nó cú như là một vòng luẩn quẩn kéo dài vô tận, không có giải pháp, không có kết luận.

Chẳng có gì là lành mạnh hoặc hữu ích khi cứ giữ lấy sự nghi ngờ. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số hành động lành mạnh và hiệu quả để khiến nó có lợi cho mình.

?4 Bước Hành Động Để Vượt Qua Sự Nghi Ngờ

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng bạn không cần phải lệ thuộc vào sự nghi ngờ của mình – bạn thật ra có thể khiến chúng trở nên tích cực đối với bạn. Làm theo 4 bước hành động sau đây, bạn có thể sử dụng sự nghi ngờ của mình một cách khôn ngoan hơn.

1. Chấp nhận rằng sự nghi ngờ của bạn là có lý do và KHÔNG  được phớt lờ hay cố chấp với chúng.

Hãy biết rằng những sự nghi ngờ của bạn đều có lý do. Đừng cố kìm nén hay làm quá nó lên. Thay vào đó, hãy chấp nhận rằng nó đang cố gắng nói với bạn rằng có điều gì đó mà bạn cần phải đối mặt. Sau đó bạn có thể giải quyết nó để đưa ra những giải pháp và kết luận đầy đủ.

Việc kìm nén hoặc làm quá những hoài nghi của bạn là một bài tập vô ích. Nó chẳng dẫn đến đâu và cuối cùng có thể làm hại bạn (như đã nói ở trên).

2. Nhận diện sự thật đằng sau những nghi ngờ của bạn để biết bạn đang đối phó với những gì

Hãy xem bạn như là một phóng viên tin tức. Nhận diện những sự thật đằng sau sự nghi ngờ của bạn bằng việc hỏi những câu hỏi dễ áp dụng như ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao để hiểu được bạn đang thật sự đối mặt với những vấn đề gì. Bạn cần phải hiểu rõ bản chất của những nghi ngờ dai dẳng của mình, bởi chỉ như vậy, bạn mới có thể giải quyết nó.

Ví dụ, hãy nói rằng bạn gặp khó khăn khi việc vượt qua sự nghi ngờ về việc thay thế xe hơi của mình

  • Câu hỏi “Ai” của sự nghi ngờ của bạn có thể là câu hỏi dành cho chính bản thân: Liệu tôi có thể chi trả cho nó không.
  • Câu hỏi “Cái gì” có thể là liệu có nên thuê một chiếc xe MỚI không hay là vẫn giữ chiếc xe cũ.
  • Câu hỏi “Ở đâu” là nơi mà sẽ đưa ra cho tôi một mức giá tốt nhất cho chiếc xe hiện tại của tôi, hoặc những đại lý ô tô nào có thể đưa ra những thỏa thuận tốt nhất cho chiếc ô tô mà tôi định mua, định thuê.
  • Câu hỏi “Khi nào” có thể là thời gian thuận tiện nhất để mua hoặc thuê một chiếc xe ô tô.
  • Câu hỏi “Tại sao” của sự nghi ngờ có thể là mặc dù bạn yêu thích chiếc xe hiện tại của mình, nhưng việc sửa chữa lại khiến bạn tốn nhiều tiền hơn giá trị của nó.

Khi bạn đã tách rời mọi thứ, bạn sẽ thấy rằng việc giải quyết những nghi ngờ của mình sẽ dễ dàng hơn — bất kể chúng là gì.

3. Đối phó với hoài nghi của bạn một cách có logic hơn thay vì tùy cảm xúc để có một giải pháp lành mạnh

Khi bạn đã nhận diện được về sự nghi ngờ của bạn và hiểu rõ chúng, hãy tìm những cách có cơ sở logic hơn là cơ sở cảm xúc để giải quyết chúng. Nhiều khi, những nghi ngờ bắt nguồn và tồn tại dai dẳng bởi vì cảm xúc của một người chiếm ưu thế và chế ngự logic của họ.

Chẳng hạn, “tư tưởng méo mó” (những nhận thức không chính xác) có thể ảnh hưởng đến cách một người nhìn thấy và cảm nhận cuối cùng về mọi thứ. Ví dụ cho những điều này bao gồm cả sự phóng đại, đó là nơi mà những nghi ngờ của một người được tạo ra lớn hơn so với tình hình thực tế.

Ngoài ra, có một tư tưởng là “tư tưởng hoặc là tất cả hoặc là không có gì hết”, ở đó sẽ không có điểm lưng chừng và mọi thứ đều phải chính xác theo một cách chắc chắn. Nếu không chúng sẽ bị hủy hoại hoặc xấu đi. Sau đó là sự giả định điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, theo đó con người cảm thấy điều gì đó hoàn toàn là một thảm họa, trong khi thực tế nó chẳng liên quan gì.

Để chống lại những suy nghĩ méo mó và cảm xúc bị thổi phồng này (cái có thể dẫn đến nghi ngờ kéo dài), cần thiết phải sử dụng logic.

Một số cách để thực hiện điều này bao gồm việc cân bằng logic của bạn lẫn những phản ứng thái quá về nhận thức và cảm xúc của bạn bằng cách nhận biết khi nào những điều này đang xảy ra. Tiếp theo, giảm các trường hợp này xuống số lượng tương ứng và phù hợp với tình hình.

Ngoài ra, có thể rất hữu ích nếu bạn viết ra những ưu và nhược điểm của việc thực hiện các kế hoạch bất chấp những nghi ngờ của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có thể nhìn thấy giá trị và sự thiếu sót của tình huống (hoặc người) có liên quan.

Viết mọi thứ ra giấy sẽ giúp bạn nhìn thấy toàn bộ bức tranh và có thể có tác dụng trấn tĩnh. Điều này có thể giúp bạn vượt qua sự nghi ngờ dễ dàng hơn khi bạn luôn đứng về khía cạnh hợp lý của việc ra quyết định hoặc đưa ra giải pháp phù hợp.

4. Đừng ôm đồm mọi thứ một mình và sử dụng hệ thống hỗ trợ để giảm nhẹ các năng lượng tiêu cực dư thừa đang gây ra và kéo dài sự nghi ngờ. 

Bên cạnh việc trực tiếp đối mặt và giải quyết sự nghi ngờ của bạn, hãy sử dụng các hoạt động tự chăm sóc bản thân để xả năng lượng tiêu cực dư thừa đang nuôi dưỡng và duy trì sự nghi ngờ.

Các hoạt động tự chăm sóc bản thân bao gồm thực hiện các bài tập tim mạch vài lần một tuần, lựa chọn loại thức ăn và ăn số lượng thức ăn phù hợp, ngủ đủ giấc, dựa vào và trút bầu tâm sự với những người thân yêu của bạn, và có những khoảnh khắc hài hước xen kẽ trong cuộc sống của bạn. Những điều này có thể làm thông suốt suy nghĩ và cảm xúc của bạn, mang lại sự cân bằng hơn cho cuộc sống của bạn.

?Biến Hoài Nghi Của Bạn Thành Điều Gì Đó Tốt Hơn Cho Sự Tự Nhận Thức và Cuộc Sống Của Bạn 

Vượt qua sự nghi ngờ là điều có thể. Bạn không cần phải cứ giữ chặt nó và để mặc nó vắt kiệt năng lượng của bạn. Thay vào đó, bạn có thể biến sự nghi ngờ của mình thành điều gì đó cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn, nhận thức về bản thân và các giải pháp hiệu quả, lành mạnh, cái có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn.

……………………………………………………………………………………………………………

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Bài viết gốc: everyday.power 
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=67303

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER