Tại Sao Có Khi Chúng Ta Nói “Mọi Việc Đều Ổn”, Nhưng Có Khi Thì Không

?Bạn có để ý một câu cửa miệng mới trong thị trấn không? Đúng vậy, câu “tất cả đều ổn thôi” dường như là một cụm từ phổ biến được sử dụng trong hoặc như một cách để kết thúc các cuộc trò chuyện.

☘Đối với nhiều người có thể không quen, nhưng cụm từ này là một cách nói khác của “đừng lo lắng” hoặc “tất cả mọi việc đều không phải quá tệ”. Gần đây tôi bắt đầu chú ý đến cách thức và thời điểm mọi người sử dụng nó. Khi tôi quan sát, tôi tự hỏi liệu việc nói rằng tất cả đều tốt, có thực sự làm cho mọi thứ tốt hơn không.

?Nó có thể giúp bạn lau sạch sàn đá hay đây chỉ là một cách khác mà mọi người đang học cách trốn tránh cảm xúc của họ?

?Tại sao mọi việc đều tốt mà không phải lúc nào cũng cảm thấy tốt

Trước khi bạn quyết định, hãy để tôi cho bạn một ví dụ. Giả sử bạn đã khóa chìa khóa trong xe và điều này khiến bạn đi làm muộn. Bạn đã phải trả một dịch vụ để mở khóa xe của bạn. Bạn bắt đầu làm việc, giải tỏa nỗi thất vọng của mình và sau đó kết thúc cuộc trò chuyện với câu nói “mọi chuyện ổn thôi”.

Và chắc chắn rằng đây có thể là một cách hay để ghi chú mọi thứ tốt hơn, chuyển hướng sự chú ý của bạn sang khía cạnh tươi sáng hơn của mọi thứ. Tuy nhiên, bạn phải tự hỏi: điều gì sẽ xảy ra với tất cả những cảm xúc đó? Chúng có thực sự biến mất? Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều thứ. Nó phụ thuộc vào mức độ căng thẳng của bạn đối với nó ngay từ đầu.

Vì vậy, nếu bạn khóa chìa khóa trong xe, bắt đầu chửi bới và dậm chân tại chỗ, có khả năng những cảm giác này KHÔNG biến mất. Thay vào đó, nó chỉ bị gạt sang một bên. Mặt khác, nếu bạn có phần bình tĩnh trong suốt quá trình, có thể duy trì một số cảm giác bình tĩnh hoặc nhún vai để nói, thì rất có thể bạn thực sự cảm thấy mọi chuyện đều ổn.

Đây là vấn đề: thực sự không phải là quá nhiều về lời nói mà là ý định và năng lượng mà chúng mang theo. Khi các cụm từ và nhận xét đã ăn sâu vào hệ thống của bạn, chúng – theo thời gian – trở thành phản xạ trong tự nhiên. Giống như một phản ứng giật đầu gối, chúng bật ra khỏi miệng bạn mà không nhận ra nhiều.

Tôi đã học được rằng chính nhận thức (không phải quá nhiều từ ngữ) mới thực sự làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Nếu không có nhận thức, những sự cố và cảm xúc này có khả năng xuất hiện trở lại vào một thời điểm khác. Thông thường, chúng xuất hiện vào một số thời điểm bất tiện nhất. Chẳng hạn như vào lúc nửa đêm, trong một bữa tiệc của công ty, hoặc khi đang chuẩn bị bữa tối cho con của bạn.

Bây giờ tôi không đề nghị bạn ngừng sử dụng cụm từ này. Tuy nhiên, những gì tôi khuyên bạn là nên để ý việc sử dụng nó nhanh như thế nào.

Cân nhắc bằng cách hít thở trước khi nói rằng mọi việc đều tốt. Khi bạn nhanh chóng tiếp tục, cảm xúc của bạn sẽ bị giảm thiểu. Khi bạn giảm thiểu cảm xúc của mình, nhu cầu của bạn trở nên lỗi thời. Nhiều người coi nhu cầu như điểm yếu. Họ coi việc nỗ lực vượt qua và đạt được điều tiếp theo là một dấu hiệu của sức mạnh. Điều này không thể vượt qua được rào cản của sự thật.

Cảm xúc là biểu hiện của tâm hồn bạn. Nhu cầu của bạn giúp bạn mở rộng cách bạn đóng góp và kết nối với thế giới – cho dù bạn là một người nổi tiếng trong sự nghiệp điều hành một công ty lớn hay một bà mẹ nội trợ – tất cả chúng ta đều có nhu cầu. Khi gạt bỏ cảm xúc của mình bằng những câu nói nhanh gọn, bạn có thể đang ngăn cản bản thân đạt được sự khôn ngoan và năng lượng mà những kinh nghiệm sống này mang lại.

?Những lời cuối cùng

Vì vậy, vào lần tiếp theo, khi nghe thấy chính mình nói “mọi chuyện ổn cả”, thì hãy tạm dừng nó. Điều chỉnh cơ thể của bạn thay vì tránh xa nó. Hít thở sâu và cho phép bản thân kìm nén nói ra những câu nói sáo rỗng thời điểm này.

Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy cảm nhận bầu không khí trên da, làm dịu cái cau mày đó, thả lỏng vai bằng cách cuộn tròn vai, dang rộng cánh tay và mở rộng trái tim để đón nhận những điều tốt đẹp xung quanh bạn. Hãy để mọi căng thẳng và bực bội tan biến.

Tất cả mọi thứ xung quanh ta đều tốt đẹp biết bao.

———————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

• Bài viết gốc: everydaypower.com

• Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng

• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66968

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER