Trí Tuệ Cảm Xúc Quan Trọng Như Thế Nào?

Khái niệm “trí tuệ cảm xúc” đã xuất hiện từ những năm 1980 như một đặc điểm tính cách có thể xác định và đo lường được. Thế nhưng từ lâu, người ta đã công nhận rằng khả năng nhận biết cảm xúc thông thường ở bản thân và của người khác đều mang lại những lợi thế thực sự cả trong giao tiếp xã hội và các tình huống trong công việc. Mặt khác, việc nhận thức sai những cảm xúc như vậy có thể dẫn đến những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc có thể mang đến những phản ứng không phù hợp trong môi trường làm việc.

Suy nghĩ hiện đại cho rằng, trí tuệ cảm xúc ít nhất cũng có tầm quan trọng như khái niệm về chỉ số thông minh (IQ) và một số nhà tâm lý học tin rằng nó thậm chí có giá trị hơn trong cuộc sống hàng ngày so với việc sở hữu chỉ số IQ cao. Có thể theo dõi cảm xúc để xây dựng hành động phù hợp chắc chắn là một đặc tính rất hữu ích và sẽ mang đến sự đồng cảm trong nhiều tình huống.

Trí tuệ cảm xúc trong trò chơi

Có một số trò chơi yêu cầu khả năng nhận biết cảm xúc như một phần chiến thuật của trò chơi và sử dụng trí tuệ cảm xúc theo cách đơn giản. Một trong những trò chơi đó là “Funny Feeling” – một trò chơi tiệc tùng của You and Me Games Ltd. Theo đó, lần lượt từng người chơi có thể nhận ra cảm giác hoặc cảm xúc ngẫu nhiên khi họ hoặc những người chơi khác nói, hát một cụm từ hoặc diễn tả lại hành động trong một vai trò cụ thể. Nó là một trò chơi nhóm dành cho thanh thiếu niên và người lớn, nơi mọi người có thể thư giãn và vui chơi một cách thoải mái nhất.

Có lẽ tất cả chúng ta đều áp dụng một mức độ trí tuệ cảm xúc khi bắt đầu chơi trò chơi với trẻ nhỏ. Ngay cả những trò chơi đơn giản, chẳng hạn như “Snap” hoặc “Ludo” (bạn có biết rằng từ “ludo” xuất phát từ bản dịch của từ Latinh, có nghĩa là “Tôi chơi”?), chúng liên quan đến trải nghiệm học tập cho trẻ nhỏ và điều chỉnh khái niệm về việc cạnh tranh không phải lúc nào cũng là một quá trình dễ dàng. Trẻ em thường khá cạnh tranh và đôi khi cảm thấy rất khó khăn để học cách chấp nhận thua khi chơi một trò chơi. Có thể đọc và phản hồi lại cảm xúc của chúng để chúng thích chơi mà không trở nên quá chán nản có thể là một phần quan trọng của quá trình học tập. Theo cách này, tất cả các bậc cha mẹ có thể nhận ra sự cần thiết phải theo dõi cảm xúc ở con cái của họ và sau đó áp dụng định dạng trí tuệ cảm xúc của riêng họ trong tình huống gia đình hàng ngày.

Các ứng dụng khác của trí tuệ cảm xúc

Một ứng dụng rõ ràng của trí tuệ cảm xúc là trong lĩnh vực trị liệu. Trong đó, việc thấu hiểu cảm xúc của một người là một phần rất quan trọng để hiểu và giúp họ đối mặt với những tổn thương trước đó. Bài báo đến từ Psychology Today sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về chủ đề hấp dẫn này.

Một số nhà tuyển dụng quá chú trọng vào việc sở hữu trí tuệ cảm xúc cao đến mức họ đã đưa một loạt các bài kiểm tra tâm lý vào quá trình tuyển dụng của mình. Từ lâu, chúng ta đã quen với việc kiểm tra IQ trong tình huống đó, vì vậy có lẽ đây là một tiến trình tự nhiên để đo lường khả năng quản lý cảm xúc của chính họ và của người khác. Dĩ nhiên đó là một kỹ năng vô giá khi đề cập đến việc quản lý nhân viên, nơi khả năng nhận thức sẽ tạo ra sự khác biệt giữa một nhóm nhân viên hạnh phúc và một nhóm luôn gặp bất hòa. Những nhân viên hạnh phúc sẽ luôn làm việc hiệu quả hơn, vì vậy cần có cơ sở thương mại hợp lý để đưa vào đánh giá trí tuệ cảm xúc trong quá trình tuyển dụng.

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: everydaypower.com
  • Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Lưu Thị Yến Hồng – Nguồn iVolunteer Vietnam”

 

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66649

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất
Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER