2 Lý Do Bất Ngờ Để Yêu Thích Sự Căng Thẳng Và Tận Hưởng Những Lợi Ích Từ Nó

? Cách đương đầu với những áp lực: Ngừng kiểm soát sự căng thẳng và hãy để nó giúp bạn luôn ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất.

Có phải lúc nào căng thẳng cũng xấu không? Chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi đó ngay trong bài viết này bằng cách làm rõ sự khác nhau giữa căng thẳng tích cực và căng thẳng tiêu cực. Một kiểu stress giúp tiếp thêm sức mạnh, kích thích và thúc đẩy chúng ta; trong khi cái còn lại thì gợi lên sự sợ hãi, lo lắng và yếu đuối.

Hãy bắt đầu phân tích ngay thôi nào!

2 lý do khiến bạn yêu thích sự căng thẳng? Cái gì? Hả? Thằng này chắc điên rồi!

Bạn hãy để tôi giải thích trước đã…

Nhiều khi chúng ta gộp các trạng thái khó chịu, lưỡng lự, trì hoãn và lo lắng vào một rạng thái: căng thẳng. Đúng chứ? Ngoài ra, nhiều khi chúng ta cho rằng sự căng thẳng là HOÀN TOÀN tiêu cực. Điều đó, dù bạn có tin hay không, thì cũng chính là sự thật.

Chúng ta hãy suy xét kỹ hơn nhé!

Khoa học cho chúng ta thấy rằng trên thực tế có hai dạng căng thẳng. Loại tiêu cực, disress, và loại tích cực, eustress. Distress là những gì chúng ta cảm thấy khi trì hoãn, thiếu tự tin, bị sếp hoặc người thân la mắng hoặc khi ta trải qua một trải nghiệm đau thương. Đau khổ làm chúng ta mất tập trung, không còn cảm thấy tuyệt vời, phấn khích và vui vẻ về cuộc sống hoặc những sự kiện sắp tới nữa. Dạng căng thẳng tiêu cực này khiến chúng ta cảm thấy yếu hơn về cả tinh thần, thể chất và tình cảm. Căng thẳng tiêu cực cố cô lập chúng ta trong một chiếc hộp.

Mặt khác, eustress là một trong những người bạn tốt nhất của chúng ta! Eustress là sự căng thẳng sẽ khiến chúng ta thức cả đêm vì cảm thấy hào hứng với cuộc phỏng vấn, sự kiện hoặc công việc kinh doanh mới của mình. Eustress là thứ sẽ giúp chúng ta luyện nói hoặc cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình trước gương. Dạng căng thẳng tuyệt vời này là nhiên liệu đẩy chúng ta ra khỏi vùng an toàn và vượt ra ngoài giới hạn của bản thân. Quả thật khác biệt!

Bây giờ trở lại câu hỏi hiện tại: Tại sao tôi nên yêu thích stress? Ý tôi là, EUstress!

?Eustress cần thiết cho sự phát triển.

Nếu không vượt qua giới hạn của bản thân, không được thúc đẩy để trở nên xuất sắc hơn thì chúng ta sẽ không thể phát triển được năng lực của mình. Nếu chúng ta không phát triển, chúng ta sẽ không bao giờ biết bản thân có khả năng làm được gì. Eustress đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho chúng ta và cho phép chúng ta vượt lên trên những thách thức của bản thân.

?Eustress giúp nâng cao sự tập trung.

Ví dụ, bạn đã bao giờ tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc và dường như mọi câu trả lời của bạn dành cho những câu hỏi mà họ đặt ra đều rất xuất sắc chưa? Có vẻ như bạn đã không hề nao núng và trả lời rất nhanh nhỉ? Bạn có ngạc nhiên với khả năng liên kết những suy nghĩ và ý tưởng phức tạp với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả của bản thân như vậy không? Chính eustress đã khiến bạn chiến thắng bản thân mình! Lần tới khi bạn ‘đang phấn khích’, hãy biết ơn eustress vì đã đem lại cho bạn lợi thế cạnh tranh đó nhé!

Phần thách thức nhất❗❗❗

Phần khó nhất là khi xác định dạng căng thẳng mà bạn đang cảm thấy. Mục tiêu là đừng bao giờ cố gắng thoát khỏi sự căng thẳng bởi điều đó là bất khả thi! Mục đích của bạn là biến distress trở thành eustress!

Bằng cách nào?

? Cách đương đầu với những áp lực bằng cách biến nó thành nhân tố tiếp thêm sức mạnh và động lực cho bạn.

1. Đừng trốn chạy nỗi sợ hãi

Đừng chạy trốn khỏi chúng. Khi chúng vồ lấy bạn, hãy túm lại và nhảy múa. Hãy để giọng nói bên trong của bạn vang lên giống như, “Khi tôi nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận được nỗi sợ hãi! Trước đây ngươi có thể ngăn cản ta, nhưng hôm nay ta sẽ chiếm ưu thế, không gì có thể ngáng đường ta nữa! ”

2. Tạo ra và duy trì những kỳ vọng tích cực

Vài ngày hay vài tuần trước đó, hãy hình dung bạn đang làm một công việc tuyệt vời và nhận được những nhận xét tích cực. Hãy dành thời gian để biến việc hình dung này trở thành thói quen. Nhiệm vụ càng khó, bạn càng cần phải luyện tập và mường tượng ra những điều tích cực có thể xảy ra trong tương lai.

3. Hãy nhớ hít thở sâu!

Hít thở sâu bằng cơ hoành bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hay để ý thấy khuôn mặt mình đỏ bừng lên vì áp lực. Hơi thở theo cơ hoành hướng dòng máu từ đầu và tim đến dạ dày, sẽ làm giảm mẩn đỏ trên mặt và làm dịu đầu óc đấy!

4. Hình dung ra tình huống xấu nhất

Hãy nhớ rằng không có thất bại, chỉ có kết quả. Ngay cả khi trạng thái ‘căng thẳng’ của bạn không xuất hiện thì mục tiêu của bạn cũng sẽ không bao giờ hoàn hảo cả. Sự thiếu hoàn hảo và những rủi ro khiến bạn trở thành con người, đó không phải là một sự thất bại!

Tóm lại, thái độ của bạn sẽ quyết định xem bạn đang cảm thấy căng thẳng tiêu cực hay tích cực. Bạn đang ở bên nào của hàng rào? Làm thế nào để căng thẳng của bạn có thể đưa bạn lên cấp độ tiếp theo, cao hơn?

“Không phải căng thẳng đang giết chết chúng ta mà là phản ứng của chúng ta khi đối mặt với nó.” – Hans Selye

Như mọi khi, tôi hy vọng điều này sẽ giúp bạn trên hành trình học cách để giải tỏa căng thẳng. Hãy chia sẻ điều này với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của bạn nhé.

Chúc bạn những điều tốt đẹp nhất,

Jeff Motore


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: https://everydaypower.com/how-to-handle-stress/
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Trang
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65772

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER