Tính Trách Nhiệm Thực Sự Là Gì Và Làm Cách Nào Chúng Ta Sử Dụng Nó Để Sống Thật Hơn
Cách diễn đạt cũ có nghĩa là những gì bạn nói và nói những gì bạn muốn. Tôi tin rằng, trách nhiệm tồn tại khi một người hoàn toàn liên kết được với những gì họ nói, là chính họ. Với tôi và với cách mà chúng ta nuôi dạy con cái mình, “trách nhiệm” là nghiêng về nghĩa chúng ta là AI hơn là cái mà chúng ta LÀM. “Trách nhiệm” nghiêng về việc những hành động của bạn phù hợp như thế nào với con người thật của bạn hơn là cái mà bạn nói hay cái mà bạn làm. Có bao nhiêu phần trăm là chính bản thân bạn trong lời nói và hành động của bạn? Nghĩ về ví dụ này một chút nhé. Nếu ta bảo bố mẹ mình rằng chúng ta 10 sẽ về đến nhà và thật sự thực hiện theo lời mình nói và về nhà đúng 10 giờ. Nếu ta bảo với sếp rằng dự án sẽ được hoàn thành vào 9:00 giờ sáng ngày thứ hai và thật sự nó đã được hoàn thành và nằm chễm chệ trên bàn của sếp chúng ta vào 9:00 giờ sáng ngày thứ 2. Nếu chúng ta được bạn nhờ làm một số việc vặt và mua một vài thứ đến nhà họ thì ta sẽ chạy vòng quanh và mua những mặt hàng được yêu cầu. Nếu chúng ta chân thực theo cách mà ta quan tâm đến những thứ của mình thì ta sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ chúng.
Sự trách nhiệm vì thế được bắt nguồn từ tính xác thực của lời nói. Những người xung ta chúng ta hiểu rất rõ rằng ta phải thiết lập tính xác thực với lời nói của mình. Lời nói của ta, hành động của ta, hành vi của ta là phải thống nhất với con người thật của chúng ta. Chúng ta gọi đó là “ có trách nhiệm”.
Khi lời nói đi đôi với hành động, tôi sẽ lập luận rằng đó là điều mà chúng ta đang mong đợi khi tìm kiếm “sự trách nhiệm”.
Khi mà chúng ta trở nên “có trách nhiệm” hơn, người khác sẽ nhìn nhận chúng ta như những cá nhân sẽ làm điều mà họ nói nói sẽ làm, ở nơi mà họ nói họ sẽ ở, hành động như họ bảo họ sẽ làm và sống như cách họ sẽ sống. Một lần nữa, như tôi đã nói, hãy thể hiện bạn là ai, đừng quan tâm quá về điều bạn làm.
Thực tế việc bạn nói được làm được nó sẽ khẳng định cho “sự trách nhiệm” của chúng ta bởi điều đầu tiên và quan trọng nhất là ta phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Nếu ta thất tín và không làm theo những gì mà ta đã nói thì mọi người sẽ nhìn nhận ta nhưng những kẻ “vô trách nhiệm”. Nếu chúng ta không chính xác trong khâu công nhận và đánh giá mọi người và những thứ khác (kể cả của chúng ta) thì người khác sẽ nhìn nhận chúng ta cũng là kẻ “vô trách nhiệm”.
Quay về với ví dụ về việc làm hỏng một thứ đồ chơi đã được đề cập ở trên. Khi được tặng một thứ đồ chơi bạn cũng được “tặng kèm” theo cái suy nghĩ là phải quan tâm đến nó, tôn trọng nó và chơi với nó một cách thích hợp. Bạn đã đồng ý và được tặng đồ chơi. Khi bạn vứt nó ra khỏi ghế, va chạm với sàn nhà và làm hỏng nó, hành động của bạn không đồng nhất với lời nói của bạn. Bạn trở thành người không đáng tin cậy và cách hành xử đó được định nhãn lại, là “vô trách nhiệm”.
Rồi khi bạn lớn tuổi hơn, bắt đầu lái xe và có cả giờ giới nghiêm. Bạn nhìn vào bố mẹ bạn, hứa và nói rõ rằng mình sẽ về nhà an toàn vào thời gian đã thỏa thuận trước đó. Khi bạn không thực hiện được, một lần nữa bạn lại không thống nhất được với lời nói của mình. Bạn bị bảo rằng bạn hành xử rất “vô trách nhiệm” trong khi thực ra đó chỉ là sự không chân thực.
Đối với hầu hết chúng ta, lời nói là tất cả những gì ta có. Nếu chúng ta không nhất quán với lời nói của ta, trở nên xác thực, thì lời đó người khác cũng sẽ xem là “không đáng tin cậy”. Điều tương tự như vậy cũng sẽ xảy ra với hành động của chúng ta. Nếu chúng ta không thành thật với những gì mà ta nói là ta sắp làm và không hoàn thành những gì mà ta nói là ta sắp hoàn thành thì mọi người cũng nhìn nhận ta như một người “vô trách nhiệm”.
Tôi muốn nói rằng, thay vì vô trách nhiệm, chính xác hơn là chúng ta không chân thực. Nếu ta không tôn trọng lời nói của ta, duy trì việc kiểm tra hành động của mình, gìn giữ những thứ của mình, bảo vệ và yêu thương những người ta đã cam kết bảo vệ và yêu thương, thì những cái mà ta đang làm là không hề nhất quán với tính xác thực của chính chúng ta, vì thế, xã hội đang nhìn nhận chúng ta là những người “vô trách nhiệm”.
Để kết thúc, tôi xin nói một điều này. Thứ liên tục duy nhất, thứ duy nhất không thay đổi và thứ duy nhất “kiểm soát” được bất kỳ ai của chúng ta là tính chân thực của chúng ta. Sự trách nhiệm là một biểu hiện của lời nói, một tính từ của tính xác thực, Khi chúng ta nhất quán suy nghĩ, lời nói và việc làm của mình với tính xác thực của bản thân thì trách nhiệm sẽ trở thành một tính từ dùng để hình dung về chúng ta.
Vì vậy, hãy tự vấn bản thân mình. Liệu tôi có đang nhất quán với lời nói của mình không? Liệu lời nói của tôi có đang đi đôi với hành động? Liệu cách hành xử của tôi có nhất quán với lời nói của tôi không? Liệu tôi có đang làm theo những gì mà tôi nói và nói những gì mà tôi làm? Hãy quan sát một cách cẩn thận với sự chân thực bên trong con người bạn, trong lời nói và hành động của bạn. Thống nhất chúng và “sự trách nhiệm” sẽ tự nhiên mà có.
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/what-is-real-responsibility-and-how-can-we-use-it-to-be-more-authentic.html
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Huong
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65238
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com