7 Cách Để Cải Thiện Kỹ Năng Viết Của Bạn

Chúng ta đang sống trong thời đại khi mà mọi người đều rút gọn cách viết: chữ viết tắt, tin nhắn văn bản, các biểu tượng cảm xúc và đủ các loại meme trên mạng xã hội. Cho dù bạn có sử dụng một hoặc tất cả những dạng thức trên thì trên thực tế là bạn vẫn cần phải biết cách viết.

Tại sao?

Viết là hình thức thể hiện và sáng tạo tuyệt vời nhất khi đề cập đến việc truyền đạt suy nghĩ và ý tưởng của bạn với mọi người.

Khi bạn cần viết một email quan trọng, bạn sẽ làm qua loa cho xong, HAY dành một vài phút (hoặc một khoảng thời gian) để nghĩ về thông điệp bạn muốn truyền tải? Nếu email được gửi cho ai đó quan trọng, liệu bạn có kiểm tra chính tả và chỉnh sửa bằng công cụ sửa lỗi ngữ pháp hay không? Tôi thật sự hy vọng bạn sẽ làm vậy. Nhưng nếu bạn vẫn cần thêm lý do để cải thiện kỹ năng viết của mình, hãy tiếp tục đọc bài này nhé.

✍️ Tại sao bạn nên cải thiện kỹ năng viết?

1. Hình thức này sẽ không biến mất.

Viết không phải là một kỹ năng sẽ nhanh chóng biến mất. Trên thực tế, sống trong một xã hội luôn khao khát được đọc một nội dung mới mẻ nào đó mỗi ngày thì việc bạn phải cải thiện kỹ năng viết của mình là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Thực tế là viết blog, các bài báo và nhắn tin với hàng triệu người mỗi ngày đã đủ để bạn phát triển kĩ năng này của mình. Những từ mà dù bạn viết trên bất kỳ nền tảng nào thì cũng đều vượt xa những gì chúng có thể, thậm chí là so với 5 năm trước đây.

2. Tập trung tốt hơn vào thông điệp bạn muốn truyền tải.

Từ thời điểm bạn viết tất cả những suy nghĩ của mình ra giấy, cho đến khi bạn xem lại chúng, bạn sẽ nhận ra một sự thật rất quan trọng. Thông điệp, cuộc đối thoại, tranh luận lớn trong đầu bạn được thể hiện ra giấy đầy lỗ hổng và cần phải được củng cố. Khi bạn dành thời gian để viết ý tưởng của mình ra giấy, bạn nên tập trung vào thông điệp cần được truyền tải và hướng mục tiêu vào những gì bạn thực sự muốn vượt qua.

Liên quan Cách kiểm soát cuộc sống khi sự tự ti đang kìm hãm bạn.

3. LinkedIn thể hiện con người BẠN

Không gì tồi tệ hơn việc đọc một hồ sơ LinkedIn dày đặc những lỗi chính tả và ngữ pháp. Khi ai đó đang tìm kiếm người để tuyển dụng vào một vị trí nhất định thì giờ đây việc tiếp tục đọc một hồ sơ như vậy đã trở thành một gánh nặng đối với họ. Cách dễ nhất để đánh dấu chấm hết của bất kỳ hồ sơ xin việc nào là một bản sơ yếu lý lịch (hoặc hồ sơ) chứa đầy lỗi và lỗi ngữ pháp cho dù kinh nghiệm làm việc của ứng viên đáng kinh ngạc nhưng giờ đây dễ bị đẩy xuống cuối đống hồ sơ.

4. Kỹ năng viết tốt hơn đồng nghĩa với việc kỹ năng nói cũng sẽ được cải thiện

Có những bài thuyết trình bạn cần phải làm và cho dù có chuẩn bị nhiều đến mấy, cuối cùng bạn đều sẽ phải đọc những phần ghi chú còn nhiều hơn những gì bạn muốn. Trong khoảnh khắc thất vọng ấy, liệu bạn có muốn đọc một số ghi chú nhận xét về bài trình bày của mình như này: trôi chảy, bình tĩnh, không bị loạn rồi ngập ngừng um và ahh không?

Tôi đã có một vài bài thuyết trình mà tôi muốn ghi nhớ một số lưu ý, hoặc cần chú ý diễn đạt tốt hơn một số thông tin kỹ thuật chi tiết, nhưng trên hết, tôi rất mừng vì đã viết ra mọi điều tôi muốn truyền đạt (mà không hề viết tắt).

Đó là lý do duy nhất giúp tôi bình tĩnh, trấn an tôi rằng bản thân mình đã đi đúng hướng, và giúp tôi tìm thấy lối đi của riêng mình để bước tiếp mà không cần cố gắng chắp vá những suy nghĩ còn thiếu sót.

5. Lỗi sai ngữ pháp dễ gây mất hứng

Lỗi ngữ pháp

Trong công việc cũng như trong tình yêu thì đúng là như vậy. Nếu bạn đang lên kế hoạch viết thư tình thì hãy nhớ rằng KHÔNG AI muốn nhận một lá thư đã bị lạm dụng dấu câu cả. Bạn không cần phải viết thơ. Nhưng trên giấy tờ cũng như trong đời thực, bạn cần phải rõ ràng với ý định của mình. Đó là lý do tại sao kỹ năng viết tốt rất quan trọng.

6. Mở rộng vốn từ vựng của bạn

Đây là điều mà ai cũng muốn làm nhưng không bao giờ có thời gian để làm điều đó. Viết là một cách tuyệt vời để mở rộng vốn từ vựng của bạn bằng cách thêm một từ mới vào đây hoặc ở đó mà không cần phải dành hàng giờ ngồi tra từ điển để ghi nhớ các tính từ và danh từ. Sau nhiều lần được hiểu và sử dụng trong các văn bản, việc áp dụng chúng trong các cuộc trò chuyện với bạn bè và gia đình thậm chí còn dễ dàng hơn nhiều.

7. Đi tìm tiếng nói riêng của bản thân

Tôi chưa bao giờ biết mình có tiếng nói riêng cho đến khi bắt tay vào viết lách. Tôi có ý tưởng, tôi có suy nghĩ, tôi có những sáng kiến chợt thoáng qua – nhưng tôi lại không biết cách truyền đạt chúng. Tôi chỉ mới bắt đầu viết thôi, thực sự chỉ mới chập chững tập viết, từ vài năm trước.

Nhưng nhờ việc cố gắng viết cái gì đó mỗi ngày, một thế giới mới mà tôi chưa từng biết đến đã được mở ra. Thực sự không tin được luôn. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ biết đến nó nếu chưa thực sự bắt đầu viết.

Khi đang họp, sẽ có lúc ta không biết phải nói gì, không biết phải làm gì, đó chính xác là thời điểm chúng ta nên quay lại bàn làm việc, viết ra những suy nghĩ thật lòng, cho thấy tiếng nói riêng của mình. Chúng ta sẽ không đến văn phòng vào ngày hôm sau chỉ để đọc lại những gì đã viết. Nhưng chúng ta đều biết, bạn cũng sẽ biết rằng bạn có tiếng nói riêng và cách để truyền tải thông điệp đó của bản thân.

Nếu bạn không viết ra ý kiến của mình thì đó sẽ mãi mãi chỉ nằm trong tâm thức củabạn. Nhưng một khi bạn đã viết ra suy nghĩ của mình thì việc này sẽ trở thành bước đệm để phát triển những ý tưởng đó.

✍️ Hãy bắt đầu cải thiện kỹ năng viết của bạn ngay hôm nay❗❗❗

Bạn không tự tin vào kỹ năng viết hiện tại của bản thân? Điều đó là dễ hiểu thôi. Những công cụ tuyệt vời như Grammarly có thể giúp bạn bớt đau đầu và sợ hãi. Có nhiều công cụ khác cũng có thể phù hợp với nhu cầu của bạn hơn.

Nhưng như chúng ta đều biết, phần khó nhất của việc viết lách không phải là cách làm, mà đó là khi ta bắt đầu. Tuy nhiên, một khi đã bắt đầu thì bạn có thể làm việc đó cả ngày trời. Dù có bận đến mấy thì hãy cố dành thời gian bắt tay vào cải thiện kỹ năng viết của mình ngay ngày hôm nay.

Đừng lo lắng – khả năng viết của bạn sẽ trở nên tốt hơn khi được luyện tập.


Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: https: https://everydaypower.com/improve-writing-skills/
  • Người dịch: Phạm Thị Thu Trang
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thị Thu Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65047

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER