Khi Nào Tôi Cảm Thấy Mình Đủ Tốt Để Theo Đuổi Các Mục Tiêu?

Luôn luôn có một lý do đằng sau việc bạn cảm thấy không thỏa mãn. Hãy lấy hết can đảm và nhìn lại nơi mà bản thân bắt đầu để tìm được giải pháp.

Cảm giác hụt ​​hẫng của bạn có phải bắt đầu bằng:

  • Điều gì đó bạn đã làm mà bạn vẫn đang phân vân?
  • Hứng chịu những chỉ trích hay bị lạm dụng thời thơ ấu?
  • Những trải nghiệm khiến bạn hoài nghi về bản thân?

Cảm giác hụt ​​hẫng có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ kiểu bạn đời mà bạn chọn, công việc bạn làm và sự hài lòng chung của bạn trong cuộc sống.

Khi nào tôi sẽ cảm thấy mình đủ tốt để theo đuổi các mục tiêu thú vị nhất của mình?

Thực hành những bước này có thể tạo ra sự khác biệt to lớn về chất lượng cuộc sống của bạn – nhưng bạn cần phải sẵn sàng nhìn vào bản thân và thực hiện một số thay đổi.

? Tìm ra nguyên nhân

Bước đầu tiên là truy tìm lại nơi bắt đầu những cảm giác hụt ​​hẫng này. Bạn có nắm bắt được những cảm xúc này khi còn ở thời thơ ấu không? Nếu có thì chúng bắt đầu từ khi nào?

Viết những trải nghiệm này vào nhật ký và xem mối liên hệ giữa cảm giác của bạn hôm nay và thời điểm nó bắt đầu. Điều này có thể nâng cao nhận thức của bạn về lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy. Bước tiếp theo là thay đổi những suy nghĩ đó.

? Thay đổi suy nghĩ của bạn

Cảm giác hụt ​​hẫng có thể xâm chiếm và làm mờ đi cảm giác của bạn về bản thân. Chúng có thể làm cho bạn cảm thấy như bạn đang bị nhấn chìm. Thay vào đó, hãy nhìn nhận lại những gì bản thân bạn thật sự có. Lập danh sách những điều mà mọi người đánh giá cao về bạn. Học cách chấp nhận lời khen. Những gì bạn được kể khi còn nhỏ là về họ nhiều hơn là về bạn. Nỗi sợ hãi có thể được coi là một bằng chứng giả nhưng lại đang hiện diện. Tuy nhiên, chúng có thể chuyển hóa thành sự chấp nhận nhẹ nhàng.

?Đầu tư chăm sóc bản thân

Người tự tin sẽ biết cách chăm sóc bản thân. Hãy tự hào về ngoại hình của bạn. Ngủ đủ giấc và bắt đầu tập thể dục. Đảm bảo rằng bạn sẽ tạo dựng được một mạng lưới bạn bè với sự  hỗ trợ mạnh mẽ vì những người có nhiều bạn bè có lòng tự trọng cao hơn những người không có.

?Kỹ thuật “rào đón”

Nếu bạn cảm thấy bế tắc khi thực hiện thay đổi, hãy nhìn vào lợi ích thứ cấp. Đó là khi bạn không thể dừng một hành vi (hoặc niềm tin) vì nó mang lại lợi ích cho bạn theo một cách nào đó. Tìm hiểu xem những cảm giác đó có lợi cho bạn như thế nào.

Ví dụ, từ bỏ cảm giác không thích hợp có nghĩa là thay đổi. Mọi người giữ vững niềm tin tiêu cực vì sợ hãi bởi vì họ đã quen với cảm giác thoải mái, an toàn.

Nếu bạn tiếp tục cảm thấy tồi tệ về bản thân, bạn sẽ không thể nào nộp đơn cho công việc mới hoặc có thể rủ một cô gái dễ thương nào đó đi chơi. Những cảm giác đó sẽ khiến bạn bị cô lập.

Học cách tập trung vào bản thân và giúp đỡ người khác. Hãy luyện tập, và luyện tập khiến mỗi chúng ta không hoàn hảo một cách hoàn hảo.

———————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Nguồn: everydaypower.com
  • Tác giả: Phạm Thùy Trang
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Thùy Trang-Nguồn ivolunteer VietNam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=64874

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER