17 Mẹo Giúp Bạn Vượt Qua Vòng Phỏng Vấn
- Nghiên cứu về doanh nghiệp.
- Luyện tập về các câu hỏi thường gặp.
- Sử dụng phương pháp STAR.
- Chọn trang phục cho buổi phỏng vấn.
- Có bản sao sơ yếu lí lịch và những người giới thiệu.
- Chuẩn bị những kinh nghiệm, ví dụ cụ thể của bạn về công việc của bạn.
- Tạo một danh sách về các câu hỏi hay thắc mắc của bạn dành cho nhà tuyển dụng.
📌 Nghiên cứu về doanh nghiệp
- Hãy tra cứu trên web của doanh nghiệp để tìm hiểu thêm nhiều điều cần thiết. Ghi nhớ cẩn trọng về sứ mệnh hay văn hóa công ty cũng như những nhân tố khác có thể hỗ trợ bạn trong quá trình phỏng vấn, giúp bày tỏ các câu trả lời có mục tiêu hơn. Ngoài ra, các tài khoản truyền thông xã hội của doanh nghiệp hoặc bất cứ tin tức nào liên quan đến trong khoảng thời gian đó bạn đều có thể xem qua.
- Nếu bạn biết được tên người phỏng vấn ngày hôm đó, hãy dành chút thời gian để biết thêm về họ. Ứng viên có thể tìm thông tin ở trên website của công ty hoặc tìm kiếm về hồ sơ mạng lưới chuyên nghiệp của họ. Việc này sẽ giúp bạn tạo kết nối cá nhân với người phỏng vấn.
📌 Luyện tập về các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
Nên chuẩn bị và thực hành trước với những câu hỏi mà ứng viên dễ bắt gặp, chẳng hạn như:
- Giới thiệu về bản thân.
- Điểm mạnh của bạn là gì ?
- Nhược điểm của bạn là gì ?
- Kể về một khó khăn, thách thức mà bạn đã vượt qua ở công việc trước.
- Bạn một ngày làm việc điển hình như thế nào ?
- Điểu gì đã thúc đẩy bạn ?
Ứng viên cũng cần nghiên cứu qua các câu hỏi chuyên môn cho vị trí công việc sẽ phỏng vấn. Ví dụ: Nếu bạn ứng tuyển với vai trò là một lập trình viên hoặc nhà phát triển, thì có thể thực hành qua về những câu hỏi có liên quan đến mã hóa.
Bạn có thể luyện tập thử với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình và nhờ họ đưa ra nhận xét. Hơn hết là bạn không chỉ thực hành về câu trả lời mà còn là về nét mặt hay ngôn ngữ hình thể. Điều này giúp bạn đưa ra được những câu trả lời tự tin và có sức thuyết phục hơn.
📌 Sử dụng phương pháp STAR
– Phương pháp này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình luyện tập các câu trả lời. STAR chính là viết tắt cho:
- Tình huống: Mô tả một thách thức mà bạn phải đối mặt ở nơi làm việc hoặc trường học
- Nhiệm vụ: Mô tả vai trò của bạn trong tình huống đó.
- Hành động: Bạn đã làm gì để vượt qua thử thách đó.
- Kết quả: Kết quả bạn đạt được thông qua hành động của bản thân là gì?
Việc áp dụng phương pháp này có thể giúp ích cho ứng viên đưa ra câu trả lời được đánh giá cao hơn.
📌Chọn trang phục cho buổi phỏng vấn
- Một ngày trước phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn trang phục bạn định mặc để tiết kiệm được tối đa thời gian. Đảm bảo rằng bộ trang phục ấy sạch sẽ, phẳng phiu và vừa vặn. Bạn cũng có thể gọi hoặc gửi email cho người đã liên lạc trước đó để biết thêm thông tin về trang phục. Nếu không chắc về các quy định, yêu cầu với trang phục ở công ty thì cách tốt nhất là hãy ăn mặc nhìn chuyên nghiệp hơn để tạo ấn tượng tốt nhất.
📌 Có bản sao sơ yếu lí lịch và những người giới thiệu
- Chuẩn bị sẵn từ bốn đến năm bản sao về lí lịch và những người giới thiệu của bạn trong trường hợp có nhiều người cùng phỏng vấn. Hãy in ra và giữ chúng trong một tập hồ sơ đảm bảo giấy không bị nhăn hoặc mực bị nhòe đi để tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp với các nhà tuyển dụng.
📌 Chuẩn bị những kinh nghiệm, ví dụ cụ thể của bạn về công việc của bạn
- Nhà tuyển dụng có thể sẽ muốn xem qua các ví dụ cụ thể vể công việc của ứng viên. Việc có chúng là vô cùng cần thiết và hữu ích. Bạn có thể chuẩn bị hồ sơ năng lực hoặc mô tả cụ thể về công việc mà bạn đang nghĩ đến. Sử dụng số liệu để mang đến cái nhìn rõ hơn cho người phỏng vấn, giúp họ dễ hình dung về công việc của bạn.
📌 Các câu hỏi hay thắc mắc đến người phỏng vấn.
Ở cuối buổi phỏng vấn, người tuyển dụng sẽ hỏi các ứng viên xem liệu có câu hỏi nào muốn đặt ra không. Việc có sẵn một số câu hỏi sẽ thể hiện rằng bạn thật sự có quan tâm đến công ty cũng như công việc sắp tới. Đọc kĩ mô tả về công việc và xem trang web của doanh nghiệp để tự đặt ra các câu hỏi hay. Điều này còn giúp cho ứng viên hiểu thêm về công việc tương lai. Một số câu hỏi ứng viên có thể tham khảo như:
- Bạn mô tả như thế nào về văn hóa công ty?
- Trách nhiệm của tôi hằng ngày sẽ là gì ?
- Tôi sẽ làm việc hầu hết với ai ?
- Hiệu suất công việc của tôi sẽ được đánh giá như thế nào ?
- Tại sao vị trí này lại mở tuyển dụng ?
- Những điều kế tiếp trong buổi phỏng vấn này sẽ là gì ?
2. Những lời khuyên dành cho các ứng viên trong quá trình đang phỏng vấn
Hãy xem lại và ghi nhớ những lời khuyên này để sẵn sàng cho buổi phỏng vấn:
- Đến sớm.
- Lịch sự, tôn trọng với tất cả mọi người.
- Quan sát sự năng nổ, sôi nổi tại môi trường làm việc.
- Luyện tập tốt về ngôn ngữ hình thể.
- Giữ các câu trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm.
- Đưa ra những câu trả lời tích cực.
- Giới thiệu về thành tựu của bạn.
📌 Đến sớm
- Hãy đến sớm từ 10 đến 15 phút để gây ấn tượng tốt đầu tiên. Lên kế hoạch rõ cho lộ trình đến địa điểm phỏng vấn và kiểm tra về tình hình giao thông hôm đó để chắc rằng bạn đến đúng giờ. Đối với trường hợp bạn sẽ di chuyển bằng các phương tiện công cộng thì hãy kiểm tra kĩ tuyến đường và lịch trình. Để đảm bảo hơn hãy thử đến địa điểm đó trước một ngày để nắm rõ đường đi.
📌 Lịch sự, tôn trọng với tất cả mọi người
- Bạn sẽ gặp nhiều người trước cuộc phỏng vấn và điều quan trọng hơn hết là hãy tôn trọng tất cả mọi người để tạo cái nhìn thiện cảm hơn. Rất có khả năng nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu các phản hồi từ những nhân viên khác. Và bạn hoàn toàn có thể tự tin khi biết rằng bản thân đã thân thiện và chuyên nghiệp trong tất cả các trường hợp.
📌 Quan sát sự năng nổ, sôi nổi tại môi trường làm việc
- Quan sát sự năng nổ, sôi nổi tại môi trường làm việc Khi đến sớm, hãy tận dụng thời gian để quan sát về cách các nhân viên hiện tại tương tác với nhau. Trong tương lai bạn có thể làm việc tại môi trường đấy nên việc biết thêm về bầu không khí tại nơi làm việc sẽ vô cùng hữu ích. Ngoài ra, việc các đồng nghiệp thoải mái cởi mở trong việc thể hiện ngôn ngữ thì đây chính là tín hiệu tốt cho thấy môi trường cũng như thế.
📌 Luyện tập tốt về ngôn ngữ hình thể
- Trong quá trình phỏng vấn, hãy cố gắng duy trì một tư thế tốt. Giữ lưng và vai thẳng hướng về phía sau. Bắt chéo chân hoặc giữ cả hai chân đặt trên sàn và đặt hai tay lên bàn thay vì ngồi khoanh tay. Duy trì giao tiếp bằng mắt và thường xuyên mỉm cười sẽ thể hiện bạn là người có tính cách tự tin và tích cực.
📌 Đưa ra những câu trả lời tích cực
- Vì mỗi buổi phỏng vấn đều có hạn chế về thời gian, nên hãy đưa ra các câu trả lời chu đáo nhưng ngắn gọn rõ ràng. Tất cả các câu trả lời nên có giá trị, đúng trọng tâm để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy lí sao tại sao bạn lại phù hợp với vị trí này. Thế nên hãy luyện tập thử trước để giữ được sự tóm gọn cho câu trả lời.
- Ngay cả khi bạn đã có những trải nghiệm vô cùng tệ và tiêu cực với người chủ trước thì việc đưa ra những câu trả lời tích cực hơn cho thấy bạn đã vượt qua được những tình huống khó khăn như thế. Nếu bạn cảm thấy chán nản về công việc hiện tại, hãy tập trung vào những điều mà bản thân đã đạt được từ trải nghiệm đó và định hướng tiếp theo sẽ là gì.
📌 Giới thiệu về thành tựu của bạn.
- Các nhà tuyển dụng luôn muốn biết người ứng viên có thể mang lại giá trị gì cho công ty của họ. Nên trong lúc trả lời, hãy nói thêm qua về thành tựu cụ thể để cho thấy bạn đã có đóng góp như thế nào khi làm ở vai trò mà công ty đang mở. Đồng thời liên hệ các thành tích đó với trách nhiệm trong công việc sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
3. Những lời khuyên sau buổi phỏng vấn:
Bạn vẫn có thể tiếp tục ghi điểm sau cuộc phỏng vấn bằng những lời khuyên sau:
- Gửi một lời cảm ơn hoặc một email cảm ơn.
- Tiếp tục theo dõi
- Giữ kết nối mở.
📌 Gửi một lời cảm ơn hoặc một email cảm ơn.
- Không quá một ngày sau cuộc phỏng vấn, hãy gửi lời cảm ơn hoặc email đến từng người mà đã phỏng vấn bạn. Cảm ơn họ vì đã dành thời gian và sự cân nhắc, đồng thời còn cho thấy sự quan tâm của bạn đối với vai trò này. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào mà bạn không thể hỏi trong cuộc phỏng vấn, hãy đưa chúng vào email. Bạn cũng có thể bao gồm những thành tích để người quản lý tuyển dụng thấy tại sao bạn lại phù hợp với vai trò này.
📌 Tiếp tục theo dõi
- Nếu bạn không nhận được phản hồi từ người quản lý tuyển dụng sau một tuần hoặc sau khi đã có kết quả, hãy gọi điện hoặc gửi email tiếp theo. Xác nhận lại sự quan tâm của bạn đối với công việc và hỏi xem bạn có thể cung cấp thêm điều nào để giúp họ đưa ra quyết định cuối cùng hay không.
📌 Giữ kết nối mở
- Dù cho bạn không nhận được công việc, thì giữ mối liên hệ cởi mở với nhà tuyển dụng vẫn rất hữu ích. Có thể một vị trí tương tự sẽ có sẵn trong tương lai hoặc nhà tuyển dụng có thể giới thiệu giúp bạn cho công việc ở một công ty khác. Đừng quên nói lời cảm ơn người quản lý tuyển dụng một lần nữa và có thể đề nghị được xem xét cho các cơ hội trong tương lai.
________________________
- Nguồn: Indeed
- Người dịch: Tường Vy
Nguồn: https://ivolunteer.vn/17-meo-giup-ban-vuot-qua-vong-phong-van-s24038.html
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=144346
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com