Tôi nghĩ không ai có thể phản biện lại khái niệm cho rằng những người có khả năng kiểm soát tốt suy nghĩ và cảm xúc của mình, là người năng suất hơn và thành công hơn những người khác. Vì thế, việc học cách kiểm soát cảm xúc, thậm chí là tạo dựng những thứ hữu dụng từ đó sẽ giúp ta trở thành phiên bản thành công nhất của chính mình. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, việc hoàn toàn kiểm soát cảm xúc của mình là rất cần thiết cho hoạt động hàng ngày, nhưng liệu chúng ta có thể nâng chúng lên một tầm cao mới để tiếp tục phát huy năng suất và thành công không? Câu trả lời là có!
Đầu tiên, chúng ta nên bắt đầu bằng việc xác định những cảm xúc mà sẽ tác động xấu đến hoạt động năng suất. Chúng có thể là lo lắng, căng thẳng, bực bội, quá tải hay phẫn uất. Những cảm xúc như vậy ảnh hưởng xấu đến năng suất ở nơi làm việc và ngăn cản ta phát huy tối đa tiềm năng của mình. Chúng bó buộc ta vào lối suy nghĩ tiêu cực, cũng như gây mất tập trung trong công việc ta đang thực hiện. Vì vậy, việc học cách kiểm soát những cảm xúc này không chỉ khiến ta hoàn thiện hơn mà thật sự thiết yếu để loại bỏ chúng nhiều nhất có thể khỏi nơi làm việc. Thay vào đó là di dời sự tập trung sang những cảm xúc giúp ta phát huy tối đa tiềm năng, đạt đỉnh điểm năng suất và hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Những cảm xúc đáp ứng được đặc điểm trên là sự tích cực, tập trung vào giải pháp, giải quyết vấn đề, ham học hỏi, chú ý tiểu tiết và niềm tin vào khả năng của mình. Nếu như ta có thể khai thác chúng thì tiềm năng và năng suất của ta sẽ tăng vượt bậc. Vậy trông chúng như thế nào khi ta tận dụng những cảm xúc và kĩ năng này vào công việc? Dưới đây là một vài gợi ý về cách sử dụng chúng và tại sao chúng lại quan trọng đối với cường độ lao động của chúng ta. Hãy thử đọc và tìm hiểu xem sự khác biệt mà mức độ năng suất và ngày làm việc của bạn có thể thay đổi như thế nào nhé!
- Hãy lạc quan
Lạc quan có thể truyền từ người này sang người khác. Mặc dù bạn sẽ thỉnh thoảng gặp phải những người tồi tệ không đánh giá cao năng lượng sống động của bạn, thế nhưng hầu hết mọi người sẽ hưởng ứng nó và cũng sẽ trở nên tích cực. Điều quan trọng nhất là bạn lạc quan và nếu bạn làm được, những người khác cũng sẽ làm theo. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng mình đã có một đội nhóm tin tưởng vào sứ mệnh làm việc cùng nhau.
- Tập trung vào giải pháp
Còn gì tồi tệ hơn một người điểm mặt mọi vấn đề nhưng không bao giờ đưa ra một giải pháp nào. Tuy nhiên, nếu bạn là người xác định vấn đề, đồng thời là người chuẩn bị trước các phương án giải quyết, bạn sẽ là một người hùng, hoặc ít nhất là sẽ được tôn trọng.
- Học cách giải quyết vấn đề
Đi kèm với kĩ năng tập trung vào giải pháp là sự lạc quan. Đây là lúc bạn không bị mắc kẹt mãi ở một vấn đề, thay vì phàn nàn không ngừng về nó thì bạn hãy động não và thử các cách khác nhau để xử lí tình huống. Mọi người thường đề cao những cá nhân làm việc dựa lối tư duy này hơn là những người có vẻ lúc nào cũng bi quan và hay chỉ điểm thứ sai hoặc bất khả thi.
- Ham học hỏi
Đây là một kĩ năng đáng để phát triển. Tôi luôn chia sẻ với bệnh nhân và học sinh của mình rằng không có câu hỏi nào là ngốc nghếch. Nếu bạn nghĩ ra nó, khả năng cao là những người khác cũng thế, chỉ là họ không hỏi thôi. Tính tò mò sẽ bắt đầu bằng một cuộc hội thoại, mong muốn tìm ra câu trả lời và giúp bạn nắm được giải pháp. Nếu bạn hỏi đúng trọng tâm, bạn sẽ ngạc nhiên về những khoảnh khắc tìm ra giải pháp mà bạn có cùng với cách mà mọi thứ nối đuôi nhau đến với bạn.
- Chú ý đến tiểu tiết
Điều này quả là đúng khi nói rằng chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Hãy học cách đề cao chúng và để tâm đến sự khác biệt mà những tiểu tiết đem lại. Tôi luôn khuyên mọi người nên chia bé những mục tiêu lớn thành những nhiệm vụ nhỏ để dễ kiểm soát. Việc tự hỏi bản thân mình: “Tôi có thể làm gì trong hôm nay, tuần này hay tháng này?” sẽ giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu lớn nhất. Khi nhìn mọi thứ dưới tư duy như vậy, các mục tiêu sẽ không đột ngột trở nên quá sức và mọi thứ dường như dễ kiểm soát hơn. Mỗi khi chúng ta thực hiện và tập trung vào nhiệm vụ nhỏ hơn, chúng ta sẽ có cảm giác đạt được thành tựu rất lớn và tạo động lực tiến gần đến mục tiêu.
- Tin vào khả năng của mình
Tin tưởng là một cảm xúc tích cực có vai trò quan trọng. Tin vào bản thân có lẽ là trạng thái tâm lý quan trọng nhất chúng ta có thể có. Nếu ta tin vào khả năng đạt được mục tiêu thì thành công sẽ trở nên dễ dàng với chúng ta hơn. Sự thật là bạn phải có niềm tin vào chính mình trước khi mong đợi người khác trông cậy vào mình. Hơn nữa, việc ta tin vào bản thân và vào khả năng thành công của dự án đang hướng đến có thể được lan tỏa đến cả đội. Nếu họ thấy mình gửi gắm niềm tin, khả năng lớn là họ cũng sẽ làm tương tự.
—————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Lâm Thị Hoài Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lâm Thị Hoài Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Post Views:
515
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=67979
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
Tin công nghệ, điện thoại, máy tính, ô tô, phân khối lớn, xu hướng công nghệ cập nhật mới nhất