6 Phương Pháp Đơn Giản Giúp Bạn Học Một Ngôn Ngữ Mới Hiệu Quả
2. Nói nhiều nhất có thể (Đặc biệt là với người bản ngữ)
Không cần phải bàn luận nhiều, cách tốt nhất để học nói một ngôn ngữ mới là bạn phải thực sự “nói” nó. Đọc và nghiên cứu các cuốn sách ngữ pháp sẽ chỉ giúp bạn cho đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, bạn rất dễ bị mắc kẹt trong tư duy “chưa đủ tốt” – bạn không sẵn sàng để nói vì luôn nghĩ rằng mình nói không tốt. Và sau đó, bài nói của bạn không trở nên khá hơn.
Tôi biết điều này từ kinh nghiệm trực tiếp, vì về cơ bản thì tôi đã từ chối nói tiếng Pháp trong suốt thời Trung học. Tôi cảm thấy xấu hổ vì nghĩ rằng mình sẽ mắc lỗi và nói bằng một giọng khủng khiếp.
Khi tôi đến Trường Cao đẳng Ngôn ngữ Middlebury, sau năm đầu tiên học đại học và buộc phải nói tiếng Pháp 24/7, tôi được xếp vào các lớp trình độ sau đại học vì khả năng viết tiếng Pháp của tôi quá tốt. Phải mất nhiều năm để xây dựng sự tự tin khi nói, nhưng bây giờ, chồng tôi là người Pháp và những người Pháp thường xuyên hỏi rằng tôi đến từ vùng nào của Pháp.
Vì vậy, hãy cố gắng giao tiếp với người bản ngữ nói ngôn ngữ mà bạn đang theo học. Bạn sẽ học được nhiều hơn trong cuộc trò chuyện 5 phút với một người bản xứ tiếng Tây Ban Nha so với một người nói tiếng Anh khác đã có 2 năm học tiếng Tây Ban Nha.
Hãy cố gắng dành 80% thời gian của bạn để nói chuyện với những người nói ngôn ngữ tốt hơn mình.
3. Nghe radio hoặc TV bằng tiếng nước ngoài, ngay cả khi có “âm thanh nền”
Một phần của việc học nói một ngoại ngữ đúng cách là học ngữ điệu và âm tiết của từ. Ví dụ, trong tiếng Pháp, bạn không thể nhấn mạnh vào các từ khác nhau trong một câu giống như tiếng Anh để thay đổi ý của bạn. Và thật dễ dàng để phân biệt sinh viên mới bắt đầu với những người gần bản ngữ bằng cách nghe phát âm tiếng Pháp giống như tiếng Anh của họ.
Biện pháp khắc phục điều đó là nghe càng nhiều càng tốt.
Hãy cố gắng nghe nhịp điệu của các từ, cách chúng được phát âm trong từng ngữ cảnh khác nhau với những ngữ điệu khác nhau ra sao. Ngôn ngữ phát ra như thế nào khi người nói đang phấn khích, tức giận hoặc đặt câu hỏi buộc tội.
Ngay cả khi nghe với những “âm thanh nền” cũng sẽ giúp bạn thu thập thông tin về cách ngôn ngữ đó được sử dụng.
4. Tra những từ không biết trong từ điển đơn ngữ
Việc tìm ra nghĩa của các từ có thể rất khó bằng tiếng nước ngoài, vì các bản dịch trực tiếp và chính xác không phải lúc nào cũng tồn tại. Mặc dù có thể dễ dàng nhận ra những từ chỉ các đồ vật vật lý như: sữa hoặc bàn, nhưng việc dịch các khái niệm có thể khó hơn rất nhiều.
Ví dụ, hãy xem xét cách chúng ta nói “to drop” để chỉ ra rằng một thứ gì đó đã rơi xuống. “Tôi làm rơi khay và kính bị vỡ.” Nó bị động. Trong tiếng Pháp, “to drop” có nghĩa là “laisser tomber.” “J’ai laissé tomber le plateau et le verre s’est cassé.” Tôi * làm nó rơi *. Google Dịch và WordReference không phải lúc nào cũng mang lại cho bạn ý nghĩa sắc thái đó.
Bằng cách tra từ trong từ điển đơn ngữ, bạn có thể đảm bảo rằng từ hoặc cụm từ bạn chọn thực sự mang nghĩa như bạn nghĩ.
5. Khi mắc sai lầm, ngay lập tức cố gắng sửa chữa bản thân
Nếu gõ sai một từ, bạn nên xóa toàn bộ từ đó trước khi gõ lại chính xác để lập trình lại bộ não và thực hiện đúng vào lần sau. Đối với việc học ngoại ngữ cũng vậy.
Nếu bạn nói sai và mắc lỗi, hãy ngay lập tức sửa lại bằng cách lặp lại câu đó một cách chính xác. Điều này sẽ giúp bộ não của bạn được hệ thống lại để tránh mắc các lỗi tương tự cũng như củng cố những quy tắc ngữ pháp trong đầu bạn.
6. Mang theo cuốn sổ tay và viết ra những từ mới bạn học được
Một điều tôi đã làm ở Middlebury và trong năm đầu tiên ở Pháp là mang theo một cuốn sổ nhỏ. Bất cứ lúc nào tôi nghe thấy một từ mà tôi không biết, tôi sẽ viết nó ra (hoặc nhờ người khác đánh vần nếu cần).
Sau một vài tuần, tôi đã có một nguồn tài nguyên tuyệt vời để xem bất cứ khi nào tôi nghĩ, “Ồ, tôi nhớ đã nói về điều đó gần đây, nhưng tôi quên mất nó được gọi là gì.” Và quan trọng hơn, tôi đã ghi lại tất cả những từ đã học.
Nếu bạn đang trong giai đoạn bắt đầu học một ngôn ngữ mới, quá trình này có thể quá áp lực vì bạn luôn phải học từ vựng. Nhưng một khi bạn đã đạt đến trình độ trung cấp hoặc cao hơn, quá trình học tập của bạn sẽ chậm lại. Ban đầu, bạn sẽ tiến bộ dễ dàng vì đang học các thì động từ đơn giản và danh sách các từ vựng siêu hữu ích mà thường được sử dụng hàng ngày như: “Xin chào!”, “Bạn có khỏe không?”, “Cho tôi xin cái bút được không?”… Và sau khi bạn vượt qua giai đoạn đó, việc học đột nhiên sẽ trở nên khó khăn hơn.
Khi bạn đã tiến bộ, việc ghi chép lại những từ đã học cũng có thể giúp bạn không cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng bạn không học được gì mới.
Miễn là bạn sử dụng ngôn ngữ, bạn sẽ luôn tiến bộ.
—————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích!
- Tác giả: Allison Lounes
- Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Thu Hằng
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Thu Hằng – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=58742
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com