6 Bước Để Viết Hồ Sơ Nghiệp Vụ Quan Hệ Ngân Hàng Bạn Cần Biết

Nghiệp vụ quan hệ ngân hàng cung cấp lời khuyên tài chính cho khách hàng, truyền đạt các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch. Tạo một hồ sơ nêu bật các kỹ năng và khả năng của bạn cho công việc này có thể giúp bạn gây được nhiều sự chú ý hơn đến nhà tuyển dụng và bộ phận quản lý tuyển dụng. Nếu bạn biết cách để tạo ra loại hồ sơ này thì nó có thể giúp tổ chức và định dạng các bằng cấp của bạn và bao gồm cả thông tin quan trọng nhất. Bài viết này bàn luận về vấn đề: Hồ sơ nghiệp vụ quan hệ ngân hàng là gì? Mô tả cách để viết một hồ sơ bằng cách sử dụng 6 hướng dẫn dưới đây, bên cạnh đó cũng sẽ cung cấp cho bạn khuôn mẫu và một hồ sơ mẫu để bạn có thể dễ dàng hình dung ra những gì mình cần phải làm.

HỒ SƠ NGHIỆP VỤ QUAN HỆ NGÂN HÀNG LÀ GÌ?

Hồ sơ nghiệp vụ quan hệ ngân hàng là một tài liệu mà bạn có thể sử dụng để ứng tuyển cho vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng và tham khảo khi phỏng vấn. Những hồ sơ này bao gồm thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn và các chứng chỉ của bạn để ứng tuyển cho vị trí mà bạn mong muốn. Việc tạo một hồ sơ dựa theo những hướng dẫn bên dưới có thể sẽ giúp bạn yên tâm hơn để ứng tuyển cho vị trí này.

CÁCH VIẾT HỒ SƠ NGHIỆP VỤ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Dưới đây là 6 bước có thể giúp bạn tự viết một hồ sơ cho chính mình:

     1. Viết bảng tóm tắt hoặc mục tiêu

Bước đầu tiên sau khi bạn đã liệt kê ra những thông tin liên lạc của mình chính là viết một phần tóm tắt hoặc mục tiêu nghề nghiệp. Phần tóm tắt này nên dài từ 1 đến 2 câu mô tả tổng quan về kinh nghiệm chuyên môn và học vấn của bạn, trong khi phần mục tiêu nghề nghiệp thường là 1 câu mô tả về mục tiêu và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc hay bằng cấp liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thì bạn có thể tạo một bản tóm tắt năng lực của bạn để thể hiện bạn phù hợp cho vị trí này. Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì tốt hơn hết bạn nên chọn cách viết về mục tiêu nghề nghiệp.

     2. Mô tả kinh nghiệm ở những vị trí công việc có liên quan

Ở phần này, bạn có thể liệt kê ra những vị trí mà bạn đã đảm nhận ở các công việc trước hoặc hiện tại vẫn còn làm mà có liên quan đến lĩnh vực quan hệ khách hàng. Những vị trí như tư vấn tài chính, giao dịch viên, quản lý hay phân tích tài chính đều là những ví dụ về thể hiện vai trò cụ thể trong công việc mà bạn nên đề cập trong phần này. Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về vai trò của bạn ở những vị trí trước, từ đó nâng cao kỹ năng của bạn hơn ở công việc mới này.

     3. Cung cấp thông tin về trình độ học vấn

Tiếp theo, bạn có thể cung cấp một danh sách về những bằng cấp có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, như là bằng cử nhân hay bằng thạc sĩ. Các bằng cấp về tài chính, quản lý tiền bạc, kế toán, quản trị kinh doanh hay truyền thông đều có thể giúp bạn có đáp ứng đủ điều kiện ứng tuyển cho vị trí này. Bên cạnh việc cung cấp đơn vị giáo dục mà bạn đã theo học, tên bằng cấp chứng chỉ và ngày tốt nghiệp, thì bạn cũng nên liệt kê ra những môn học cụ thể thuộc chương trình giảng dạy của bạn. Liệt kê những môn học đó có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu cụ thể hơn về cách bạn sẽ cải thiện kỹ năng của mình như thế nào và trang bị kiến thức để trở thành một chuyên viên quan hệ khách hàng.

     4. Liệt kê những kỹ năng của bạn

Hãy cân nhắc việc liệt kê cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bạn để cho thấy khả năng đảm nhận và hoàn thành tốt vai trò của một chuyên viên quan hệ khách hàng. Kỹ năng cứng bao gồm quản lý tiền bạc, tư vấn tài chính, phân tích tài chính, xử lý những con số và thống kê. Kỹ năng mềm thì sẽ rèn luyện khả năng của bạn như kỹ năng giao tiếp giữa người với người, tư duy phản biện, kỹ năng tổ chức và xử lý tình huống. Khi liệt kê những kỹ năng trên, bạn nên suy nghĩ kỹ để sắp xếp chúng theo thứ tự phù hợp với những yêu cầu của vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

     5. Những chứng chỉ mà bạn có

Kế tiếp, bạn có thể viết ra những chứng chỉ/ chứng nhận bạn đã hoàn thành mà đáp ứng được những yêu cầu cần có cho vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng. Bạn có thể liệt kê tên của bằng cấp chứng chỉ, đơn vị cấp và hiệu lực của nó. Việc bạn đạt được các chứng chỉ dưới tư cách một chuyên gia phân tích tài chính, nhà hoạch định tài chính, nhà quản lý rủi ro tài chính hay nhà phân tích đầu tư thay thế sẽ có thể rất hữu ích nếu bạn đưa chúng vào hồ sơ đấy.

     6. Người tham chiếu

Trong phần cuối cùng của hồ sơ, bạn nên chọn lọc để đưa ra những người tham chiếu từ các vị trí chuyên môn và chương trình giáo dục trước đây. Người quản lý, đồng nghiệp, cố vấn hay giảng viên trước của bạn, tất cả đều là những thông tin rất hữu ích để thêm vào hồ sơ ứng tuyển. Nhà tuyển dụng có thể liên hệ với những người tham chiếu đó để hiểu rõ hơn về vai trò trong công việc trước, hay đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng của bạn. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi người tham chiếu về khả năng giao tiếp của bạn với khách hàng để đưa ra quyết định dựa trên các lựa chọn tài chính của họ.

MẪU

Dưới đây là khuôn mẫu mà bạn có thể dùng để tự thiết kế một bộ hồ sơ cho chính mình:

[Họ và tên] [Số điện thoại]

[Địa chỉ email]

1. Mục tiêu/ Bảng tóm tắt

[Một hoặc hai câu mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay tổng quan kinh nghiệm làm việc của bạn ở lĩnh vực nghiệp vụ quan hệ ngân hàng]

2. Kinh nghiệm làm việc

[Chức danh, chủ trước] [Ngày làm việc]

Nhiệm vụ

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Chức danh, chủ trước] [Ngày làm việc]

Nhiệm vụ

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Chức danh, chủ trước] [Ngày làm việc]

Nhiệm vụ

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

[Nghĩa vụ công việc]

3. Trình độ học vấn

[Bằng cấp] [Tên trường Đại học/ Cao đẳng] [Năm tốt nghiệp]

Khoá học

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

[Bằng cấp] [Tên trường Đại học/ Cao đẳng] [Năm tốt nghiệp]

Khoá học

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

[Tên khoá học]

4. Kỹ năng

[Kỹ năng]

[Kỹ năng]

[Kỹ năng]

[Kỹ năng]

5. Chứng chỉ

[Tên bằng cấp chứng chỉ] được cấp bởi [Đơn vị cấp], hiệu lực [thời hạn của chứng chỉ]

[Tên bằng cấp chứng chỉ] được cấp bởi [Đơn vị cấp], hiệu lực [thời hạn của chứng chỉ]

[Tên bằng cấp chứng chỉ] được cấp bởi [Đơn vị cấp], hiệu lực [thời hạn của chứng chỉ]

6. Người tham chiếu

[Tên, quan hệ của người đó với bạn, số điện thoại, email]

[Tên, quan hệ của người đó với bạn, số điện thoại, email]

[Tên, quan hệ của người đó với bạn, số điện thoại, email]

HỒ SƠ MẪU

Dưới đây là một ví dụ cho hồ sơ của bạn dựa trên khuôn mẫu đã được cung cấp:

Henry Huttle 555-687-1289

henry @mail.com

1. Bảng tóm tắt

Chuyên viên quan hệ khách hàng với kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực như giao dịch viên ngân hàng và tư vấn tài chính. Hoàn thành chương trình học ở chuyên ngành Tài chính và Quản trị kinh doanh.

2. Kinh nghiệm làm việc

  • Chuyên viên quan hệ khách hàng, Ngân hàng TVVT từ tháng 6/2017 – tháng 3/2021

 Nhiệm vụ

Phân tích khả năng sinh lời từ danh mục vốn đầu tư của khách hàng và đề xuất các thay đổi

Xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại, email, mạng xã hội để giữ liên lạc

Nhận ra triển vọng cho khách hàng

Thực hiện các chương trình truyền thông để thu hút doanh nghiệp mới

Hỗ trợ bộ phận bán hàng xác định khách hàng tiềm năng

  • Tư vấn tài chính, Công ty tư vấn HHJH từ tháng 3/2014 – tháng 6/2017

– Nhiệm vụ

Cố vấn đầu tư

Quản lý các khoản đầu tư và rủi ro tài sản

Dịch các ý tưởng phức tạp sang ngôn ngữ của khách hàng để họ hiểu rõ vấn đề

Ghi chép các hoạt động của công ty, bao gồm tài liệu, bản ghi nhớ và tài liệu bằng văn bản

Đóng vai trò là cầu nối giữa công ty và các cá nhân hay doanh nghiệp

Thu hút khách hàng mới bằng cách quảng cáo hay các phương pháp khác

Dạy các kiến thức nền tảng về đầu tư vào môi trường giáo dục

  • Giao dịch viên ngân hàng, Ngân hàng United Best Northern từ tháng 1/2011 – tháng 3/2014

– Nhiệm vụ

Trả lời câu hỏi của khách hàng và cung cấp thông tin về dịch vụ của công ty

Thực hiện an toàn các giao dịch

Đóng gói và giao các bưu phẩm mà khách hàng đã đặt mua, như sách, trang sức hay tiền mặt

Hủy hoặc hoàn trả tiền, sử dụng máy in biên lai xử lý vấn đề này

Xác định nhu cầu của khách hàng khi bàn về tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm

3. Trình độ học vấn

  • Thạc sĩ Khoa học tài chính, Đại học Western Eastern, Tốt nghiệp tháng 5/2015

Khoá học

Toán kinh doanh ứng dụng

Thống kê kinh doanh

Quản lý tài chính

Ngân sách doanh nghiệp

Quản lý tiền tệ

Tài chính quốc tế

Đạo đức tài chính

  • Cử nhân Quản trị kinh doanh,  Đại học Northern Southern West, Tốt nghiệp tháng 5/2013

Khoá học

Truyền thông doanh nghiệp

Kế toán quản lý

Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô

Kinh doanh quốc tế

4. Kỹ năng

Tư vấn tài chính

Quản lý tiền

Toán cao cấp và thống kê

Truyền thông

Tư duy phản biến

Kỹ năng giải quyết vấn đề

5. Chứng chỉ

Chứng chỉ phân tích tài chính được trao bởi Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ (ABA), có giá trị đến tháng 5/2023

Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế được trao bởi Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ (ABA), có giá trị đến tháng 5/2023

Chứng chỉ nhà lập kế hoạch tài chính được trao bởi Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ (ABA), có giá trị đến tháng 5/2023

————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69880

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER