5 Lý Do Giải Thích Cho Việc Muốn Thành Công Phải Trải Qua Đau Đớn
1. Nỗi Đau Buộc Chúng Ta Phải Lựa Chọn
Sự phát triển và tăng trưởng cá nhân của chúng ta thường hình thành trong những hành trình bất ngờ và những trải nghiệm chúng ta có được khi gặp những tình huống khó khăn khó khăn. Những điều này có thể khiến chúng ta đặt câu hỏi về quyết tâm và kiểm tra sự kiên trì của chúng ta.2. Nỗi Đau Khuyến Khích Sự Thay Đổi, Thúc Đẩy Chúng Ta Phát Triển
Khi gặp thất bại hoặc mất mát, chúng ta buộc phải đánh giá những lựa chọn, quyết định của mình và tự xem xét lại bản thân. Trong những trường hợp này, chúng ta cần đánh giá những gì chúng ta làm và cách chúng ta làm điều đó.
Chúng ta mở rộng đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình để nhận ra những bất an hoặc thiếu sót của bản thân. Chính trong trạng thái này, chúng ta mới dễ dàng kiểm soát cái tôi và chấp nhận sự khiêm tốn hơn.
Khi làm như vậy, chúng ta thường thấy mình ở một tâm thế sẵn sàng thừa nhận rằng mình đã đưa ra một số lựa chọn không phù hợp với mục tiêu. Chúng ta cần được ‘chuẩn bị trước’ cho sự thay đổi. Đôi khi, chúng ta chỉ cần ‘làm lại’. Điều tưởng chừng như không thể sẽ trở thành có thể vì nỗi đau của chúng ta.
Haruki Murakami, đã diễn đạt nó rất hay:
“Khi bạn vượt qua cơn bão, bạn sẽ không còn như trước nữa. Đó là mục đích của bão tố.”
3. Nỗi Đau Thúc Đẩy Chúng Ta Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ
Thất bại hoặc những trải nghiệm khó khăn có thể làm cho chúng ta khiêm nhường. Sự khiêm tốn này thường cho phép chúng ta nhìn các tình huống và những người khác theo một góc nhìn mới. Chúng ta bắt đầu coi họ là các đối tác, những người tương trợ và chỉ dạy cho mình, chứ không chỉ đơn giản là các đối thủ cạnh tranh.
Chúng ta trở nên cởi mở trong việc trông cậy vào người khác và yêu cầu giúp đỡ. Chúng ta chia sẻ những suy nghĩ và ý tưởng của mình. Thay vì tập trung dồn lực vào việc chiếm đoạt từ người khác, chúng ta thấy sức mạnh mà chúng ta có thể đạt được khi chúng ta đáp lại thành ý của họ.
Chúng ta nhận ra rằng, để trở thành người chiến thắng trong cuộc sống không có nghĩa là bạn phải quật ngã người khác hoặc ngáng đường họ, nó có nghĩa là bạn phải chạy nhanh nhất có thể.
Đôi khi không có sự đau đớn, chúng ta không thể bị ép buộc phải tương tác với người khác. Yêu cầu trợ giúp không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối mà người khác có thể lợi dụng để chống lại chúng ta. Thay vào đó, hãy xác định nó là cơ hội để kết nối, mở rộng mạng lưới quen biết và làm sâu thêm trải nghiệm của chúng ta.
4. Đau Đớn Đóng Vai Trò Như Cái Nôi Cho Sự Phát Triển
Nỗi đau có khả năng đóng vai trò như một đường ống giúp chúng ta hình thành những ý tưởng mới. Đôi lúc khi gặp một tình huống khó khăn, chúng ta buộc phải “suy nghĩ sáng tạo” chứ không chỉ đơn thuần là tập trung và chăm chỉ làm việc.
Xem xét các lựa chọn mà nếu không bạn sẽ không cân nhắc hoặc thậm chí chưa nghĩ đến. Cái khôn sẽ lộ diện từ cái khó khi chúng ta cố gắng đấu tranh thoát khỏi thế bí. Đó là trạng thái mà ta chỉ có hai sự lựa chọn: từ bỏ hoặc tìm cách thoát ra.
Từ một vị trí khó nhọc, hãy triệu tập một chút can đảm, sức mạnh và trí tuệ của bạn để tạo ra các giải pháp và lựa chọn thay thế. Sử dụng nỗi đau của bạn để vạch ra một lộ trình hành động. Chuyển quan điểm của bạn từ phòng ngự (cố gắng sống sót) sang tiến công (tự định hướng con đường của bạn).
Với sự kiên trì đổi mới, bạn sẽ kiên cường đối mặt với mọi tình huống. Những trải nghiệm đau đớn của chúng ta có thể dẫn đến sự trưởng thành và phát triển cá nhân ngoài mong đợi.
5. Nỗi Đau Xây Dựng Kiến Thức Và Kinh Nghiệm Của Chúng Ta, Cho Chúng Ta Công Cụ Để Thành Công
Chúng ta đã từng nghe câu nói này trước đây, “Thất bại là mẹ thành công!” Các trải nghiệm đau đớn sẽ xây dựng kinh nghiệm. Thật ra, nỗi đau xây dựng nên một kho dữ liệu những việc nên làm và không nên làm mà tất cả chúng ta có thể tư vấn khi đưa ra quyết định và thực hiện hành động. Những trở ngại và thất bại làm tổn thương chúng ta ngày hôm nay có thể giúp bảo vệ chúng ta trong tương lai.
Nếu chúng ta coi những sự kiện này là những bài học xương máu, thì chúng ta sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự. Chúng ta không cần phải gặp phải những tổn thất tương tự vì bây giờ chúng ta biết cách nhanh chóng xoay chuyển tình hình xung quanh.
Mỗi trải nghiệm đều là một tấm gương để thúc đẩy chúng ta tiến lên; giảm nỗi sợ hãi của chúng ta và giúp ta phát triển. Mỗi kinh nghiệm đau đớn xây dựng sự hiểu biết của chúng ta. Điều này xây dựng sự tự tin và giúp chúng ta chuẩn bị đối phó với vô số tình huống ở phía trước.
Nếu không có nỗi đau, chúng ta không thể thành công. Vì vậy, đừng trốn chạy – hãy đối mặt trực tiếp để bạn có thể tìm thấy con đường thành công. Nỗi đau cung cấp những công cụ chúng ta cần để vượt qua mọi thử thách. Sau đó, chúng ta sẽ sống những lời của Booker T. Washington đã nói:
“Thành công không được đo lường bằng vị trí mà một người đã đạt được trong cuộc sống mà bằng những trở ngại mà anh ta đã vượt qua.”
——————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Trương Minh Huy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trương Minh Huy -Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68593
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com