5 Lí Do Để Bạn Không Bao Giờ “Ngồi Lê Đôi Mách” Tại Nơi Làm Việc
1. Không Phải Chuyện Của Bạn
Đồng nghiệp làm gì vào thời gian riêng tư của họ là chuyện của họ. Nếu những điều bạn nghe được về họ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn (chắc gì đã phải của họ nếu như bạn không trực tiếp giám sát) hoặc gây hại đến công ty, thì hãy nói trực tiếp với người đó mà không phán xét, để xác minh sự thật và xem có thể làm được gì để khắc phục tình hình. Đừng nói với bất kì ai khác nếu không bạn hoặc công ty sẽ gặp phải những hậu quả tiêu cực, và thậm chí, chỉ trong hoàn cảnh giải quyết một vấn đề cụ thể và chỉ với một hoặc hai người có nhiệm vụ giải quyết. Còn với những thứ mà bạn nhìn hay nghe được, thì hãy tôn trọng quyền riêng tư của mọi người, cũng như bạn muốn được người khác tôn trọng quyền riêng tư của mình, điều này dẫn đến…2. Mọi người sẽ bàn tán về bạn
Khi bạn tham gia vào những câu chuyện phiếm chốn công sở, bạn nhạy cảm hơn khi trở thành chủ đề của nó. Hãy nghĩ về những điều bạn nói về người khác. Giờ thì hãy tưởng tượng về những cuộc bàn tán tương tự về bạn trong phòng nghỉ hoặc phòng vệ sinh khi bạn không có mặt ở đó.Có nhiều ví dụ thực tế về câu châm ngôn “Dĩ hòa vi quý”. Bạn càng phán xét người khác, bạn càng nhạy cảm khi bị người khác phán xét, và bởi vì không ai trong chúng ta hoàn hảo và không có sai lầm, vậy tại sao lại phải đặt mình vào tình huống đó?
3. Bạn sẽ bị đánh giá là không đáng tin
Bất cứ khi nào tôi ở cạnh người sắp tiết lộ bí mật của người khác, tôi không bao giờ nghĩ “Ôi hay quá, kể thêm nữa đi!”. Tôi luôn tự nhủ lòng mình: “Đừng bao giờ kể cho người này bất cứ thứ gì nếu bạn không muốn bị rêu rao khắp công ty.”
Ở nơi làm việc, tin tức có giá trị và sức mạnh. Càng nhiều người tin tưởng bạn với mớ thông tin của họ, bạn càng tiến xa, và bạn có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho mình và người chủ. Tránh xa việc ngồi lê đôi mách là một phương pháp tuyệt vời để trở thành người lãnh đạo, chứ không phải là một kẻ theo gót. Tại sao lại phá hủy triển vọng đó bằng cách để người khác biết rằng họ không thể tin tưởng bạn?
Tôi từng làm việc ở một văn phòng, ở đó tôi được giao cho một trợ lí, Agnes (không phải tên thật của cô ấy), và ngay trước khi ngày đầu tiên của cô ấy và tôi kết thúc, trưởng văn phòng đến chỗ bàn tôi để cảnh báo tôi phải cẩn thận với những điều đã chia sẻ cho cô ấy. Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được những điều cô ấy đã nói: “Nếu em muốn tất cả mọi người đều biết, em có thể đánh điện báo, điện thoại hoặc kể với Agnes.” Tin tôi đi, đó chính là sự nổi tiếng mà bạn không muốn giữa các đồng nghiệp của mình.
4. Có thể bạn đã sai
Hãy nghĩ xem bạn sẽ nhỏ bé và xấu xa đến mức nào nếu kể cho mọi người nghe rằng vợ của Bob sắp bỏ anh ta vì bạn phát hiện cô ấy chỉ rời khỏi thị trấn để chăm sóc người mẹ ốm yếu của mình. Ngay cả khi tin đồn là sự thật, bạn không muốn chia sẻ, nhưng nó cực kì có hại nếu không đúng sự thật.
Hơn nữa, phát tán những thứ không đúng sự thật về đồng nghiệp sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ theo cách nào đó – gặp vấn đề khi thăng tiến, sa thải, v.v… – khiến bạn bị kiện vì tội vu khống. Và nếu bạn viết dưới dạng văn bản (bao gồm email và tin nhắn, những thứ không thể xóa đi hoàn toàn và dễ dàng dẫn đến trát đòi hầu tòa hơn bạn nghĩ), nó sẽ trở thành tội phỉ báng. Tốt hơn hết là an phận (và im lặng) hơn là phải xin lỗi!
5. Ngồi lê đôi mách tạo nên một môi trường làm việc độc hại
Theo Gallup, các công ty Mỹ mất từ 450-550 tỷ đô mỗi năm (đúng vậy, tỷ đô) chỉ vì sự không vui vẻ nơi làm việc. Nhân viên không vui vẻ sẽ dễ dàng bị ốm hơn, nghỉ làm mà không thông báo, ăn cắp vặt, dính vào bạo lực nơi làm việc, đệ đơn yêu cầu bồi thường cho người lao động, và một loạt các kết quả xấu khác, và một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự không mấy vui vẻ là một môi trường làm việc độc hại.
Ngồi lê đôi mách dẫn đến sự độc hại. Nó tạo ra một nền văn hóa sợ hãi và thiếu tin tưởng từ đó khiến mọi người bớt vui vẻ khi làm việc. Những người là chủ đề của các cuộc đàm tiếu cảm thấy bị chế giễu và xấu hổ và mọi người khác nghĩ rằng họ phải vạch áo cho người xem lưng. Không cái nào trong số này cho phép tạo ra sự sáng tạo, hiệu suất hoặc chỉ đơn giản là niềm vui đơn thuần.
Khi tôi tham khảo ý kiến của các công ty về cách giảm chi phí, tăng năng suất và tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách ưu tiên việc tạo không khí vui vẻ nơi làm việc, tôi luôn phải bao gồm trong đó cả cách tư vấn, kiểm soát, kiềm chế (và nếu cần, có thể áp dụng) những nhân viên độc hại. Các công ty tiết kiệm hàng triệu đô chỉ bằng cách loại bỏ những người đang đầu độc nơi làm việc, và bạn sẽ không muốn trở thành người mà bọn họ nhằm vào. Trở thành người buôn chuyện văn phòng sẽ đưa bạn vào danh sách đó.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66766
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com