5 Kỹ Năng Quan Trọng Trong Mối Quan Hệ Nhân Sự
- Cộng tác
- Chủ động lắng nghe
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Giao tiếp bằng văn bản
- Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau
Những ví dụ về kỹ năng giải quyết xung đột có thể thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển những kỹ năng trong quan hệ nhân sự bao gồm:
- Phê bình mang tính góp ý
- Làm việc nhóm
- Kỹ năng đàm phán
- Sự đồng cảm
- Trí thông minh cảm xúc
- Xây dựng đội nhóm
Kỹ năng đàm phán
Đàm phán cũng là một kỹ năng quan hệ nhân sự quan trọng bởi vì nó giúp cân bằng sự tương tác giữa nhân viên và nhà quản lý. Kỹ năng này bổ trợ cho kỹ năng giải quyết xung đột và cả 2 kỹ năng này đều giúp các công ty đạt được kết quả hòa giải một cách nhất quán. Nhà tuyển dụng và đội ngũ quản lý thường thương lượng và thỏa hiệp về những vấn đề như môi trường làm việc và lương thưởng để tiếp tục giữ cho nhân viên của họ một thái độ tích cực và gắn kết với nhau hơn. Về ý tưởng, những công ty có thể vạch ra các quy trình đàm phán mà các bộ phận quản lý nguồn nhân lực có thể làm theo. Việc vạch ra những quy trình này có thể giúp nhân viên biết được rằng ban quản lý của họ luôn sẵn lòng lắng nghe và thương lượng với họ về bất kỳ sự thay đổi nào trong tương lai.
Đạo đức
Những tiêu chuẩn đạo đức giúp thúc đẩy sự tin tưởng giữa nhân viên và đội ngũ quản lý. Bộ phận nhân sự có trách nhiệm theo dõi những thông tin nhạy cảm như lịch sử công việc cũng như thông tin cá nhân và phải thực hiện điều này một cách kín đáo và tôn trọng. Đồng thời họ cũng phải đảm bảo được đội ngũ quản lý và nhân viên đều tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức ở nơi làm việc. Khi một nhân viên hay nhà tuyển dụng không tuân thủ các tiêu chuẩn trên, điều quan trọng đối với nhân viên bộ phận nhân lực hoặc các chuyên gia khác trong việc tổ chức là yêu cầu bên vi phạm chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Đạo đức tốt đảm bảo rằng nhân viên biết được họ được tôn trọng và có thể tin tưởng vào tổ chức mà họ đang làm việc, nơi mà sau cùng có thể giúp đẩy mạnh tinh thần làm việc của nhân viên và sự hài lòng đối với môi trường làm việc.
Kỹ năng tổ chức
Bộ phận nhân lực giúp các công ty và nhân viên làm việc có tổ chức. Nhiều nhà quản lý rất coi trọng sự tổ chức bởi vì nó giúp tạo ra một quy trình làm việc trong công ty mà có thể hướng dẫn cho nhân viên cách làm thế nào để ưu tiên hoàn thành các công việc của họ. Nhằm ghi lại một cách chính xác dữ liệu tuyển dụng nhân viên, quyền lợi và những thông tin cần gấp về thời gian thì các công ty yêu cầu phải có sự tổ chức. Ban quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên của họ, chính vì vậy việc giữ mọi thứ có tổ chức sẽ giúp họ trở thành tấm gương đối với nhân viên hơn. Sự tổ chức nhất quán trong một công ty sẽ cho nhân viên thấy họ được coi trọng và tôn trọng. Ví dụ, phòng nhân sự ghi lại chính xác nguồn dữ liệu về việc tuyển dụng người lao động mới để đảm bảo rằng nhân viên được trả lương đúng thời hạn. Những công việc thường lệ như thế này sẽ giúp cải thiện sự tin tưởng giữa nhân viên và ban quản lý với nhau.
? Cách cải thiện những kỹ năng quan hệ nhân sự
Các công ty liên tục phát triển thường là những công ty mà ở đó luôn có cơ hội để cải thiện những kỹ năng trong mối quan hệ nhân sự và để cho những kỹ năng này phát triển song song với sự phát triển của công ty. Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng quan hệ nhân sự là điều chỉnh cho phù hợp với công ty và lực lượng lao động trong công ty. Vạch rõ những kỳ vọng một cách rõ ràng:
- Xác định rõ những mục tiêu và tiêu chuẩn của công ty để nhân viên có thể hoàn toàn hiểu được những gì mà công ty mong đợi ở họ. Sự giao tiếp là tất yếu và hãy cho phép nhân viên biết được mục tiêu cuối cùng trong công việc của họ là gì vì nó sẽ giúp truyền cảm hứng làm việc bằng cách đề ra cho họ những mục tiêu giá trị.
- Hãy cởi mở với những nhận xét và phê bình mang tính chất là góp ý từ nhân viên trong công ty. Điều này cho phép các nhà quản lý khắc phục những kỹ năng trong mối quan hệ nhân sự của nhân viên và đề xuất những thay đổi khi họ tiếp tục phát triển và cải thiện.
- Đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên về các phương pháp rèn luyện kỹ năng quan hệ nhân sự mới và tốt nhất: Ví dụ, tổ chức các buổi hội thảo đào tạo hướng dẫn cho nhân viên làm cách nào để có thể giao tiếp tốt hơn là một phương pháp cải thiện những kỹ năng quan hệ nhân sự tốt.
- Tích hợp công nghệ nhằm hỗ trợ việc đa nhiệm và tổ chức: Một vài phần mềm ứng dụng tích hợp và các ứng dụng tổ chức, sắp xếp sẽ giúp các công ty sắp xếp hợp lí hơn các công việc có chứa dữ liệu nặng. Ví dụ, việc chuyển các thủ tục trả lương của bạn vào một phần mềm ứng dụng tích hợp quản lý các ghi chép cũng như phân bổ các phiếu nhận lương sẽ giúp cải thiện việc tổ chức và sự đa nhiệm của bạn.
? Các kỹ năng trong mối quan hệ nhân sự tại nơi làm việc
Dưới đây là một vài cách giúp thể hiện những kỹ năng trong quan hệ nhân sự ở nơi làm việc:
- Tiến hành việc xây dựng những mối quan hệ tốt: Các mối quan hệ là một cách tuyệt vời để thực hành và rau dồi các kỹ năng trong quan hệ nhân sự vì chúng thường đòi hỏi nhiều kỹ năng để thành công. Tập trung vào việc sử dụng kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tương tác cá nhân thật tốt để có thể xây dựng nên những mối quan hệ mới và các kỹ năng giải quyết xung đột, thương lượng và đạo đức nhằm duy trì những mối quan hệ này.
- Tập thích nghi: Có khả năng thích ứng với nhiều tình huống và nhiều người khác nhau là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ nhân sự. Khả năng thích ứng giúp bạn trở thành một đồng nghiệp và một nhà quản lý tốt hơn, đồng thời có thể đảm bảo bạn có thể hòa nhập tốt với văn hóa của công ty.
- Sử dụng kỹ năng lắng nghe hợp lý: Lắng nghe là nền tảng của việc giao tiếp tốt và nó cũng chính là một kỹ năng có thể thực hành thường xuyên tại nơi làm việc. Hãy tập trung vào những gì mà người nói đang nói và ngôn ngữ hình thể mà họ đang sử dụng. Diễn giải và suy ngẫm lại những gì người đó đã nói và tránh phán xét hoặc đưa ra lời khuyên.
? Làm thế nào để làm nổi bật những kỹ năng quan hệ nhân sự
Dưới đây là một và cách tốt nhất để khiến cho kiến thức về kỹ năng quan hệ nhân sự của bạn trở nên nổi bật hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm:
? Những kỹ năng quan hệ nhân sự trong sơ yếu lý lịch và thư xin việc
Một sơ yếu lý lịch sẽ đưa cho bạn cơ hội để làm nổi bật hơn những kỹ năng quan hệ nhân sự và cho thấy được làm thế nào mà những kỹ năng này có thể gây ra ảnh hưởng. Dành thời gian để kết cấu lại cấu trúc của sơ yếu lý lịch của bạn và phải ưu tiên sự rõ ràng lên trên hết. Sử dụng mục kỹ năng có ở trong hồ sơ của bạn để liệt kê ra các kỹ năng quan hệ nhân sự áp dụng được và đặt trọng tâm vào bất kỳ kỹ năng nào mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm cụ thể.
Để nhấn mạnh những kỹ năng quan hệ nhân sự của bạn vào thư xin việc, hãy chọn hai hoặc ba kỹ năng và khai triển chúng trong phần thân bài của bức thư. Hãy thêm một ví dụ cụ thể về việc bạn đã sử dụng những kỹ năng này và nhận được kết quả có thể định lượng được.
? Những kỹ năng quan hệ nhân sự trong một cuộc phỏng vấn
Những cuộc phỏng vấn xin việc tạo điều kiện cho bạn nói nhiều hơn về những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc mà bạn đã liệt kê trong sơ yếu lý lịch của mình. Điều này cho phép bạn phác thảo những kiến thức của bạn về các kỹ năng quan hệ nhân sự để có thể tạo lợi thế tới nhà tuyển dụng cuối cùng. Các hồ sơ xin việc đều được cấu trúc để trở nên ngắn gọn và xúc tích, vì vậy hãy cung cấp thêm ngữ cảnh về kỹ năng quan hệ nhân sự của bạn trong cuộc phỏng vấn xin việc. Hãy đưa ra các ví dụ và tình huống rõ ràng mà có thể cho thấy được cách mà bạn đã thực hiện các kỹ năng này ở các vị trí trong những công việc trước.
Xin chân thành cảm ơn tác giả với những chia sẻ vô cùng bổ ích.
· Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/5-important-human-relation-skills.html
· Người dịch: Chế Thị Mỷ Thư
· Khi chia sẻ cần trích người dẫn nguồn là “Người dịch Chế Thị Mỷ Thư – Nguồn Ivolunteer Việt Nam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=73374
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com