3 Mẹo Để Hàn Gắn Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Và Con Gái Mà Không Đánh Mất Chính Mình
Người mẹ đã bỏ rơi tôi vì sự thiếu thốn
Mẹ ruột của tôi đã bỏ rơi tôi vì ma túy, vì đối với bà nó còn quan trọng hơn thiên chức làm mẹ. Cuối cùng bà ấy phải sống một cuộc đời đầy lẫm lỡ và những quyết định sai lầm. Bà ấy quyết định bỏ đi, ngay trước khi tôi vào năm thứ nhất trung học, đẩy tôi và em gái nhỏ cho bà ngoại chăm sóc. Khi còn nhỏ, tôi dành hết tình cảm cho bà ấy. Tôi yêu mẹ và nhớ mẹbất cứ lúc nào ; Tôi chỉ muốn ở bên bà ấy.Tôi vẫn đấu tranh với những cảm xúc phức tạp về mẹ và cái chết của bà, nhưng sự cởi mở và cảm thông đã khiến chúng tôi có một mối quan hệ tốt hơn trước khi bà qua đời, và tôi rất vui vì điều đó. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó đã làm mối quan hệ giữa mẹ tôi và bà ngoại bị ảnh hưởng,và cả quan hệ giưa tôi và bà tôi nữa.
Người mẹ mà tôi ghét vì sự cố chấp
Bà tôi bạo hành tình cảm, bằng lời nói và thể xác. Điều đó đã là động lực thúc đẩy sự tức giận của tôi và mẹ tôi. Tôi giận mẹ vì đã bỏ rơi tôi ở đó, và tôi đau lòng vì đôi khi bà của tôi có thể tàn nhẫn như vậy.
Khi tôi ở với mẹ, bà tôi không còn nói chuyện với cả hai chúng tôi. Bà từ chối gửi cho tôi số tiền mà bà đã giữ giúp tôi, cùng với bất kỳ đồ đạc nào của tôi. Khi mẹ tôi qua đời, tôi biết bà không chỉ cảm thấy đau khổ vì mất một đứa con mà còn cảm thấy tội lỗi khi chưa từng nói lời nào yêu thương với mẹ.
Bà đã đổ lỗi cho tôi về sự rạn nứt giữa bà và mẹ, thậm chí còn đổ lỗi cho tai nạn xe hơi của mẹ tôi. Bà nói với tôi rằng nếu tôi không ở lại với mẹ, mẹ sẽ không cố gắng chạy xe nhanh như vậy để về kịp cho sự kiện ở trường của tôi. Do đó, mẹ sẽ không đi trên con đường đó vào ban đêm, và sẽ không chết.
Tôi biết bà nói ra điều này vì quá đau buồn, và tôi thương bà. Tôi cũng biết rằng bà lớn lên ở Châu Âu trong Thế chiến thứ hai và đến từ một gia đình bị bạo hành. Bà bị tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần, nên bao năm qua, tôi luôn cố gắng tha thứ và thấu hiểu.
Tôi và bà không nói gì, không phải vì tôi không thể tha thứ cho bà, mà vì bà không thể nào hiểu tôi. Tôi đã cố gắng để hiểu bà hơn, bởi vì tôi nhận ra rằng ở tuổi 80, bà không thể thay đổi con người của mình. Bà có một cuộc đời quá đau thương.
Tôi có thể cởi mở và tha thứ, nhưng đó không phải cái giá phải trả của bản thân tôi. Tôi nói với bà rằng chúng tôi có thể nói về bất cứ điều gì ngoại trừ những sự việc trong quá khứ mà bà muốn đổ lỗi cho tôi. Tôi không muốn nói về những điều tôi đã đổ lỗi cho bà , và chúng tôi muốn cùng chờ đợi. Đó không phải thứ gì đó mà bà đã từng làm trước đây.
Đặt ra ranh giới thực tế không có nghĩa là bạn tiếp tục di chuyển thanh hơn và thấp hơn cho đến khi mẹ bạn có thểđuổi kịp bạn. Có nghĩa là bạn đã thỏa hiệp, nhưng chưa đến mức bạn tự gây tổn hại về mặt tinh thần. Tôi đã chịu đựng hết mức có thể, và nhún nhường bà . Tuy nhiên, bà nói với mọi người rằng tôi ghét bà, và cách bà đối xử với tôi khiến tôi cảm thấy rằng bà không yêu tôi. Đó là định nghĩa của một mối quan hệ “độc hại”, và tôi phải học khi nào nên từ bỏ.
Chọn hàn gắn mối quan hệ hay từ bỏ
Bạn có nên hàn gắn quan hệ hay từ bỏ, có thể là một trong những câu hỏi khó nhất để tự hỏi bản thân. Không có câu trả lời nào sai bởi vì cách bạn cảm thấy là ổn và chỉ bạn mới có thể quyết định điều gì là đúng. Tôi muốn giới thiệu một nhà trị liệu để giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn. Cảm thông và cởi mở, đặt ra những kỳ vọng thực tế và tha thứ hết mức có thể, không phải lúc nào cũng là con đường dễ dàng.
Cảm thông và cởi mở có nghĩa là bạn có thể hiểu, lắng nghe và đồng cảm với lý do tại sao mẹ bạn lại như vậy. Nó có nghĩa là bạn có thể chấp nhận rằng tình cảm của bà ấy cũng có giá trị. Nó không có nghĩa là bạn phải viết lại câu chuyện của chính mình để thấy nó theo cách của bà ấy. Nhà tâm lí học và giáo dục cảm xúc Hilary Jacobs Hendel, LCSW, giải thích “Không có khách quan trong các mối quan hệ, chỉ là kinh nghiệm chủ quan. Rất có khả năng bạn và mẹ bạn nhìn mọi thứ từ một góc độ khác nhau. ”
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể nhìn mọi thứ theo quan điểm của mẹ không. Bạn có thể cố gắng hiểu bà ấy đến từ đâu không? Hãy đặt mình vào vị trí của người khác, đòi hỏi sự lắng nghe và giao tiếp, có thể là bước đầu tiên để hàn gắn một mối quan hệ. Nếu bạn cố gắng như vậy và người kia không muốn giữ tâm trí cởi mở và lắng nghe cảm xúc của bạn, có lẽ đã đến lúc bạn nên lùi lại một bước.
Đừng ngại đặt ra những kỳ vọng và ranh giới thực tế đó. Chúng lành mạnh và quan trọng. Hãy chấp nhận rằng mối quan hệ giữa mẹ và con gái là phức tạp, và không giống như những bà mẹ hoàn hảo trên truyền hình. Bạn có thể sẽ không bao giờ lấy những mảnh vỡ của mối quan hệ này và gắn kết chúng lại với nhau một cách liền mạch.
Các vết nứt sẽ có thể nhìn thấy, và thậm chí có thể thiếu một hoặc hai mảnh. Khi tôi còn nhỏ, bà tôi luôn phàn nàn rằng mọi thứ trong nhà bà đều “hỏng, sứt mẻ hoặc dán”. Tuy nhiên, đôi khi đó là điều tốt nhất có thể làm để cứu vãn một thứ gì đó. Nếu người kia chỉ sẵn sàng giải quyết bình thường, thì bạn có thể nhận ra điều đó là không thể.
Tìm kiếm trong trái tim mình và tha thứ hết mức có thể, nhưng hãy biết rằng sự tha thứ có lợi cho bạn. Nó không có nghĩa là bạn phải tiếp tục có mối quan hệ với ai đó. Nó có nghĩa là bạn có thể trút bỏ sự tức giận và phẫn uất, thậm chí có thể ghét bỏ, mà bạn đã và đang cảm thấy. Đó là sự chấp nhận và giải phóng, không cho phép ai đó đối xử tiêu cực với bạn.
Hãy mạnh mẽ và sống thật với chính mình, sửa chữa mối quan hệ nếu bạn có thể, nhưng hãy biết chăm sóc bản thân là được. Không có gì xấu hổ khi nhận được sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu, hoặc thậm chí đi trị liệu với mẹ của bạn để thử và sắp xếp lại mối quan hệ mẹ con. Có thể rất cô đơn khi bạn cảm thấy mẹ ghét bạn, hoặc bạn ghét mẹ mình, nhưng bạn không bao giờ cô đơn. Có nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với mối quan hệ này, và chúng ta có thể ở đó vì nhau. Để lại bình luận bên dưới nếu bạn cảm thấy muốn chia sẻ câu chuyện của mình.
————————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng thú vị!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch – Nguyễn Thị Thanh Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69385
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com