15 Tuyên Ngôn Mạnh Mẽ Giúp Cuộc Sống Trở Nên Tốt Hơn
- Có những điều nằm trong – và ngoài tầm kiểm soát của chúng ta
- Điều duy nhất chúng ta có quyền kiểm soát là những gì ta đang làm ngay bây giờ, điều này sẽ định hình nên tương lai chúng ta
- Một số điều tốt hơn là không nên nói
- Mong đợi kết quả tiêu cực nhưng hãy phản ứng một cách khéo léo
Marcus Aurelius, vào năm 121 sau Công nguyên, là người quyền lực nhất thế giới. Tuy nhiên, ông ấy đã được công nhận rộng rãi là một người tốt. Trong nhật ký cá nhân, ông ấy đã viết điều này cho chính mình:
“Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, hãy tự nhủ: những người mà tôi đối phó ngày hôm nay sẽ can thiệp (cái gì đó không liên quan đến mình), vô ơn, kiêu ngạo, không trung thực, ghen tị và lộng hành.”
Đây là một sự luyện tập được gọi là hình dung tiêu cực. Stoics đã làm điều này để họ có thể sẵn sàng cho những điều bất ngờ và họ có thể lên kế hoạch về cách họ sẽ phản ứng. Vì vậy, khi Marcus nói điều này, nó luôn đi kèm với cách ông ta sẽ phản ứng. Và đối với một người theo phái Khắc kỷ, phản ứng phải luôn có đạo đức.
- Hãy đối xử với người khác như thể đó là ngày cuối cùng của họ trên đời.
Vào thời kỳ đầu của Đế chế La Mã, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh khoảng 50%. Vì vậy, theo đúng nghĩa đen, đêm hôm trước, bạn còn có thể hôn con chúc ngủ ngon, nhưng ngày hôm sau nó có thể chết. Dựa trên điều này, Epictetus gợi ý rằng chúng ta nên tưởng tượng rằng người mà bạn đang tương tác sẽ chết vào ngày hôm sau.
Điều này có vẻ hơi điên rồ, nhưng chúng đã làm cho anh ấy và những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ sơ khai, nó thực sự hướng dẫn cách họ tương tác với mọi người. Do đó, họ cởi mở, tốt bụng và tập trung vào những điều chân chính chứ không phải những mục tiêu tầm thường.
- Mọi thứ có thể tồi tệ hơn – vì vậy hãy biết ơn
Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ ban đầu rất quan tâm đến việc làm bản thân trở nên mạnh mẽ. Vì vậy, họ đã tuyên ngôn và tập luyện hàng ngày để điều hòa tâm trí và cơ thể của họ trước sự khó khăn. Nó có thể đơn giản như tắm nước lạnh hoặc ngủ trên sàn nhà thay vì trên giường.
Mục đích của tất cả những điều này là để tạo ra một cảm giác biết ơn và cũng để điều khiển tâm trí và cơ thể của bạn rằng mọi thứ có thể tồi tệ hơn. Đây cũng là thông lệ trong quân đội hiện đại của chúng ta, đặc biệt là trại huấn luyện cho lực lượng đặc biệt. Nó có ý nghĩa là tất cả những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đầu tiên đều là những chiến binh chiến đấu.
- Nhớ phục vụ người khác
Marcus Aurelius, một lần nữa là người quyền lực nhất trên trái đất vào thời điểm đó, đã dạy rằng chúng ta sinh ra để phục vụ người khác. Hãy ghi nhớ: đây là một vài thập kỷ sau Chúa Giêsu Kitô. Lịch sử cho chúng ta biết rằng hầu như không ai biết về Chúa Giêsu vào thời điểm đó. Tuy nhiên, cả hai đều dạy những giáo lý giống nhau. Đây là một trong những tuyên ngôn mạnh mẽ hàng ngày và siêu năng suất, được định hướng bởi sứ mệnh đáng sống.
- Sự kiện không tốt cũng không xấu – mọi thứ luôn xảy ra
Shakespeare được biết đến với câu:
“Sự kiện không phải là tốt hay xấu, nhưng suy nghĩ mới làm nên điều đó”.
Ông ấy thực sự lấy dòng chữ đó từ Seneca, một người theo phái Khắc kỷ sơ khai. Đây là ý của ông ấy: các sự kiện xảy ra, chúng xảy ra với tất cả chúng ta, không có đánh giá về giá trị của các sự kiện. Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu thêm vào sự phán xét hoặc giải thích quá mức về ý nghĩa của các sự kiện, thì chúng ta sẽ bị rối loạn cảm xúc.
Khi sự việc xảy ra, hãy thờ ơ với nó và cứ tiếp tục ngày của bạn một cách bình thường và tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.
- Để duy trì sự khiêm tốn, hãy nhìn mọi thứ đúng với đúng nguyên bản của chúng
Nhìn mọi thứ với bản chất thật sự của chúng là một lời dạy quan trọng và là một trong những lời tuyên ngôn hàng ngày tuyệt vời. Những người theo trường phái Khắc kỷ sơ khai thường làm điều này với những việc hàng ngày.
Marcus Aurelius đã thực hành lời dạy này với thức ăn. Ông ta thường nói rằng ông ta chỉ ăn một con cá chết, thay vì một cái tên hoa mỹ nào đó cho món ăn mà họ phục vụ cho các hoàng đế. Hoặc, ông ta sẽ nói về chiếc áo choàng của mình rằng đó chỉ là vải được nhuộm bằng máu của một loài động vật nào đó thay vì rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng đó là chiếc áo choàng màu tím lạ mắt chỉ dành cho vua và hoàng đế. Việc thực hành điều này đã giúp ông ấy luôn khiêm tốn.
- Bạn tự do như những gì bạn tin rằng bạn đang có
Đô đốc James Stockdale, người đã từng là tù binh ở Việt Nam trong 9 năm và là tù nhân có cấp bậc cao nhất vào thời điểm đó, rất chịu ảnh hưởng của Epictetus. Tình cờ, Đô đốc Stockdale ở cùng trại tù với Thượng nghị sĩ John McCain.
Epictetus sinh ra là một nô lệ và chủ nhân của anh ta đã bị gãy chân nặng. Khi Stockdale là tù nhân chiến tranh, những kẻ bắt giam đã đặt chân của ông ta trong những chiếc kẹp chân trong nhiều tháng, khiến chân ông ta yếu đi đến mức ông ta không thể tự đứng lên được. Đô đốc Stockdale đã vượt qua điều gì? Epictetus lúc đó đã nói rằng:
“Ồ, bạn sẽ chặt chân tôi? Tốt thôi. Tôi không phải là đôi chân của tôi. Tôi vẫn còn năng lực suy nghĩ. Tôi vẫn có tự do của mình”.
- Có sức mạnh nào đó trong sự tha thứ và sự buông bỏ
Khi mọi người đổ lỗi cho bạn, họ nhận thức được điều đó hoặc không biết về điều đó. Nếu họ không biết, hãy để nó qua đi và tiếp tục. Đó không phải là vấn đề của bạn để sửa chữa. Nếu họ biết về điều đó và vẫn có ý làm, hãy để nó trôi qua. Đó là một sự khiếm khuyết trong tính cách của họ chứ không phải là vấn đề của bạn để sửa chữa. Nhưng hãy đối xử tử tế với họ vì điều đó là trong khả năng của bạn.
- Muốn những gì bạn có
Seneca đã dạy rất nhiều về lòng đố kỵ. Ông ấy nói rằng:
“Chúng ta đừng nên ghen tị với những người đứng trên ở một đài cao hơn: những gì xuất hiện ở trên độ cao thật ra chỉ là những vách đá”
Nói cách khác, sự ghen tị không có ý nghĩa gì. Hãy chỉ muốn những gì bạn có. Khi bạn nhìn người khác và ước mình có được những thứ đó, hãy nhớ rằng, để có được những thứ đó có lẽ là một thử thách đối với người đó. Nó sẽ khiến họ nghĩ về bản thân nhiều hơn thực tế. Và niềm kiêu hãnh là sự sụp đổ của con người họ.
- Hãy tuân theo những nguyên tắc của bạn trong cuộc sống để chúng có thể mạnh mẽ chống lại những nghịch cảnh
Một phương pháp giảng dạy quan trọng của Khắc kỷ là giáo dục bằng hành động của bạn và không bị quan tâm bởi người khác. Epictetus nói:
“Vậy nên, hãy tránh xa Mặt trời, miễn là các nguyên tắc của bạn mềm dẻo như sáp.”
Nguyên tắc này sẽ giúp bạn tập trung hoàn thành công việc, thay vì chỉ nói về chúng. Hãy ghi nhớ các tuyên ngôn hàng ngày của bạn và thực hiện chúng để tăng cường sức mạnh cho bạn mỗi ngày.
- Thức dậy sớm để thực hiện sứ mệnh của bạn
Dậy sớm. Marcus Aurelius đã nói với chính mình trong nhật ký cá nhân:
“Vào lúc bình minh, khi bạn khó rời khỏi giường, hãy tự nhủ: đây có phải là thứ tôi được tạo ra không? Để co ro trong chăn và giữ ấm?”
Dậy sớm và chuẩn bị cho ngày mới thay vì cố gắng bắt kịp thời gian là phương pháp quan trọng hàng ngày để duy trì năng suất và tinh thần tích cực.
- Sống một cách thận trọng
Đây là chìa khóa để sống một cuộc sống tốt đẹp. Sống có mục đích là chưa đủ. Chúng ta phải sống và làm từng hành động một cách có chủ đích và có mục đích. Bằng cách đó, chúng ta nhận thức được hậu quả của chúng, điều này có thể giúp chúng ta điều khiển mọi thứ trong tầm kiểm soát.
Bạn sẽ áp dụng những tuyên ngôn hàng ngày nào trong số những tuyên ngôn này vào cuộc sống của mình ngay lập tức?
———————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: everydaypower.com
- Người dịch: Bùi Ngọc Khánh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Bùi Ngọc Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=65439
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com