Top Những Sai Lầm Mà Bạn Nên Tránh Khỏi Trong Sự Nghiệp Và Những Điều Cần Làm Để Thành Công
Đề Ra Mục Tiêu Bất Khả Thi
Tham vọng là tốt, và nghĩ lớn chắc chắn sẽ giúp bạn đi xa. Tuy nhiên, bạn cần phải dựa vào thực tế. Đặt ra những mục tiêu không thực tế sẽ chỉ khiến bạn bực bội và giết chết động lực của bạn mà thôi. Mục tiêu của bạn không những cần phải khả thi, mà còn phải liên quan, cụ thể, đo lường được và giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định (SMART). Hãy đặt mục tiêu phù hợp với kỹ năng, kiến thức và cơ hội của bạn.Quản Lý Thời Gian Không Tốt
Có một số mục tiêu sẽ mất nhiều thời gian để đạt được hơn là những mục tiêu khác. Tuy nhiên, bạn cần phải có một khung thời gian cụ thể nhất định cho mỗi mục tiêu này để có thể theo dõi và kiểm soát được tiến độ của chúng. Khi bạn không đề ra thời gian cụ thể cho mục tiêu của mình, hoặc đưa ra thời gian nhưng không hợp lý, khả năng cao là bạn sẽ gặp phải thất bại. Thứ nhất, bạn không có động lực để thực hiện, bởi vì chẳng có “ngày đến hạn” nào ở đây cả. Bởi vì không có bất cứ cảm giác gấp rút nào nên bạn cứ mãi chần chừ. Bạn tự nói với chính bản thân mình rằng còn rất nhiều thời gian, để rồi cuối cùng, bạn chẳng làm gì cả. Mặt khác, bạn sẽ cản thấy nản chí nếu bạn ra hạn cho việc thực hiện mục tiêu của mình, và rồi bạn không thể hoàn thành được nó bởi vì ngay từ đầu “hạn” ấy đã quá vô lý. Điều tồi tệ hơn là khi mọi người biết về mục tiêu của bạn (bởi vì bạn khoe khoang về nó trên mạng xã hội) và rồi chẳng có gì xảy ra cả! Không những việc này sẽ làm bạn trông thật ngu ngốc, nó còn khiến cho bạn trông kém cỏi, bất tài. Hãy đảm bảo rằng, bạn ra hạn cho mục tiêu của bạn, và những “hạn” này phải hợp lý. Hãy linh hoạt cho những trường hợp bạn phải dời lịch hoặc những vấn đề khác mà làm bạn sao nhãng khỏi công việc của mình như cuộc sống riêng của bạn chẳng hạn.Thiếu Sự Linh Hoạt
Khi nói về mục tiêu, bạn cần chấm dứt việc mơ mộng hão huyền và hãy nhìn vào thực tế cuộc sốngMục tiêu sự nghiệp của bạn sẽ chỉ cho bạn hướng đi, nhưng con đường ấy sẽ chẳng hề bằng phẳng. Bạn sẽ gặp phải chướng ngại vật, và bạn sẽ phải chấp nhận để vượt qua nó. Nếu bạn cứ cố bám víu vào những mục tiêu mà bạn chẳng thể nào giữ vững được nữa bởi vì những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, có một điều gần như chắc chắn rằng bạn sẽ lại thất bại mà thôi. Việc này sẽ làm chệch hướng sự nghiệp của bạn ngay cả khi nó chưa được bắt đầu!
Bạn phải học cách chấp nhận khó khăn, đánh giá lại vị trí của mình, và tiếp cận nó theo một góc độ khác. Cố chấp khi thực hiện mục tiêu của mình sẽ chỉ khiến bạn đau đầu mà thôi. Hãy linh hoạt, điều chỉnh khi cần thiết, và ăn mừng những chiến thắng nhỏ của bạn ngay cả khi bạn phải chuẩn bị cho những trận chiến tiếp theo.
Bạn nên để ý những cơ hội đến với mình. Những điều này có thể không nằm trong kế hoạch ban đầu của bạn, nhưng thời thế thay đổi, và hoàn cảnh của bạn có thể sẽ đưa bạn rẽ sang một hướng hoàn toàn khác. Tác giả Tony Reilly của Resumesplanet nói rằng “Tôi đang làm việc rất tốt với vị trí là một nhà phân tích tài chính, nhưng tôi luôn có một khả năng sáng tạo ra những con chữ. Tôi cảm thấy hài lòng hơn với việc giúp đỡ nhiều người có được công việc tốt hơn là phải nộp những bản báo cáo tài chính cho các công ty”.
Hãy nghĩ kỹ trước khi bạn từ chối những cơ hội để phát triển sự nghiệp trong một lĩnh vực, hay ngành nghề mới. Có thể đó lại chính là tiếng gọi con tim của bạn.
Không Trân Trọng Thất Bại
Ngay cả khi bạn đặt ra những mục tiêu thực tế để hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lí, bạn vẫn có thể gặp phải thất bại. Tuy nhiên, đó không phải lí do để bạn từ bỏ. Thất bại khi làm điều gì đó không có nghĩa bạn là một kẻ thất bại… trừ khi bạn chọn trở thành một kẻ thất bại.
Thất bại xảy đến với tất cả mọi người, đặc biệt là với những người “thành công”. Những người thành công thất bại thường xuyên hơn có lẽ là vởi họ không ngại rủi ro. Tuy nhiên, điều này không biến họ trở thành kẻ thất bại (dĩ nhiên) và đó chính là chìa khóa. Những người thành công không bỏ cuộc chỉ vì họ thất bại. Thay vào đó, họ tìm hiểu xem tại sao họ thất bại, họ học được điều gì đó về bản thân họ hoặc nghề nghiệp, chuyên môn của họ. Họ dùng kiến thức mới này để làm tốt hơn ở những lần sau. Bill Gate nói rằng: “ Ăn mừng chiến thắng chẳng có gì sai cả, nhưng việc quan trọng hơn là bạn học được gì từ những thất bại của mình”.
Lãng Quên Sự Kết Nối Giữa Người Với Người
Nổi tiếng là một người tham vọng và nhiệt huyết sẽ ghi điểm trong mắt cấp trên của bạn, nhưng có thể nó sẽ cản trở bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và đối tác kinh doanh của mình. Bạn không cần phải trở thành bạn bè với họ (mặc dù đó không phải là một ý tưởng tồi), nhưng ít nhất hãy xác lập mội mối quan hệ xã giao mà đôi bên cho nhau sự tôn trọng và lịch sự tối thiểu.
Bạn sẽ phải đối nhân xử thế, dù cho bạn có ở chức cao như thế nào đi nữa, và mọi người sẽ sẵn lòng nghe theo bạn hơn nếu họ quý mến bạn. Nhà soạn kịch Wilson Mizner nói rằng: “Hãy đối tốt với những người mà bạn gặp trên con đường thăng tiến sự nghiệp của mình bởi vì bạn sẽ gặp lại họ khi sự nghiệp của mình lao đao”. Xây dựng các mối quan hệ và kết nối với mọi người sẽ mở ra cho bạn những cơ hội mà bạn không hề biết rằng nó tồn tại.
Quá Chú Tâm Vào Một Điều Gì Đó
Rất nhiều người chỉ tập trung duy nhất vào những mục tiêu sự nghiệp của mình mà bỏ bê những thứ khác. Điều này giúp họ có động lực rất lớn, nhưng chỉ một chiều mà thôi. Bạn sẽ chẳng có chiều sâu, tư duy của bạn không rộng mở, và điều này có thể giới hạn tiềm năng của bạn.
Bạn cần phải đặt ra mục tiêu cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình, không chỉ dừng lại ở sự nghiệp. Mục tiêu phát triển bản thân có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí hiện tại của bạn, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề làm cản trở sự thăng tiến của bạn. Nó giúp bạn phát triển cả về mặt con người lẫn chuyên môn.
Sẽ là một sai lầm nếu bạn quên đi cuộc sống riêng tư của mình. Những vấn đề gia đình có thể ảnh hưởng đến năng suất của bạn, đó là lý do vì sao những nhà tuyển dụng tìm hiểu về mạng lưới quan hệ xã hội và gia thế trước khi họ xem xét ứng viên đó có phù hợp với một vị trí cụ thể nào hay không. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư giúp bạn trở nên tốt hơn về mọi mặt, bao gồm cả sự nghiệp.
Hãy mở rộng chân trời của mình và lồng ghép nó vào những mục tiêu sự nghiệp. Nó sẽ giúp cho con đường đến đỉnh cao của bạn thú vị hơn, và chắc chắn là thỏa mãn hơn.
Đặt Ra Quá Nhiều Mục Tiêu
Những mục tiêu có thể tăng lên nhiều tới mức không đếm xuể nếu như bạn không cẩn trọng. Việc đặt ra quá nhiều mục tiêu cũng tồi tệ như việc chẳng có mục tiêu nào, bởi vì bạn sẽ phải dành toàn bộ thời gian để hiện thực hóa chúng.
Bên cạnh nhận quá nhiều việc, nó còn cướp đi cơ hội được nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống của bạn. Mỗi một ngày mới đến sẽ đều tràn đầy căng thẳng như những ngày trước đó. Hãy để bản thân được nghỉ ngơi một lần một tuần, khi mà bạn không phải nghĩ về những việc bạn phải làm hoặc những mục tiêu mà bạn phải hoàn thành. Hãy ngồi lại, thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Chẳng phải đây chính là những thứ mà bạn nỗ lực để có được hay sao?
Mục tiêu sự nghiệp là kim chỉ nam cho cuộc hành trình chinh phục đỉnh cao chuyên môn của bạn. Tuy nhiên, bạn là người cần lái, và bạn cần kiểm soát được cuộc sống của mình ở mọi lúc.
Hãy tránh những sai lầm kể trên để nắm mọi thứ trong tầm kiểu soát, nhưng cũng đừng quên mục tiêu cuối cùng của bạn: để có một cuộc sống thật đủ đầy, trọn vẹn và mãn nguyện, Sự nghiệp của bạn không nên là thứ cản trở bạn tận hưởng cuộc sống.
________________________________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Hoàng Thị Minh Hạnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Minh Hạnh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=68953
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com