Tôi Đã Phỏng Vấn 8 Vòng Mà Vẫn Không Nhận Được Công Việc
Ông ấy áp dụng tốt kinh nghiệm này khi làm việc với bộ phận Nhân sự tại chính công ty của mình. Do đó, đảm bảo được việc giao tiếp tốt, đặt ra kỳ vọng rõ ràng và không lãng phí thời gian của ứng viên.
Ông nói: “Tôi dành rất nhiều thời gian để tuyển đúng người. Theo tôi, đây là phần quan trọng nhất của bộ phận Nhân sự. Chúng tôi cố gắng hết sức để không làm mất thời gian của ứng viên. Tôi muốn quy trình phỏng vấn có thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Tôi nói thẳng với các ứng viên rằng chúng tôi dự định thực hiện [một số lượng buổi phỏng vấn nhất định] và tuyển dụng một người nào đó [một ngày nhất định]. Bất cứ những điều khác chỉ rõ là không công bằng.”
?Tại sao các công ty thực hiện nhiều vòng phỏng vấn?
Các vòng phỏng vấn mở rộng có thể cho thấy sự khó khăn khi lựa chọn ứng viên tài năng. Nhưng thế còn các tổ chức? Tại sao nhà tuyển dụng nhất định phải có các quy trình tuyển dụng dài dòng?
Ông James Philip, doanh nhân nối tiếp (người thành lập và làm chủ hàng loạt công ty), nhà đầu tư được công nhận và là tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “Những điều họ không dạy bạn ở trường kinh doanh” cho biết: “Nhìn từ bên ngoài, các ứng viên hiếm khi hiểu được những gì một công ty đang trải qua. Rất nhiều lúc, có nhiều cấp quản lý tham gia vào quy trình tuyển dụng. Các công ty có thể đăng một bản mô tả công việc với 10 yêu cầu và rất hiếm có những ứng viên đánh dấu vào cả 10 ô đó. Đó là lý do tại sao công ty đôi khi cần có nhiều vòng phỏng vấn. Họ cố gắng tìm hiểu xem liệu ứng viên có thể hoàn thành công việc hay không và liệu cá nhân đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không.”
Theo ông Philip, chi phí khi tuyển sai ứng viên lớn hơn những gì mọi người nghĩ. Ông nói: “Mặc dù có vẻ như việc ứng viên phải trải qua 6, 7 hoặc 8 vòng phỏng vấn là quá mức cần thiết nhưng các công ty chỉ đảm bảo rằng họ đang đưa ra quyết định đúng đắn.”
?Cách đối mặt với việc bị từ chối sau một quá trình phỏng vấn kéo dài
Thông cảm khi các nhà tuyển dụng sợ tuyển nhầm người có thể giúp bạn chấp nhận việc không nhận được việc làm sau khi đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào quá trình phỏng vấn. Ngoài ra, xem trải nghiệm này như cơ hội học hỏi thay vì lãng phí thời gian có thể giúp bạn phát triển mà không bực bội.
Ông Jacob Villa – đồng sáng lập và giám đốc tiếp thị của School Authority, một nền tảng dành riêng cho việc kết hợp sinh viên với trường đại học mong ước của họ ở Mỹ cho biết: “Trong hoàn cảnh phỏng vấn như vậy, ứng viên có thể làm một việc để tránh thiệt hại hoàn toàn. Nếu bạn là ứng viên, bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng tại sao từ chối bạn sau quy trình phỏng vấn dài như vậy. Bạn sẽ biết được điều gì đã xảy ra và liệu đó có phải là trách nhiệm của nhà tuyển dụng hay không. Tôi khuyên bạn nên làm điều đó thay vì bực bội với việc tuyển dụng như thế này, vì vậy bạn có thể học hỏi từ thất bại và áp dụng tất cả những gì đã học được.”
Tìm hiểu thêm về Mẹo phỏng vấn.
_______________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Phương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=86405
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com