Tìm Hiểu Về Nghề Phiên Âm Viên Y Tế
- Chuyển biên các bản ghi âm: Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe này sẽ nghe các bản ghi âm của bác sĩ và chuyển chúng thành văn bản báo cáo. Họ phụ trách đưa ra các bản sao chép về tất cả những thông tin cần thiết và truyền đạt lời bác sĩ một cách chính xác.
- Sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói: Phiên âm viên y tế chỉnh sửa và cập nhật bản nháp qua các chương trình phần mềm nhận dạng giọng nói. Họ sẽ nghe các bản ghi âm của bác sĩ và sửa các bản nháp sao cho phù hợp với ngữ pháp và ngữ cảnh.
- Dịch các thuật ngữ y tế và những từ viết tắt: Phiên âm viên y tế sẽ xử lý rất nhiều loại bản ghi, bao gồm tiền sử bệnh nhân, giấy xuất viện, giấy khám sức khỏe và thư giới thiệu của bác sĩ. Họ thường phải dịch các từ viết tắt và thuật ngữ y tế thành các từ hoàn chỉnh.
- Kiểm tra báo cáo xem có điều gì bất thường: Sau khi hoàn thành công việc ghi chép, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe này sẽ xem lại các báo cáo của mình để tìm lỗi sai và thiếu sót.
- Cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử: Nhiều phiên âm viên y tế sẽ nhập văn bản báo cáo của mình vào hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân. Những ghi chép này sẽ được lưu vĩnh viễn trong hồ sơ sức khỏe của họ.
- Am hiểu các yêu cầu về bảo mật thông tin của bệnh nhân: Bởi vì phiên âm viên y tế xử lý về các thông tin cá nhân, nên họ phải hiểu và tuân thủ các yêu cầu pháp lý và bảo mật liên quan. Họ phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính bảo mật cũng như an toàn cho các bản báo cáo ghi chép của mình.
- Mức lương phổ biến ở Mỹ: $ 15,28 mỗi giờ
- Một số mức lương dao động từ $ 7,25 đến $ 34,80 mỗi giờ
- Giải phẫu học
- Hướng dẫn về pháp lý và bảo mật liên quan đến chăm sóc sức khỏe
- Thuật ngữ y học
- Quản lý rủi ro
Nhiều phiên âm viên y tế mới sẽ được hưởng lợi từ các công việc trước đây trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một vài phiên âm viên y tế đã từng có kinh nghiệm ở một trong những ngành nghề sau:
- Nhân viên tiếp tân y tế: hay còn được gọi là thư ký y tế, những chuyên viên này sẽ tiếp đón và đăng ký bệnh nhân tại phòng khám của bác sĩ. Họ cập nhật hồ sơ của bệnh nhân, duy trì hệ thống hồ sơ, đồng thời phải am hiểu cũng như sử dụng được các thuật ngữ y tế, các từ viết tắt.
- Trợ lý điều dưỡng: Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe này sẽ hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện và các cụ già trong viện dưỡng lão. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt cơ bản thường ngày như tắm rửa, ăn uống, di chuyển bệnh nhân và theo dõi dấu hiệu sinh tồn của họ.
Chứng chỉ
Nhiều phiên âm viên y tế cũng cố gắng để có thể đạt được các chứng chỉ chuyên môn. Mặc dù người tuyển dụng có thể sẽ không yêu cầu giấy chứng nhận này, nhưng nó cho phép các phiên âm viên y tế nâng cao kỹ năng, thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng khả năng thu nhập của họ. Các chứng nhận phổ biến nhất của phiên âm viên y tế bao gồm:
- Chuyên gia tư liệu chăm sóc sức khỏe đã đăng ký (RHDS): Chứng chỉ cơ bản này được cung cấp bởi Hiệp hội Chăm sóc Y tế Liêm chính (AHDI) thể hiện trình độ trong giấy tờ chăm sóc sức khỏe và dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp chương trình phiên âm y tế đại học hoặc phiên âm viên y tế với ít hơn hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các ứng viên có thể đạt được RHDS bằng cách vượt qua kỳ thi chứng nhận với 130 câu hỏi và duy trì hiệu lực bằng cách thi lại ba năm một lần.
- Chuyên gia Tài liệu Y tế được chứng nhận (CHDS): Chứng chỉ nâng cao này được thực hiện bởi AHDI thể hiện kiến thức lâm sàng và khả năng phiên dịch cao, dành cho những phiên âm viên y tế có ít nhất hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Thí sinh có thể lấy CHDS bằng cách vượt qua kỳ thi chứng nhận với 120 câu hỏi. Chứng chỉ này kéo dài trong vòng ba năm và thí sinh có thể chứng nhận lại bằng cách đạt 30 tín chỉ giáo dục thường xuyên.
Kỹ năng
Để trở thành một người phiên âm viên y tế xuất sắc, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng sau:
- Mức độ quen thuộc với EHR: Các phiên âm viên y tế thường xuyên cập nhật hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) của bệnh nhân. Vì vậy, họ phải biết cách theo dõi, xử lý và tạo ghi chú đúng chỗ mà vẫn duy trì tính bảo mật.
- Kỹ năng nghe: Để hiểu các ghi chú của bác sĩ và ghi chép chúng một cách chính xác, phiên âm viên y tế cần phải có kỹ năng nghe thật tốt. Họ phải biết cách xử lý và chuyển chúng thành các văn bản báo cáo.
- Thuật ngữ y tế: Các bác sĩ thường sử dụng thuật ngữ y tế và chữ viết tắt trong bản ghi âm của họ, và các phiên âm viên y tế phải biết những thuật ngữ này để làm việc một cách chuẩn xác. Hầu hết các phiên âm viên y tế đều được học nghiên cứu thuật ngữ ở các chương trình đại học.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Vì các phiên âm viên y tế thường phải hoàn thành rất nhiều việc trong thời gian ngắn nên họ phải biết cách sắp xếp thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc đúng tiến độ.
- Kỹ năng đánh máy: Để chuyển từ văn nói sang văn viết, các phiên âm viên y tế phải có khả năng gõ nhanh hơn mức trung bình. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này có thể gõ ít nhất 65 từ mỗi phút và nhiều nhà tuyển dụng kiểm tra tốc độ đánh máy của các ứng viên trước khi tuyển dụng.
Môi trường làm việc của phiên âm viên y tế
Phiên âm viên y tế thường làm việc tại bàn làm việc của mình, nơi mà họ có thể sử dụng máy tính để dịch các bản ghi âm và cập nhật hồ sơ. Họ thường đeo tai nghe để nghe. Hầu hết các phiên âm viên y tế làm việc ở một trong số nơi sau:
- Cơ sở chăm sóc sức khỏe: Một số phiên âm viên y tế có bàn làm việc trong văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện để có thể làm việc gần gũi với các bác sĩ và trợ lý bác sĩ hơn.
- Cơ quan trung gian: Những người khác thì được các cơ quan tuyển dụng và làm việc trong văn phòng cùng với các phiên âm viên y tế khác.
- Văn phòng tại nhà: Một số người làm việc tại nhà, nơi họ có thể thực hiện công việc từ xa bằng máy tính và thiết bị của riêng họ.
Làm thế nào để trở thành một phiên âm viên y tế
Để trở thành một phiên âm viên y tế, hãy làm theo năm bước sau:
- Hoàn thành chương trình đại học: Trước hết, cần phải có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng của chương trình phiên âm y tế. Hầu hết các chương trình mất một hoặc hai năm để hoàn thành và có thể học trực tiếp hoặc trực tuyến.
- Phát triển các kỹ năng cần thiết: Để trở thành một ứng viên hàng đầu, hãy nỗ lực trau dồi các kỹ năng quan trọng. Phiên âm viên y tế phải có khả năng đánh máy nhanh chóng, chính xác, am hiểu các thuật ngữ y tế, kỹ năng nghe và quản lý thời gian thật tốt.
- Cân nhắc về các chứng chỉ chuyên môn: Để cải thiện kỹ năng và tăng khả năng thu nhập, có thể bạn sẽ muốn có một chứng chỉ chuyên môn dành cho riêng mình. Nhiều phiên âm viên y tế có chứng chỉ RHDS – cho những sinh viên mới tốt nghiệp chương trình phiên âm y tế hoặc chứng chỉ CHDS – yêu cầu hai năm kinh nghiệm trở lên trong lĩnh vực này.
- Tạo sơ yếu lý lịch: Khi bạn đã hoàn thành các yêu cầu căn bản mà công việc đòi hỏi, hãy viết sơ yếu lý lịch nhấn mạnh mục tiêu nghề nghiệp của bạn, trình độ học vấn đại học, chứng chỉ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trước đây và các kỹ năng liên quan.
- Chọn môi trường làm việc mà bạn yêu thích: Trước khi bắt đầu nộp đơn xin việc, hãy suy nghĩ về môi trường làm việc lý tưởng của bạn. Bởi phiên âm viên y tế có thể làm việc ở văn phòng bác sĩ, các cơ quan trung gian hoặc tại nhà, từ đó bạn có thể chọn cho mình một môi trường làm việc tốt nhất.
Ví dụ về mô tả công việc của phiên âm viên y tế
Lee Medical Partners đang tìm kiếm một phiên âm viên y tế có ít nhất hai năm kinh nghiệm và chứng chỉ Chuyên gia về Tài liệu Chăm sóc Sức khỏe được chứng nhận bởi Hiệp hội Chăm sóc Y tế Liêm chính. Ứng viên sẽ chịu trách nhiệm trong việc ghi chép các ghi chú của bác sĩ và trợ lý bác sĩ về tiền sử bệnh nhân, kế hoạch điều trị và dự đoán tiến triển của bệnh. Ứng viên trúng tuyển cần có hiểu biết sâu rộng về thuật ngữ y tế, kỹ năng nghe tốt và tốc độ đánh máy tối thiểu là 65 WPM.
————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
· Theo: indeed.com
· Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền
· Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Thanh Huyền – Nguồn IVolunteer Việt Nam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=97098
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com