Sự Bảo Thủ Của Bản Thân Có Thể Hủy Hoại Nhiều Mối Quan Hệ Của Bạn
Điều gì đã xảy ra?
Phản ứng đầu tiên của tôi là đổ lỗi cho anh ấy vì đó không thể là lỗi của tôi. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh và suy nghĩ lại, tôi thấy bản thân đã phản ứng lại một cách thoái quá về lời so sánh tôi của hiện tại và quá khứ của anh ấy. Phản ứng cửa miệng của tôi ngay lập tức là: “Đó không phải sự thật”. Sau đó, tôi đã lên tiếng biện hộ và đổ lỗi rằng anh ta không thực sự hiểu tôi.Phản ứng bốc đồng của tôi đến từ đâu? Tại sao tôi lại ra sức chứng minh bản thân đúng?
Đào sâu hơn, tôi thấy tôi có một niềm tin rằng tôi vẫn là cô gái anh ấy yêu ngày trước. Lời nhận xét của anh ấy đã thách thức hình ảnh bản thân của tôi. Thay đổi là điều khó thực hiện và chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin. Tôi đã phản ứng với ý kiến khó chịu rằng có lẽ tôi đã không thay đổi. Nếu điều đó là sự thật, có lẽ tôi đang dần trở thành là thứ mà tôi ghét nhất: thay lòng dổi dạvà không xứng được yêu. Nó mang đến cho tôi tất cả những bất an và khiến tôi dễ bị tổn thương.Tôi có thực sự bất an như vậy không? Câu trả lời là có, tôi đã rất bất an và lo lắng
Thử thách của bạn trai tôi đã khiến tôi có thể bình tĩnh lắng nghe và nghe điều gì đó khác. Có thể nhận xét của anh ấy được thúc đẩy bởi cảm giác không an toàn của chính anh ấy và tôi coi là lời chỉ trích. Có thể nhận xét của anh ấy không phải là một lời thách thức gì cả, mà chỉ do tôi hiểu sai vì sợ hãi. Kể từ buổi tối hôm đó, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng mà tôi ước mình biết sớm hơn: Không có gì trong cuộc sống có thể phá hủy các cuộc đối thoại và các mối quan hệ lành mạnh như sự phòng thủ của bản thân.Không có gì làm chúng ta mù quáng trước những mục tiêu dài hạn hơn là hành động bốc đồng và phòng thủ khi đối mặt với những lời chỉ trích. Không gì tốt hơn khi nó khiến chúng ta thực hiện các hành vi tự hủy hoại bản thân hơn là chịu đựng đả kích khi chúng ta cảm thấy bị tấn công.
Tất cả là do sự lựa chọn
Đã đến lúc tôi phải lựa chọn. Tôi có cam kết xây dựng một mối quan hệ lành mạnh dựa trên sự giao tiếp và tin tưởng không? Hay tôi sẽ giữ chặt lá chắn tự cho mình là đúng và tiếp tục hướng tới sự đổ vỡ?
Đây không phải là mối quan hệ nghiêm túc đầu tiên của tôi. Tôi đã có một cuộc hôn nhân 25 năm trước đó. Một phần vì sự bất an của tôi đã chi phối hành động của tôi. Những hành vi tự biện hộ cho bản thân mà tôi liên tục thực hiện đã làm xói mòn mối quan hệ tốt đẹp đó.
Sau khi ly hôn, tôi đã tự cam kết với bản thân là sẽ trở thành một người mới và cải thiện trong thời gian tới. Bây giờ, đối mặt với lời hứa đó, tôi buộc phải nhìn thẳng vào nỗi sợ bị tổn thương của mình. Có phải kẻ thù không đội trời chung đó sẽ giữ tôi trên con đường cũ?
Tôi đã không đi lùi lại. Nếu tôi muốn có một mối quan hệ thực sự với bạn trai của mình, tôi phải thực hiện một hành động mới và can đảm. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ phải cảm thấy sợ hãi và dễ bị tổn thương.
Sau một hơi thở sâu, tôi bắt đầu hành động.
Tim đập thình thịch như ở ngoài lồng ngực, tôi nói với bạn trai về nỗi sợ hãi, phản ứng bốc đồng và những suy nghĩ của tôi. Đó là một trong những cuộc trò chuyện tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng có. Việc bộc lộ những lo lắng của tôi đã làm nảy sinh sự thân mật và củng cố mối quan hệ tin cậy của chúng tôi.
Bài học quan trọng số 1 – Làm sạch trái tim và tâm hồn = sự gần gũi và tình yêu
Sau khi tôi tiết lộ quan điểm của bản thân và cảm thấy xấu hổ khi phản ứng một cáchthiếu kiểm soát, bạn trai của tôi đã chia sẻ những phản ứng tương tự mà anh ấy đã có. Sự đồng cảm và sẻ chia từ trái tim đã sửa chữa những rạn nứt trong quan hệ của chúng tôi.
Bài học quan trọng số 2 – Chân thành là sự chữa lành
Kết quả là sự gần gũi và yêu thương từ cuộc trò chuyện này cho tôi thấy tôi đủ mạnh mẽ để bày tỏ những bí mật sâu kín nhất của mình và bộc lộ sự tiến bộ của bản thân.
Bài học quan trọng số 3 – Dễ bị tổn thương là tự đánh mất chính mình !
Bạn có thể liên kết sự dễ bị tổn thương với sự yếu đuối, nhưng không có gì khác xa sự thật. Cần có dũng khí và sức mạnh để cho ai đó nhìn thấy con người thật của bạn và cởi mở với người ấy.
Làm cách nào để kiểm soát bản tính cố chấp của tôi ngày hôm nay?
Tôi vẫn có những phản ứng tự bảo vệ mình, nhưng giờ tôi đã hiểu rõ hơn về chúng. Tôi nhận thấy tim mình đập loạn xạ, mặt nóng ran, bụng, cổ và vai căng cứng. Đây là những biểu hiện rằng tôi đang có phản ứng và tôi kìm hãm nó lại.
Hơi thở sâu và chậm là cách tôi từ từ trở lại trạng thái bình thường. Khi tôi thở, tôi thả mình vào cơ thể và kiểm tra nó bằng các giác quan của mình. Tôi đang cảm thấy gì, nghe, nhìn, ngửi và nếm gì ngay bây giờ? Có phải trực giác của tôi đang thay đổi nhận thức của tôi không?
Khi đó, tôi có thể thoát khỏi cảm xúc đang dâng trào và ghi nhớ lời hứa của mình đối với các mối quan hệ lành mạnh và giao tiếp chân thực. Điều này cho phép tôi chuyển sang bình tĩnh và không nóng giận.
LÀ SAO!?! Không phòng thủ? Vâng, là không biện bạch cho bản thân!
Chúng ta hay có những quan điểm sai lầm về lơi nói và hành động của bạn bè, gia đình và đồng nghiệp dẫn đến những tổn thương không mong đợi. Chúng ta buồn khi nghe những lời nhận xét của người khác về bản thân mình.
Cái nhìn của những người khác về bạn không có nghĩa là cá nhân bạn đã như vậy.
Mọi người luôn tập trung vào bản thân và đề cao cái “tôi”. Bất kỳ lời nhận xét tiêu cực nào đối với bạn hoặc tôi đều là khởi nguồn của sự bất an, sợ hãi của chính chúng ta. Chúng ta đang có những phản ứng của riêng về một số cảm giác khó chịu.
Chúng ta không cần phải tự bao biện. Vì đó chưa chắc đã là bạn hay tôi.
Một quan niệm sai lầm phổ biến là không có khả năng phản kháng đồng nghĩa với sự yếu đuối. Trên thực tế, việc không tỏ ra bảo khiên chúng ta có thêm sức mạnh; sức mạnh đến từ việc thừa nhận sự yếu đuối của chúng ta và thể hiện sự không hoàn hảo như một điều gì đó rất đỗi bình thường, mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Khi chúng ta dễ bị tổn thương, chúng ta đánh thức tính nhân văn này ở những người khác.
Không bao biện cho bản thân đưa chúng ta ra khỏi cuộc cãi vã và tạo ra quan hệ tốt với mọi người.
Khi tôi không cố thanh minh, tôi có thể có lòng trắc ẩn đối với sự bất an, dễ bị tổn thương và mong muốn của người khác. Điều này có nghĩa là tôi có thể đứng vào vị trí của họ và nhìn thấy thực tế của họ. Chỉ khi đó, tôi mới có thể đáp lại từ cái tôi cao hơn của mình.
Cái tôi biết mình xứng đáng.
Đó là một phần của bản thân tôi thực sự quan tâm đến người khác và muốn kết nối.
Cái tôi mà tình yêu không biết giới hạn.
Rốt cuộc, tình yêu là tất cả… và nó phải bắt đầu với tôi.
Một vài điều có thể giúp bạn kìm chế “cái tôi “của bạn:
- Lưu ý rằng bạn đang phản ứng
- Hãy nhớ loại mối quan hệ mà bạn muốn có
- Tự nói với chính mình, “Đó không phải là về tôi.”
- Đặt mình vào vị trí của người khác và tự hỏi bản thân xem điều gì khiến họ có cái nhìn về bạn như vậy.
- Kìm nén cơn tức giận và đồng cảm, thấu hiểu
- Đáp lại tình yêu thương, sự quan tâm của bạn
P.S. Không có cái gọi là ‘quá muộn’. Bạn luôn có thể quay lại gặp ai đó và dọn dẹp đống lộn xộn của mình. Bạn sẽ hạnh phúc vì bạn đã làm. Tôi hứa.
————————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng thú vị!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch- Nguyễn Thị Thanh Hương_Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66681
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com