Những Bài Tập Tinh Thần Giúp Não Bộ Trở Nên Tích Cực Hơn
1. Luyện tập hàng ngày bài tập về lòng biết ơn
Lòng biết ơn là cách đơn giản để có được một tư duy tích cực. Thậm chí là hành động khi bạn cố suy nghĩ về thứ gì đó trở nên tuyệt vời hơn cũng làm tăng cường serotonin và dopamine – hóa chất vui vẻ của não bộ.2. Thiền định
Tôi không thể nghĩ đến một thứ nào đó bạn có thể làm có một ảnh hưởng sâu sắc lên thể trạng và sức khỏe tinh thần hơn là việc thiền định mỗi ngày.Nó không chỉ là một sự luyện tập về tôn giáo hay tâm linh, thiền định làm tăng sự tích cực, chống lại lo âu và buồn bã, giảm nỗi đau và kích thích, làm tăng thêm khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân.
Tôi tin rằng con người nên ngồi thiền mỗi ngày để trở nên tích cực hơn. Có vô số các ứng dụng điện thoại cho những người mới bắt đầu hoặc thậm chí là học viên cao cấp. Hai ứng dụng mà tôi thích nhất là Calm và Headspace.
Sẽ thật tuyệt khi mà mỗi chúng ta được hướng dẫn và tiến bộ. Có nghĩa là bạn cắm tai nghe vào điện thoại, ngồi xuống và một giọng nói sẽ hướng dẫn bạn nên làm gì. Chúng mỗi ngày đều sẽ nhắc bạn đến giờ ngồi thiền.
Nếu bạn không tải ứng dụng, thì hầu hết ở các thành phố có vô số lớp học. Hầu hết lớp học yoga và lớp võ thuật đều sẽ có một quá trình thiền định.
3. Luyện tập nhận thức
Luyện tập nhận thức có thể là một phần của thiền định, nhưng nó là một bài thực hành chánh niệm thứ mà bạn có thể sử dụng trong bất cứ lúc nào trong ngày.
Về cơ bản, bạn xác định cùng với những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác nảy sinh cùng với nhận thức của bạn.
Bạn chỉ đơn thuần quan sát chúng và cho phép chúng được vượt qua bạn như đám mây trôi trên bầu trời. Điều này giúp bạn đạt đến một trạng thái bình tĩnh – nơi mà mọi thứ xung quanh không làm phiền được bạn.
Thực hành càng nhiều, càng dễ có được. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có được kinh nghiệm từ việc nhận thức.
- Tự vấn bản thân rằng, “Bạn là ai?” đây là một lời mời cho nhận thức của bạn quay về thời điểm hiện tại và đặt trung tâm bản thân phía sau con mắt của bạn.
- Lặp lại với bản thân “ Tôi có cảm giác, nhưng tôi không phải là những cảm giác này”
- Lặp lại với bản thân “Tôi có suy nghĩ , nhưng tôi không phải là những suy nghĩ này”
- Lặp lại với bản thân “Tôi có cảm xúc, nhưng không phải là những cảm xúc này”
- Chỉ cần ngồi với trạng thái tách rời này trong một lúc
.4. Thách thức những suy diễn tiêu cực
Chuyện vớ vẩn xảy ra. Nhưng làm thế nào chúng ta giải quyết nó mới chính là vấn đề.
Thông thường, chúng ta thường đưa ra diễn giải tiêu cực về các sự kiện hay hành động của người khác. Các cơ chế sinh tồn của não bộ được bảo bọc để đặt ở nơi có nhiều hơn sức nặng của ý nghĩ tiêu cực.
Khi tổ tiên của chúng ta đi xuống một hồ nước và một trong số họ bị hổ răng nanh ăn thịt, họ có thể gọi cái hố nước đó là nguyền rủa. Tránh xa khỏi cái hố nước bị cấm đó sẽ giúp họ giữ an toàn khỏi con hổ. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, không có hổ trên cỏ.
Tiêu cực có thể là một thói quen ăn sâu – nó thực sự rất cần thiết để nắm bắt được bản thân trong hành động. Cách bạn cảm nhận về một sự kiện là dấu hiệu tốt của việc suy nghĩ của bạn đang ở đâu. Cảm giác tiêu cực to lớn kéo theo suy nghĩ tiêu cực to lớn.
Dừng một lát và nhìn nhận lại bạn đang cảm thấy gì. Tôn trọng nó, và hỏi bản thân cái mà bạn đang nghĩ tới. Hãy tò mò và đặt câu hỏi. Tò mò là một trạng thái giá trị thấp. Tự hỏi bản thân đúng câu hỏi về một việc có thể giúp bạn thoát khỏi cuộc vui và tích cực hơn.
Ví dụ: Con tôi nạt tôi. Và tôi bắt chính mình nghĩ là chúng không tôn trọng tôi. Điều đó làm tôi tức giận, và tôi mắng ngược lại. Nếu có một cách hiểu khác thì sao?
Nếu bạn tò mò về hành động của con bọn, nó có thể khác nhau thế này: lý do mà chúng lại hành xử như thế? Cái ý nghĩ tích cực hoặc nhu cầu gì mà chúng đang mắc phải? Điều gì đã xảy ra để dẫn đến việc này? Sự tò mò của tôi về tình huống ép tôi phải thoát ra tư duy “tội nghiệp tôi” và rơi vào trạng thái tháo vát. Tại điểm này, tôi thậm chí có lẽ sẽ giúp được con của mình vượt qua cái vấn đề này một cách tích cực và đưa ra lựa chọn tốt hơn trong tương lai.
5. Xếp chồng bằng chứng để xây dựng niềm tin tích cực
Nào bây giờ chúng ta đã chinh phục được một số niềm tin và suy nghĩ tiêu cực, đây là thời điểm để xây dựng sự tích cực. Điều này sẽ dễ dàng hơn so với nó của trước đây.
Nghĩ về thứ gì đó sẽ đúng với bạn. Một thứ gì đó đơn giản chẳng hạn như mặt trời mọc đằng Đông mỗi ngày. Được rồi, và nếu tôi hỏi làm cách nào bạn biết rằng điều đó là đúng, bạn có thể dễ dàng đưa ra một danh sách. Tôi đã thấy nó mọc ở đằng Đông. Tôi học ở trường rằng Trái Đất quay từ Đông sang Tây. Sao cũng được.
Chú ý tới đâu là bằng chứng thuyết phục bạn nhất. Vậy nên nếu chúng ta muốn đảo ngược lại một niềm tin, chúng ta đơn giản chỉ cần thêm các tiêu chuẩn sẽ khiến cho niềm tin đó đúng.
Bắt đầu với một niềm tin có sức mạnh. Nếu bạn muốn tạo dựng và củng cố một niềm tin, bạn nên chọn nó cẩn thận. Chọn thứ gì đó khiến bạn cảm thấy thoải mái. Tạo ra một tuyên bố duy nhất
Câu lệnh này phải được diễn đạt theo nghĩa tích cực “ Tôi là một người cha tốt” tốt hơn “Tôi không phải là một người cha tồi” điều này phải làm cùng cách với não bộ gặp khó khăn trong xử lý âm bản. Câu nói này càng đơn giản thì càng dễ đi sâu vào tiềm thức của bạn và tiếp thu nó một cách tự nhiên.
Những sự khẳng định là trụ cột cho sự phát triển nhưng chúng cũng có vấn đề. Nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng những khẳng định phi thực tế có thể làm người ta thấy chán nản. Nói rằng “Tôi giàu có” nói đi nói lại điều đó trong khi xe của bạn là tái sở hữu và nó sẽ đặt bạn vào tình cảnh mâu thuẫn nội bộ.
Chọn một niềm tin trong phạm vi thực tế để được tích cực hơn. Những thứ như là “ Tôi có thể vượt qua khoảnh khắc này” hoặc “Tôi là một người chồng tốt” hay là “Tôi có rất nhiều để cống hiến cho bạn bè”.
?Hỏi bản thân một câu hỏi tuyệt vời này
Bây giờ bạn đã có niềm tin mới mà bạn muốn áp dụng, đã đến lúc bạn nên tiếp sức cho niềm tin đó cùng với bằng chứng. Bạn sẽ tự hỏi mình câu hỏi này: Giả sử điều này là đúng, làm cách nào để tôi biết nó đúng?
Hãy để bộ não của bạn đưa ra nhiều câu trả lời nhất có thể. Viết chúng xuống. Bạn có thể lặp lại bài tập này mỗi ngày cho đến khi niềm tin mới tích cực hơn này được củng cố.
____________________________
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Đỗ Thị Kim Hương
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đỗ Thị Kim Hương – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=64885
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com