Mọi Thứ Bạn Cần Biết Để Chuẩn Bị Cho Một Buổi Phỏng Vấn
Nghiên cứu Công ty
Trước hết, hãy nghiên cứu công ty mà bạn ứng tuyển.- Truy cập vào trang web của công ty: Đây là điều đầu tiên và dễ dàng nhất bạn có thể làm. Hãy tìm hiểu xem trang web của họ là gì từ phần mô tả công việc hoặc tìm kiếm nhanh trên Google. Và sau đó, hãy khám phá xem công ty làm gì.
- Sứ mệnh và tầm nhìn: Khi bạn đang xem qua trang web của công ty, hãy truy cập mục “About us” (Giới thiệu về chúng tôi) để xem sứ mệnh và tầm nhìn của công ty là gì. Hãy tìm hiểu điều gì thúc đẩy công ty. Một số công ty vận hành theo những sứ mệnh này, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu chúng và xem liệu chúng có phù hợp với các giá trị của bạn và những gì bạn muốn làm trong sự nghiệp của mình hay không.
- Sản phẩm và Dịch vụ: Công ty này kinh doanh gì? Họ có thuộc lĩnh vực giáo dục và bán các khóa học cho các doanh nghiệp và cá nhân không? Họ có đang kinh doanh phần mềm và bán các giải pháp quản lý dự án cho các doanh nghiệp khác không? Hãy đọc về các sản phẩm của công ty và hiểu rõ về những gì họ cung cấp. Nhiều người phỏng vấn sẽ thường đặt câu hỏi như: “Bạn có thể cho tôi biết một chút về sản phẩm/dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp không?” “Chúng tôi làm gì?” Bạn cần phải giải đáp những câu hỏi trên và có câu trả lời trong tay.
- Hãy đọc blog của công ty: Các bài viết trên blog có thể cho bạn biết nhiều điều về một công ty, có thể cung cấp cho bạn nhiều hiểu biết sâu sắc và giúp bạn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn. Blog cho phép bạn tìm hiểu thêm về các sản phẩm/dịch vụ của công ty, những gì họ quan tâm và những điều khác liên quan đến công ty đó. Tôi thực sự khuyên bạn nên đọc một vài bài báo trước khi đi phỏng vấn. Điều này cũng cung cấp cho bạn những thông tin bổ sung để nói trong cuộc trò chuyện sắp tới. Nó cũng cho thấy rằng bạn đã tìm hiểu về công ty.
- Các trang mạng xã hội: Hầu hết các công ty đều có các trang mạng xã hội. Phần lớn có trang Facebook và nhiều công ty có trang Linkedin. Bạn nên tra cứu chúng. Bạn có thể theo dõi họ trên nền tảng mạng xã hội và thậm chí xem các công việc khác đang tuyển.
- Tin tức: Có tin tức gì về công ty không? Hãy tìm kiếm trên google và xem những tin tức bạn có thể tìm thấy về nó. Đây là một cách tuyệt vời để theo dõi một công ty.
- Đồng nghiệp, bạn bè, những người làm việc ở đó: Bạn có biết ai đang làm việc tại công ty không? Nếu có, hãy liên hệ với người này và hỏi một vài câu hỏi ngắn như: “Bạn thích làm việc tại (công ty) như thế nào?” Hãy đề cập rằng sắp tới bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn tại công ty.
- Tính ổn định của thị trường: Công ty đang trong thời kỳ nào? Nó đang trong giai đoạn bùng nổ, trì trệ hay chỉ đủ để tồn tại? Hãy tìm hiểu những gì bạn có thể biết về tình hình hiện tại của công ty.
So sánh kinh nghiệm của bạn với bản mô tả công việc
Nếu bạn muốn chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn thành công, đây là điều mà bạn phải làm. Tôi khuyên bạn nên mở sơ yếu lý lịch trên một nửa màn hình và mở mô tả công việc ở nửa còn lại.- Tìm kiếm kỹ năng cần thiết: Những kỹ năng nào được liệt kê trong bản mô tả công việc, những gì cần thiết để thực hiện công việc? Bạn có những kỹ năng này không? Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu những gì cần thiết và sau đó bạn có thể thể hiện những kỹ năng đó trong cuộc phỏng vấn.
- Mức độ phù hợp với các kỹ năng của bạn: Hãy thực tế. Bạn có thể có một ít kinh nghiệm trong một lĩnh vực, nhưng nó có thể không đủ cho những gì công ty đang tìm kiếm. Hãy đọc kỹ mô tả công việc để chắc chắn rằng kỹ năng của bạn phù hợp với công việc.
Chuẩn bị và thực hành câu trả lời
Phỏng vấn là một kỹ năng và cần phải luyện tập để trở nên tốt hơn. Thực hành là một cách tuyệt vời để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hành câu trả lời của bản thân.- Các câu hỏi phỏng vấn điển hình: Có một loạt các câu hỏi thường xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn. Thực hành cho những câu hỏi này là một cách tuyệt vời để chuẩn bị và giúp bạn sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn sắp tới.
- Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến mô tả công việc: Hãy sẵn sàng để được hỏi một số câu hỏi liên quan đến công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn. Người phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn có kiến thức cần thiết để thực hiện công việc. Để biết được điều này, hãy xem qua mô tả công việc và nghĩ về những câu hỏi mà người phỏng vấn có thể hỏi. Hãy tìm hiểu chúng ngay lập tức. Việc suy nghĩ về điều này là đáng giá vì bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi trong số này.
Ăn mặc như thế nào để gây ấn tượng?
Tìm đường đến công ty
Bất cứ khi nào bạn có một cuộc phỏng vấn tại một công ty, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chỉ dẫn đường đến công ty. Hãy đưa địa điểm đó vào Google Maps hoặc Waze của bạn và tìm cách đến đó. Biết quãng đường là bao xa và trung bình mất bao lâu để đến nơi. Hãy căn thời gian dư ra. Bạn không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra: xẹp lốp, tai nạn giao thông, thời tiết xấu hoặc bất kỳ sự cố nào khác có thể cản trở bạn đến đúng giờ. Đừng mạo hiểm. Hãy đến sớm hơn. Bạn cũng nên có thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng để đề phòng trường hợp có điều gì đó xảy ra. Nếu vì lý do nào đó, hãy gửi cho nhà tuyển dụng một email và một cuộc gọi điện thoại.Bạn nên mang theo những gì?
Dưới đây là một vài thứ mà bạn nên cân nhắc mang theo bên mình: Hãy mang thêm một vài bản sơ yếu lý lịch, có thể là 3 hoặc 4, để bạn có thể phân phát chúng cho các thành viên khác trong trường hợp họ chưa xem sơ yếu lý lịch của bạn. Nhà tuyển dụng và những người còn lại trong hội đồng, lẽ ra phải xem trước sơ yếu lý lịch của bạn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Tốt nhất là nên có một số bản sao dự phòng.Bên cạnh hồ sơ xin việc, bạn có thể mang theo máy tính bảng trong trường hợp bạn muốn trình bày bất kỳ công việc, danh mục đầu tư hoặc bất kỳ thông tin nào khác mà bạn cho là có liên quan đến cuộc phỏng vấn. Nó không hề nặng nhọc gì. Đồng thời bạn có thể liên hệ với người đã giới thiệu bạn trong trường hợp được yêu cầu. Mang theo và không dùng đến còn hơn là không mang nhưng lại cần dùng đến.
Chú ý về ngôn ngữ cơ thể
Trong mọi tương tác, cho dù bằng lời nói hay không lời, ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác có thể được diễn giải theo những cách khác nhau. Bạn cần thận trọng để không đưa ra thông điệp sai. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Tự tin: Điều quan trọng là phải tự tin vào khả năng của bạn và cách bạn đối phó/xử lý trong cuộc phỏng vấn. Nhưng đừng tỏ ra quá tự tin vì điều này có thể khiến bạn trở nên kiêu ngạo và đó không phải là ấn tượng lâu dài mà bạn muốn tạo ra.
- Tương tác với những người khác: Mọi cuộc gặp gỡ bạn có với những người trong văn phòng có thể là một phần của bài kiểm tra hoặc có thể được đề cập với nhà tuyển dụng hoặc giám đốc tuyển dụng sau này. Hãy suy nghĩ về điều này: bạn đến nơi, bạn chào đón lễ tân một cách thân mật và sau đó hỏi bạn nên đợi ở đâu, v.v. Bạn được chỉ ra khu vực chờ và sau đó bạn gửi lời cảm ơn lễ tân. Thể hiện sự chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có ấn tượng tốt. Nhà tuyển dụng có thể hỏi nhân viên lễ tân xem anh/cô ấy nghĩ gì về bạn và anh/cô ấy được ứng viên đối xử như thế nào. Hãy nhớ rằng, điều này không chỉ xảy ra với lễ tân mà có thể xảy ra với bất kỳ ai trong công ty.
- Nhìn người khác khi nói chuyện: Giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với người khác, đặc biệt là nhà tuyển dụng là rất quan trọng. Nếu bạn đang nhìn xuống sàn nhà hoặc nhìn sang một bên, bạn có thể tỏ ra gian xảo, như thể bạn đang cố che giấu điều gì đó hoặc đang nói dối. Bạn không muốn truyền thông điệp này. Không cần phải nhìn chằm chằm mà hãy nhìn một cách tự nhiên.
- Theo dõi phản ứng trên khuôn mặt của bạn: Bạn cần phải xuất hiện như một người mà họ sẽ muốn làm việc cùng tại công ty. Hãy lịch sự và mỉm cười. Nếu bạn nghe thấy một số tin tức xấu trong cuộc phỏng vấn hoặc một điều gì đó thực sự gây khó chịu, chẳng hạn như mức lương thấp hơn nhiều so với mức bạn đang tìm kiếm, hãy chơi thật ngầu. Cố gắng đừng mang đến cho họ vẻ mặt thất vọng tràn trề. Luôn khám phá cơ hội; bạn sẽ không bao giờ biết, có thể tiền lương không cao nhưng có thể có những lợi ích khác để bù đắp cho mức lương thấp hoặc có thể một cái gì đó bạn có thể thương lượng.
Đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
Như đã nói ở trên, bạn chắc chắn nên chuẩn bị một số câu hỏi trước khi phỏng vấn. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn mà còn cho thấy bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt nếu bạn hỏi những điều cụ thể về công ty.
Các bước cuối cùng để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn
OK, bạn sắp hoàn thành rồi! Để kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian. Hãy chắc chắn rằng bạn có vẻ thành thật khi thể hiện lòng biết ơn của mình.
Cách tốt nhất là gửi email cảm ơn sau cuộc phỏng vấn. Điều này có thể làm tăng cơ hội được gọi vào cuộc phỏng vấn thứ hai. Ngoài ra, hãy dành thời gian để bổ sung bất cứ điều gì bạn có thể đã quên đề cập trong cuộc phỏng vấn. Hãy nghĩ về những thứ có liên quan đến vị trí công việc: các liên kết vào danh mục dự án của bạn, các bài báo bạn đã đăng và nội dung có liên quan khác. Điều này không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí đó mà còn giúp tên của bạn luôn ghi nhớ trong tâm trí nhà tuyển dụng.
————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
Nguồn:
- Tác giả: Philip Chesney
- Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Việt Nga
Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn dịch là “Dịch giả: Việt Nga – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=54163
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com