Làm Thế Nào Để Ngừng Chần Chừ: 10 Nguyên Nhân Chính Và Cách Vượt Qua Nó
1. Nỗi sợ thất bại
Đúng là như vậy, nỗi sợ thất bại có thể ngăn cản hành trình của bạn, khiến bại đứng hình khi đối diện nó và bạn sẽ bất chợt muốn tập trung vào bất kì thứ gì khác ngoại trừ việc bạn đang làm. Bởi vì bạn sợ những việc bạn làm với tất cả nỗi sợ hãi sẽ bị đánh giá là không đủ tốt. Làm thế nào để đánh bại nỗi sợ thất bại: Theo tôi, KHÔNG cố gắng là cách duy nhất bạn có thể thực sự thất bại. Bạn thực sự có thể học hỏi được nhiều điều về bản thân nếu bạn sẵn sàng cởi mở để nhìn thấy những ‘sai lầm bỏ lỡ’ mà bạn đang thực hiện2. Sợ thành công
Nhiều người có xu hướng chần chừ bởi vì họ không cảm nhận được những gì họ làm nó đáng giá. Vì thế họ cứ làm hủy hoại bản thân hết lần này đến lần khác. Thông thường, những người này tập trung vào việc tìm cách tạo ra sự đa dạng cho bản thân đến mức họ thậm chí không nhận thức được rằng chính họ đang gây ra vấn đề cho bản thân mìnhLàm thế nào để đánh bại nỗi sợ thành công: Hãy xác định thứ mà bạn ưu tiên. Thiết lập giới hạn chắc chắn đối với mọi người và tất cả những dự án trong cuộc sống của bạn. Hãy bắt đầu đưa ra quyết định dựa trên tình cảm của bạn đối với nó. Bạn càng đưa ra lựa chọn để biết giá trị của mình, bạn càng trở nên thành công hơn
3. Sợ thay đổi
Kể cả khi ta muốn thay đổi để tốt đẹp hơn thì thỉnh thoảng, nỗi sợ vô hình cứ bám lấy chúng ta khỏi việc thực hiện những thay đổi đó. Vậy nên điều mà con người ta cần làm đơn giản là ngừng thực hiện tất cả mọi thứ. Chúng ta sợ thay đổi con người của mình bởi vì ngay cả khi chúng ta không thoải mái với chỗ đứng của mình trong cuộc sống, thì ít nhất chúng ta cũng đã quen với điều đó
Những thay đổi ấy- Ngay cả khi sự thay đổi đó tốt thì nó có thể gây sợ hãi
Cách đánh bại nỗi sợ thay đổi: Để phá vỡ chu kì đều đều trong cuộc sống của bạn, hãy làm MỘT việc nhỏ mỗi ngày để đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn. Nó có thể nhỏ chỉ đơn giản như là mỉm cười với một người mà bạn không biết trên đường phố. Ngay cả khi thực hiện những bước nhỏ để tạo ra một thay đổi nhỏ cũng sẽ dẫn đến những mặt tích cực lớn trong cuộc sống của bạn
4. Tôi không biết làm thế nào
Khi bạn không biết cách để làm thứ gì đó thì điều này rất dễ dẫn đến chần chừ, trì hoãn. Việc không biết cách làm thế nào dẫn đến choáng ngợp, sau đó dẫn đến cảm giác bế tắc và thất vọng.
Cách đánh bại điều bạn không biết: Các kỹ năng mới có thể dễ dàng học được khi bạn từ chối nỗi sợ hãi về điều chưa biết. Chia nhỏ các dự án thành các bước nhỏ, những bước có thể quản lý được sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn.Nếu bạn không biết mọi chuyện đến cuối cùng sẽ như thế nào thì cũng không sao cả. Tất cả những gì bạn cần là thực hiện bước nhỏ tiếp theo.
5. Thất bại trong việc bắt đầu / thờ ơ
Bạn biết rằng vào đầu năm mọi người chọn đi đến một phòng tập thể dục hoặc thề bỏ thuốc lá nhưng trong vài ngày (hoặc đôi khi vài giờ) họ đã từ bỏ nó?
Đó là bởi vì nếu việc đó không có vẻ vui vẻ, thú vị hoặc dễ dàng thì chúng ta có xu hướng trì hoãn, trì trệ hoặc mất tập trung. Đôi khi chúng ta phớt lờ nó cho đến khi quá muộn và chúng ta phải hoàn thành nó!
Cách đối mặt với sự thờ ơ: Nếu bạn thường xuyên đi làm muộn, đó có thể là dấu hiệu để nhận một công việc mới vì bạn không thích công việc hiện tại. Nếu đó là đi đến phòng tập thể hình hoặc hoàn thành các khoản thuế thì thuê một người nào đó để giúp chúng ta thúc đẩy bản thân có lẽ là cách tốt nhất để ngừng trì hoãn.
Hãy thuê ngoài, ủy quyền, yêu cầu giúp đỡ hoặc trong một số trường hợp (khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác) hãy tự thân vận động càng nhanh càng tốt để giải phóng tâm trí và cơ thể của bạn và để làm điều gì đó thú vị hơn.
6. Thiếu tập trung và mệt mỏi
Nếu bạn ngợp với công việc chất đống, mệt mỏi với bệnh tật hoặc lịch trình dày đặc thì có thể bạn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể bởi vì bạn quá mệt để suy nghĩ vấn đề
Mọi quyết định dường như khó khăn và quá sức đối với bạn. Thậm chí nỗ lực để cứu lấy bản thân cảm thấy gần như không thể.
Cách đánh bại tình trạng thiếu tập trung và mệt mỏi: Đây là một bài tập nhanh để giúp bạn tập trung và tái tạo năng lượng.
Hãy dành một chút thời gian để ngồi hoặc nằm xuống. Bắt đầu bằng cách chỉ tập trung vào những gì bạn có thể nghe được trong 30-60 giây. Tiếp theo, dành 30-60 giây nữa để tập trung vào những gì bạn có thể nhìn thấy. Lặp lại quy trình cho những thứ bạn muốn nếm thử. Cuối cùng, hãy tập trung vào những gì bạn có thể cảm nhận được.
Trong một thời gian ngắn, bạn sẽ cảm thấy những điều trên có cơ sở và được tiếp thêm sức mạnh hơn. Bạn cũng có thể lên lịch để ngủ nhiều hơn.
7. Tôi thích sự vội vàng
Bạn biết bản thân bạn là ai. Bạn thích đợi đến phút cuối cùng bởi vì bạn nghĩ rằng bằng cách nào đó điều đó sẽ thúc đẩy bạn tạo ra những kết quả tuyệt vời dưới sự đốc thúc, ép buộc. Và bằng cách nào đó, bạn cũng đã tự thuyết phục bản thân rằng hành động theo cách này sẽ thú vị hơn.
Làm thế nào để đánh bại sự vội vàng: Mặc dù đây có thể là một thói quen khó bỏ, nhưng có một cách để làm như vậy mà không làm mất hoàn toàn cảm giác hồi hộp là bắt tay vào một dự án theo từng phân đoạn. Thực hiện hầu hết công việc một cách kịp thời – nhưng hãy để lại một chút cho đến khi kết thúc để bạn có thể cảm thấy hứng thú làm việc.
Và lần này, công việc của bạn có thể sẽ tốt hơn. Bạn sẽ thực sự hoàn thành đúng thời gian mà không bị căng thẳng và chịu sự phán xét của người khác.
8. Chủ nghĩa hoàn hảo
Chủ nghĩa hoàn hảo hình thành nỗi sợ rằng nếu như cách làm việc hay nỗ lực của bạn không thực sự hoàn hảo, không chỗ nào chê thì bạn sẽ bị đánh giá hoặc bị chỉ trích từ người khác. Thậm chí bạn kết luận rằng không có ích gì khi cố gắng
Những nỗi sợ hãi này buộc bạn phải viện lý do rằng bạn muốn được biết đến như một người không thành công, hơn là một kẻ hoàn thành đúng thời hạn nhưng lại tạo ra một kết quả tệ hại. Kết quả hiếm khi mang lại tích cực cho bất kỳ ai liên quan khi thực hiện.
Cách đánh bại chủ nghĩa hoàn hảo: Nếu bạn lo sợ người khác sẽ nghĩ gì về nỗ lực của mình thì việc trao đổi về kỳ vọng của họ với bạn sẽ giúp bạn mang lại kết quả tốt hơn. Điều này tốt hơn rất nhiều so với việc không bày tỏ, chia sẻ quan điểm
Thông thường mọi người tôn trọng sự thật rằng bạn cố gắng hơn bất cứ điều gì khác.
Ngoài ra, hãy ngừng tạo nhiều áp lực lên thành quả làm việc trong khi cuộc hành trình đến với kết quả là thứ tốt đẹp nhất! Đó là nơi bạn học hỏi và phát triển bản thân.
Liên quan đến Tại sao sự giàu có và nổi tiếng không phải lúc nào cũng có nghĩa là thành công
9. Kĩ thuật kiểm soát Freak
Kĩ thuật về sự chần chừ này chỉ là nỗi sợ trước những điều chưa biết
Bạn KHÔNG hình dung, tưởng tượng về những gì bản thân mong đợi. Vì vậy, bạn nghĩ rằng nếu bạn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống, mọi thứ sẽ ổn thỏa. Điều này không bao giờ hiệu quả, bởi vì trong thực tế chúng ta rất ít kiểm soát bất cứ điều gì. Nếu chúng ta cố gắng kiểm soát mọi thứ, ta sẽ khiến chính mình – và mọi người khác – phát điên.
Làm thế nào để đánh bại việc trở thành kẻ thích kiểm soát: Học cách buông bỏ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng nếu bạn bắt đầu với các bước đơn giản, bạn sẽ đạt được điều đó. Một hướng để giải quyết tình trạng trên là đi đến những địa điểm có thiên nhiên hoặc một không gian yên tĩnh, ngồi lại và cho phép cảm xúc của bạn trỗi dậy, bộc lộ ra.
Lý do bạn cảm thấy cần phải kiểm soát là vì bạn không thích cảm xúc của mình chi phối. Nhưng nếu bạn thực sự cho phép bản thân cảm nhận mọi cảm xúc của mình thì sự cần thiết trong việc kiểm soát sẽ dừng lại. Cảm xúc sẽ không giết chết bạn – nhưng có thể tích tụ bên trong bạn.
10. Thiếu kỹ năng quản lý thời gian
Bạn nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian để hoàn thành những công việc khác. Sau đó, đột nhiên, bạn nhận ra rằng bạn đang đi họp muộn, hoặc vì công việc, hoặc dự án sẽ không được hoàn thành đúng hạn. Và bạn trông không giống như người đáng tin cậy nhất khi ở bên cạnh người khác.
Làm thế nào để đạt được kỹ năng quản lý thời gian: Có thể có những lý do khác khiến bạn không thể hoàn thành việc gì đó đúng hạn (chẳng hạn như bạn không muốn làm). Nhưng nếu bạn đang hào hứng với một dự án hoặc cuộc họp với ai đó và bạn vẫn đến muộn, thì có một vấn đề với cách bạn suy nghĩ về thời gian.
Bắt đầu bằng cách lên kế hoạch cho ngày của bạn trước thời hạn. Ví dụ: thử lên lịch thêm 15-30 phút cho mỗi công việc để đảm bảo bạn hoàn thành công việc theo kế hoạch. Chẳng bao lâu, bạn sẽ biết mình thực sự cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành các công việc trong ngày. Sau đó, bạn có thể thực hiện các điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện các bước trên – cùng với việc biết các ưu tiên của bạn, đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc của bản thân đối với việc đó và duy trì ranh giới lành mạnh – tất cả đều giúp bạn tránh được sự trì hoãn. Nó sẽ dẫn dắt bạn trên con đường hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và hiệu quả hơn.
_________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower
- Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Lan Hương – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69745
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com