Làm Thế Nào Để Biến Bản Thân Trở Thành Anh Hùng Trong Câu Chuyện Sự Nghiệp Của Riêng Mình
? Trước Một Buổi Phỏng Vấn Xin Việc: Chuẩn Bị Cho Những Câu Hỏi Ứng Xử
- Đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề – Hãy thể hiện rằng bạn có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và đưa ra quyết định khi cần thiết. Kể với người phỏng vấn về vấn đề sự nghiệp trong quá khứ mà bạn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra hướng giải quyết.
- Khả năng lãnh đạo – Kể với người phỏng vấn về khoảng thời gian mà bạn đã lãnh đạo thành công và đưa ra định hướng cho đồng nghiệp. Đồng thời cũng nhấn mạnh đó là kết quả tốt.
- Khả năng giao tiếp – Kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí quan trọng trong 99% công việc trên thế giới. Hãy kể về việc kĩ năng của bạn xuất sắc như thế nào, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng. Đừng lo nếu bạn không phải là một diễn giả giỏi. Tài năng trong giao tiếp thường đến từ nhiều dạng.
? Trong Suốt Buổi Phỏng Vấn Xin Việc: Mong Chờ Những Câu Hỏi Tiêu Cực
Trong tất cả các khả năng xảy ra, người phỏng vấn sẽ hỏi những câu hỏi tiêu cực. Ngoài những câu hỏi về điểm mạnh, người quản lí tuyển dụng cũng sẽ hỏi về điểm yếu của bạn (và đúng thật như vậy).Điều quan trọng là phải chuẩn bị cho những câu hỏi không tốt như vậy vì chúng thật sự là một cơ hội để bạn thể hiện những phẩm chất tích cực của mình:
- KHÔNG giả vờ là một người hoàn hảo. Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm là đưa ra một câu trả lời không trung thực hoặc giả vờ rằng bạn không có sai sót gì.
- Nếu bạn không đưa ra một điểm yếu, người phỏng vấn sẽ ấn tượng rằng bạn là một người hoàn hảo. Không ai muốn làm việc với một người mà cho rằng họ không sai.
- Hãy cho thấy rằng là bạn đã học được từ những lỗi lầm của bạn. Không ai là hoàn hảo, và người phỏng vấn cũng không mong chờ bạn là một người hoàn hảo. Thay vào đó, nhà tuyển dụng muốn biết bạn phản ứng như thế nào, bạn khắc phục như thế nào và quan trọng hơn là bạn đã học được gì từ những sai lầm của mình.
Khi bạn thừa nhận điểm yếu của mình, điều quan trọng là bạn phải giải thích cách bạn tiếp tục áp dụng những bài học đã học vào cuộc sống hằng ngày.
☀️ Ví dụ: nếu bạn đã bỏ lỡ một thời hạn quan trọng và khiến khách hàng mất tiền, hãy giải thích cách bạn đã mắc sai lầm, xin lỗi và đưa ra giải pháp và phương pháp để quản lý thời gian tốt hơn trong tương lai.
- Tránh nói không hay về người khác bằng mọi giá! Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn rằng cách bạn đã đối phó với một người khó tính trong quá khứ, điều quan trọng là bạn phải thể hiện rằng bạn đã duy trì một thái độ chuyên nghiệp.
Nhà tuyển dụng mới tiềm năng của bạn biết rằng có những xung đột và thách thức trong mọi môi trường văn phòng. Nhưng công ty cần những người có thể hành động chuyên nghiệp – hơn là cảm tính.
? Kết Nối Với Người Phỏng Vấn
Thay vì chỉ nhằm mục đích gây ấn tượng với người quản lý tuyển dụng, hãy cố gắng kết nối với họ. Nghe có vẻ rởm, nhưng cuộc nói chuyện nhỏ ở đầu cuộc phỏng vấn cũng quan trọng không kém đối với bản thân cuộc phỏng vấn.
Dù ở vị trí nào, nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển được những nhân viên thân thiện và tự tin. Hầu hết các trường hợp, các nhà quản lý tuyển dụng thà nhận người có thái độ tốt và ít kinh nghiệm hơn là người có năng lực hơn và có thái độ kém.
Tìm điểm chung với người phỏng vấn của bạn. Hãy dành vài phút để trò chuyện về nó. Khen ngợi anh ấy hoặc cô ấy, và tổ chức. Giao tiếp bằng mắt. Kết nối.
? Lo Lắng Cuộc Phỏng Vấn Xin Việc Của Bạn Diễn Ra Như Thế Nào? Hãy Tự Tin!
Cách tốt nhất để trở thành anh hùng trong câu chuyện sự nghiệp của bạn (và để gây ấn tượng với người phỏng vấn) là tin rằng BẠN thực sự là anh hùng. Hãy tự hào về những thành tích trong quá khứ của bạn và biết rằng bạn rất phù hợp với công việc này.
Bạn đã đi được một chặng đường dài trong hành trình sự nghiệp của mình, và bạn đã học được rất nhiều điều trong suốt chặng đường. Hãy sở hữu nó! Thể hiện sự tự tin. Sau cùng, họ đủ thích hồ sơ của bạn để gọi bạn đến phỏng vấn.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng (tin tôi đi, bạn không đơn độc), ít nhất bạn cần phải tỏ ra tự tin. Hãy thử một trong những chiến lược sau để thu thập cho bản thân trong cuộc phỏng vấn xin việc của bạn:
- Hãy tưởng tượng bạn đang thành công. Hãy tưởng tượng bạn nhận được cuộc gọi nói rằng bạn đã hoàn thành công việc. Nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng được ở đó.
- Thực hiện MỘT hành động hướng ngoại trước cuộc phỏng vấn của bạn. Mỉm cười với một người lạ trên đường đến thang máy. Bắt đầu một cuộc trò chuyện nhỏ với nhân viên pha chế tại quán cà phê.
- Chuẩn bị và luyện tập thành tiếng các câu trả lời. Nếu bạn bước vào cuộc phỏng vấn với những câu trả lời và câu chuyện của mình đã sẵn sàng, bạn sẽ tự tin bước vào cuộc phỏng vấn.
Cuộc phỏng vấn xin việc không chỉ là một hình thức để tìm ra các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Đây cũng là cơ hội để cá tính của bạn tỏa sáng và chứng minh rằng bạn sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho đội.
Hãy kể câu chuyện sự nghiệp của bạn một cách tự hào và tự tin như một người hùng mà bạn đang có!
————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: everydaypower.com
- Người dịch: Hồ Thị Mỹ Quỳnh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hồ Thị Mỹ Quỳnh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=66954
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com