Làm Bạn Với Cơ Chế Sinh Tồn Không Lành Mạnh Của Bản Thân
Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra vào thời điểm đó; tất cả những gì tôi biết là ăn và ăn là tất cả những gì tôi muốn làm. Sau đó, khi tôi mười ba tuổi, bác sĩ bảo tôi phải ăn kiêng, và năm mười lăm tuổi, tôi nhập viện lần đầu tiên vì chứng biếng ăn.
Trong hai mươi ba năm tiếp theo của cuộc đời, chứng biếng ăn, cơ chế đối phó của tôi, trở thành điều duy nhất tôi quan tâm, và tôi cũng có những triệu chứng phụ như lo lắng, bẩn tính và trầm cảm.
Tôi chỉ đang tồn tại chứ không thực sự sống. Mỗi ngày trôi qua tôi đều tiêu hao vào công cuộc cố gắng đối phó với cuộc sống bằng cách ăn uống và tập thể dục. Như một vòng luẩn quẩn, đúng chứ?
Tôi nghĩ rằng tôi đang bảo vệ chính mình, nhưng thực sự, tôi đang sống trong một nhà tù; Tôi là cai ngục và là tù nhân do chính tôi tạo ra. Nhưng tôi không thể dừng lại; nó giống như chính ‘thứ đó’ đang nắm giữ tôi.
Tôi khóc, khóc để buông bỏ nó, nhưng nó đã làm chủ cuộc đời tôi từng ngày. Tôi muốn ai đó cứu tôi khỏi thứ này, nhưng tôi càng cố gắng buông bỏ, nó lại càng giữ chặt hơn.
Ngay cả sau hai mươi ba năm trị liệu ở các bệnh viện và trung tâm điều trị, nó vẫn là vị cứu tinh của tôi.
Vậy rốt cuộc tôi đã buông tay như thế nào? Tôi đã tự tay chữa lành vết thương. Tôi quyết tâm trải nghiệm hạnh phúc, tình yêu và tìm kiếm sự bình yên từ bên trong.
Đây là một quá trình, không phải thay đổi chỉ trong một sớm một chiều, nhưng tôi bắt đầu chữa lành những vấn đề chưa được giải quyết khiến tôi cảm thấy không an toàn, tôi tìm hiểu mục đích của cơ chế sinh tồn, đồng thời yêu thương và chấp nhận bản thân vô điều kiện. Bằng cách đó, chứng chán ăn, lo lắng, bẩn tính và trầm cảm không còn chú ý đến tôi nữa, và tôi đã giải phóng bản thân mình khỏi chúng.
Bạn thấy đấy, thứ mà tôi nắm giữ, nó thực sự là bạn của tôi; nó là người bảo vệ tôi, và nó hoạt động cho đến khi nó không còn nữa. Vì vậy, thay vì cố gắng loại bỏ nó, tôi đã tích hợp với nó. Bây giờ nó không cần phải chọn một cơ chế sinh tồn khác; thay vào đó, chúng tôi đã trở thành những người bạn gắn kết với nhau.
Các cơ chế đối phó không lành mạnh không giải phóng chúng ta; chúng chỉ là cách để xoa dịu vết thương lòng, tổn thương và nỗi đau mà chúng ta có, nhưng chúng cũng là thứ ngăn chúng ta thực sự được sống.
Bằng cách hiểu những gì chúng ta đang cố gắng đối phó thay vì chạy trốn hoặc phớt lờ, chúng ta có thể thấy những gì chúng ta thực sự cần, đáp ứng những nhu cầu đó và tìm kiếm sự bình yên trong nội tâm. Đây được gọi là nuôi dạy đứa trẻ trong mình bằng tình yêu thương. Bởi vì đó là cách nuôi dạy con cái đầy tình yêu thương: trao đi lòng tốt, sự hiểu biết, lòng trắc ẩn và sự quan tâm thay vì phán xét, chỉ trích và bỏ rơi.
Cố gắng loại bỏ một triệu chứng – như ăn quá nhiều, bẩn tính hoặc hút thuốc – đang chống lại cơ chế sinh học trong ta. Bằng cách làm hòa với nó, bằng cách lắng nghe với lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu, chúng ta có thể giúp bản thân đáp ứng các nhu cầu và thường thì triệu chứng này sẽ tự nhiên biến mất.
Đây là cách tôi giải phóng bản thân khỏi các triệu chứng đã đeo bám tôi và bạn có thể bắt đầu những việc này ngay hôm nay, nếu điều này có hiệu quả.
1. Chấp nhận con người của bạn và những gì bạn đang trải qua. Thay thế sự phán xét bằng lòng trắc ẩn, biết rằng hiện tại bạn đang cố gắng hết sức trong khả năng của mình, đồng thời bạn vẫn đang tiếp tục học hỏi và phát triển.
2. Hít thở sâu, nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang nói chuyện với cơ chế sinh tồn không lành mạnh của mình.
3. Hỏi nó, “Tại sao bạn lại ở đây? Mục đích của bạn là gì?”
4. Hỏi nó đang cần gì để cơ chế sinh tồn không thu hút sự chú ý của bạn thông qua các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Ví dụ: Bản thân bạn đang cuồng ăn uống có thể cho thấy bạn cần một nơi an toàn để xử lý và bày tỏ cảm xúc, một nơi nào đó mà bạn được quan tâm, được lắng nghe, được yêu mến và được chấp nhận vô điều kiện. Nó cũng có thể cho bạn biết rằng đã đến lúc học cách thiết lập các ranh giới lành mạnh.
Hoặc bạn đang trải qua trầm cảm có thể cho thấy bạn đã quá mệt mỏi khi phải cố gắng quá nhiều để đáp ứng kỳ vọng của người khác, kỳ vọng về việc bạn nên như thế nào, và đã đến lúc bạn phải tôn trọng bản thân và tìm cách đáp ứng nhu cầu của mình, để bạn không còn cảm thấy bất lực nữa.
Bất kỳ “triệu chứng” nào cũng có thể hữu ích để hiểu được nhu cầu ẩn sau đó. Hãy tự hỏi bản thân, “Làm cách nào để tôi có được tình yêu, sự chú ý và ai đó chăm sóc mình để tôi không phải tự chịu trách nhiệm hoặc thất bại với tư cách là một con người?”
5. Tìm cách để đáp ứng nhu cầu của bạn. Hãy tự nhủ: “Tôi cho phép bản thân được chăm sóc bản thân bằng yêu thương và làm những điều tốt đẹp cho cơ thể và sức khỏe của mình. Tôi được yêu. Tôi được an toàn. ”
6. Luyện tập khả năng nhận thức, chính là nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta. Điều này cho phép chúng ta biết được điều gì đang thực sự diễn ra bên trong nội tâm, có thể là lòng trắc ẩn, tình yêu thương, sự chữa lành và một sự hiểu biết mới.
Khi chúng ta tự hỏi bản thân, “Tại sao tôi lại suy nghĩ, cảm nhận và hành động theo cách này?” chúng ta có thể nhận thức được những niềm tin cốt lõi như “Tôi không thể yêu thương” hoặc “Tôi không xứng đáng”. Chính vì những niềm tin cốt lõi này mà chúng ta đang cảm nhận, suy nghĩ, hành động và nhận thức như vậy. Tất nhiên, chúng ta sẽ đối xử tệ với bản thân nếu chúng ta tin rằng chúng ta hoàn toàn tồi tệ.
Khi chúng ta hiểu cốt lõi là gì, chúng ta có thể bắt đầu chữa lành những vết thương thời thơ ấu đã tạo ra những niềm tin đó và sau đó thay đổi cách nhìn nhận bản thân. Khi làm như vậy, chúng ta cũng tự nhiên bắt đầu suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác đi.
_____
Đây là một quá trình và mỗi người mỗi khác. Điều quan trọng là bạn phải từ bi và yêu thương với bất cứ điều gì bạn đang trải qua và nhớ rằng bạn không có gì sai cả. Ngay cả khi bạn đang trải qua những “triệu chứng” dường như không thể chấp nhận được đối với xã hội, sự thật thì bạn vẫn là một sinh vật xinh đẹp, có giá trị, đáng yêu, đáng được chữa lành và xứng đáng có một hành trình sống tuyệt vời và viên mãn.
______________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: tinybuddha
- Người dịch: Bùi Hoàng Thảo Vy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Bùi Hoàng Thảo Vy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=79686
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com