Đại Sứ iVolunteer Vietnam Tiết Lộ Địa Chỉ Tìm Hiểu Về Kỹ Năng Tư Duy Phản Biện Cực Uy Tín
Chúng ta có thể công nhận với nhau rằng khi đứng trước một vấn đề xã hội nào đấy, mỗi người nên trang bị cho bản thân kỹ năng tư duy phản biện để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Nhưng làm thế nào để ý thức rằng bản thân đang có một tư duy phản biện chứ không chỉ đơn giản là tìm kiếm một luận điểm nào đó để phản bác lại ý kiến của người khác, làm thế nào để có thể xây dựng và sử dụng tư duy phản biện một các nhanh nhạy và khéo léo trước các vấn đề của cuộc sống?Đứng trước những câu hỏi ấy, Thanh Huệ cũng giống như các bạn luôn trăn trở và mong muốn tìm được những lời giải đáp cặn kẽ. Và thật may mắn, mình đã có cơ hội được biết tới và được trải nghiệm: “Khoá học miễn phí từ Linkedin về tư duy phản biện”. Thực sự đây là một khoá học giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Và đó là lí do tại sao hôm nay mình muốn chia sẻ khoá học này với các bạn. Hi vọng qua khoá học, các bạn cũng sẽ đón nhận được nhiều góc nhìn mới về tư duy phản biện, biết cách thực hành để có thể mở rộng cách nghĩ, đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội trong đời sống. ?NỘI DUNG KHOÁ HỌC:
- Giới thiệu.
- Sự khác biệt trong tư duy phản biện.
- Giảm thiểu đánh giá tiêu cực.
- Cải thiện chất lượng khi đưa ra quyết định.
- Các lỗi dễ mắc phải trong tư duy phản biện.
- Kết luận .
- Hướng dẫn bởi: Becki Saltzman
- Ngôn ngữ: tiếng Anh
- Hình thức: trực tuyến
- Có giấy chứng nhận miễn phí.
- Học phí: miễn phí
- Miễn phí.
- Bài học ngắn dễ hiểu, có tính ứng dụng cao, ví dụ minh họa giúp dễ hình dung.
- Câu hỏi ôn tập rất trọng tâm, giúp củng cố được kiến thức hiệu quả.
- Có chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học.
- Khóa học 100% bằng tiếng Anh có thể gây khó khăn cho một số bạn. Tuy nhiên việc này sẽ giúp chúng mình cải thiện kỹ năng phản xạ và Học thêm được nhiều từ mới.
Thứ mình tâm đắc nhất về khoá học, đó là những tác nhân giết chết tư duy phản biện.
Tiêu biểu:
- Phụ thuộc quá mức vào quyền lực (Overreliance on authority)
Chúng ta thấy điều này trong các tổ chức phân cấp, nơi mà “boss” là nguồn gốc của mọi niềm tin và kiến thức hay tư tưởng “Cấp trên luôn đúng”. Tư duy phản biện đòi hỏi phải đặt câu hỏi bất kể đối tượng là ai hay vấn đề là gì và nó coi trọng bằng chứng hơn thẩm quyền.
- Tư duy trắng – đen (Black-and-white thinking)
Xu hướng đặt mọi thứ vào một trong hai danh mục tuyệt đối. Tách bạch và phân loại đúng-sai hoàn toàn không tốt cho tư duy phản biện bởi bất kì một vấn đề nào cũng đều cũng có thể có 2 mặt nếu ta nhìn chúng từ các góc nhìn khác nhau.
- Phán xét đạo đức vội vàng (Hasty moral judgments)
Đánh giá nhanh về ai đó hoặc điều gì đó tốt hay xấu. Bạn đã từng nghe những câu đại loại như, “Mới gặp và nhìn bề ngoài thôi cũng đủ biết cô ta không tử tế gì rồi” chưa? Đây là một loại phán xét cần được loại bỏ ngay nếu bạn muốn củng cố và trau dồi tư duy phản biện của chính mình. Thay vào đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kì phán xét nào – “Đừng vội đánh giá quyển sách chỉ qua trang bìa của nó.” Mình nghĩ đó chính là nguyên nhân cốt lõi khiến cho chúng ta không thể xây dựng và sử dụng được tư duy phản biện.
?ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN: 9.5/10.
?THÔNG TIN KHÓA HỌC: https://ivolunteervietnam.com?p=46294
Thanh Huệ xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến iVolunteer Vietnam đã tạo cơ hội cho mình được tham gia làm ĐẠI SỨ TRUYỀN THÔNG, để có thể tiếp cận và lan tỏa những nguồn năng lượng tích cực, nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa và các khóa học bổ ích đến với cộng đồng người trẻ Việt Nam – các bạn trẻ thế hệ Gen Z.
________________
Cảm ơn các Đại sứ – iVolunteer Ambassador đã học tập chăm chỉ, tích cực và lựa chọn đồng hành cùng iVolunteer Vietnam trên con đường phát triển và khai phá bản thân!
________________
Cơ hội rinh chứng chỉ quốc tế khi tham gia chương trình Đại sứ truyền thông – iVolunteer Ambassador
Tham gia với chúng mình ngay tại: https://bit.ly/DaisuTruyenthong_iVolunteerVietnam
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=61218
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com