Công Việc Trợ Giảng Là Gì Và Cần Những Kỹ Năng Nào?
?Trợ giảng thực hiện những công việc gì?
Trợ giảng là người có trách nhiệm giúp giáo viên soạn giáo án trong các buổi học. Họ làm việc song song với giáo viên để hỗ trợ khi cần, chẳng hạn như giải quyết cá nhân với học sinh để cải thiện hiệu suất học tập hoặc trả lời các câu hỏi về bài tập. Trợ giảng có thể làm việc chung với các giáo viên để thảo luận về sự tiến bộ của học sinh hoặc đưa ra các đề xuất để giải quyết các vấn đề của học sinh. Họ cũng có thể đảm nhận một lớp học riêng để giúp đỡ học sinh khuyết tật trong lúc giáo viên hướng dẫn những học sinh còn lại ở một lớp khác. Các nhiệm vụ một trợ giảng cần đảm nhiệm bao gồm:- Điểm danh mỗi ngày để báo cáo với giáo viên
- Mua và chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho bài học
- Giám sát học sinh vào bữa trưa hoặc bên ngoài lớp học
- Ôn lại các bài đã học cho nhóm ít học sinh
- Họp với giáo viên để thảo luận về các bài tập sắp tới
- Giúp đỡ các học sinh nhỏ tuổi hoặc khuyết tật vào giờ ăn.
?Yêu cầu đối với nghề trợ giảng
Trợ giảng cần được đào tạo bài bản và có những kỹ năng cần thiết trước khi ứng tuyển công việc: 1. Học vấnTrợ giảng phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể của công việc để chứng minh sự hiểu biết cơ bản về ngành nghề. Hầu hết các tiểu bang yêu cầu trợ giảng phải vượt qua một bài kiểm tra để nhận chứng chỉ hoặc giấy phép trợ giảng, vì vậy hãy kiểm tra các quy định của khu vực bạn đang sinh sống. Một vài chứng chỉ hữu ích khác bao gồm:
- CPR/First Aid: Các ứng viên có khả năng làm việc trong môi trường nhiều trẻ em có thể cần thi CPR và các chứng chỉ sơ cứu khác. Những chứng chỉ này cần được gia hạn một đến hai năm một lần, tùy thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Title 1: Các ứng viên làm việc cho chương trình Title 1 phải tham gia và thi đỗ một kỳ thi đánh giá chung.
4. Kỹ năng
Một trợ giảng cần có nhiều kỹ năng trong công việc, bao gồm:
- Kỹ năng giao tiếp: Trợ giảng phải truyền tải lại các bài học sao cho mọi học sinh đều hiểu bài. Một số học sinh có thể bị khuyết tật, vì vậy trợ giảng sẽ cần có những cách dạy khác. Họ cũng cần trò chuyện thường xuyên với các cố vấn hoặc phụ huynh về tình hình học tập của học sinh.
- Sáng tạo: Biết cách truyền đạt ý tưởng theo nhiều cách khác biệt là một điểm lưu ý cần thiết của trợ giảng, vì vậy họ phải thật sáng tạo. Một vài học sinh có lẽ sẽ không thể hiểu được bài giảng theo cách dạy thông thường, vì vậy các trợ giảng sẽ cần nghĩ ra những cách giảng dạy khác để học sinh có thể tiếp thu được bài học.
- Kiên nhẫn: Một trợ giảng phải có tính kiên nhẫn khi làm việc với học sinh bởi họ cần lặp đi lặp lại những chỉ dẫn rất nhiều lần hoặc phải dạy một bài học cho nhiều học sinh.
- Khả năng đồng cảm: Một số học sinh sẽ trở nên khó chịu khi không thể hiểu được bài học, vì vậy các trợ giảng cần có sự cảm thông với các em. Họ cần thể hiện với các học sinh rằng họ hiểu sự thất vọng đó và sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ các học sinh.
- Sẵn sàng học hỏi: Các trợ giảng thường phải tìm hiểu thêm nhiều tài liệu học tập mới khi giáo viên cập nhật chương trình giảng dạy. Họ phải luôn sẵn lòng học hỏi các kiến thức mới và ghi nhớ kỹ các thông tin đó để có thể giúp học sinh giải đáp các thắc mắc khi cần. Một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu trợ giảng tham gia các lớp giáo dục thường xuyên mỗi năm để nâng cao kiến thức sẵn có.
- Kỹ năng sử dụng máy tính: Nhiều công việc của trợ giảng cần sự trợ giúp của máy tính, vì vậy cần biết cách sử dụng các chức năng cơ bản như sử dụng internet và soạn thảo văn bản. Một số công việc yêu cầu gửi mail cho nhân viên khác hoặc phụ huynh học sinh, nghiên cứu thông tin cho các bài tập hoặc lập các bảng tính để biên soạn các dữ liệu.
?Môi trường làm việc của trợ giảng
Trợ giảng có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau: tại các trường cao đẳng, đại học, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc các trung tâm dạy thêm. Họ dành phần lớn thời gian tại các lớp học, nhưng cũng có những hoạt động cần hỗ trợ bên ngoài, chẳng hạn như giám sát học sinh lên xe buýt hoặc trong giờ giải lao.
Trợ giảng có thể phải dành nhiều thời gian ngồi một chỗ để trợ giúp giảng bài cho học sinh trong giờ học. Họ cũng sẽ phải thường xuyên đi lại để xem có học sinh nào cần giúp đỡ hay không, và đôi khi phải cúi người hoặc ngồi xổm tùy vào hoàn cảnh dạy học. Nghề trợ giảng có xu hướng gặp ít chấn thương, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cần nâng, bế học sinh nên thận trọng để tránh thương tích. Các hoạt động dùng sức khác có thể sẽ cần thiết đối với trợ giảng làm việc với các học sinh cần được hỗ trợ đặc biệt.
Phần lớn trợ giảng làm việc bán thời gian, tuy nhiên số khác vẫn có thể làm việc toàn thời gian. Lịch làm việc thường là từ thứ Hai đến thứ Sáu nhưng có thể làm thêm giờ vào cuối tuần nếu cần thiết. Trợ giảng thường làm việc vào ban ngày, nhưng vẫn có thể có mặt vào buổi tối để hỗ trợ cho các sự kiện đặc biệt. Một số trợ giảng vẫn được nghỉ hè, tuy nhiên có thể làm việc tại các trường hè hoặc các trường học hoạt động quanh năm.
?Làm thế nào để trở thành một trợ giảng?
Nếu bạn mong muốn trở thành một trợ giảng, hãy thực hiện các bước sau:
- Tốt nghiệp trung học: Tất cả các ứng viên phải tốt nghiệp trung học trước khi đăng ký vào các chương trình trợ giảng. Có thể tham gia các lớp giáo dục thể chất hoặc giao tiếp để chuẩn bị cho tương lai.
- Có bằng cao đẳng: Các ứng viên phải có bằng cao đẳng hai năm về nghề trợ giảng hoặc các ngành nghề liên quan. Ứng viên muốn làm việc trong một mảng cụ thể, ví dụ như dạy học cho trẻ nhỏ hoặc giáo dục đặc biệt có thể nhận bằng trong các lĩnh vực đó.
- Cập nhật các chứng nhận sơ cứu/CPR: Ứng viên có thể sẽ cần các chứng chỉ CPR hoặc sơ cứu và phải gia hạn vài năm một lần.
- Vượt qua bài kiểm tra cho chương trình Title 1: Tất các các ứng viên có nguyện vọng làm việc cho chương trình Title 1 phải vượt qua một kỳ thi đánh giá chung để được xem xét cho từng vị trí làm việc.
- Cập nhật sơ yếu lý lịch: Cần bao gồm bằng cấp chứng nhận trình độ giáo dục cao nhất, các chứng chỉ, thành tích, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc có liên quan. Tìm kiếm các vị trí trợ giảng đang tuyển dụng và viết thư xin việc sử dụng các gợi ý từ phần mô tả công việc dưới đây.
?Ví dụ mô tả công việc trợ giảng
Sprouts Academy hiện đang tìm kiếm các ứng viên mong muốn trở thành một trợ giảng. Thời gian làm việc là 40 tiếng một tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu tại trung tâm giáo dục trẻ em của chúng tôi. Tất cả các ứng viên phải có bằng cao đẳng trong lĩnh vực hỗ trợ giảng dạy hoặc liên quan, chứng chỉ CPR và Sơ cứu (dự kiến gia hạn hai năm một lần). Chúng tôi đặc biệt ưu tiên những ứng viên có ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Một số khóa huấn luyện công việc sẽ được cung cấp cho các ứng viên phù hợp.
Trợ giảng sẽ làm việc dưới sự chỉ đạo của một giáo viên. Nhiệm vụ bao gồm hỗ trợ từng cá nhân học sinh hoặc các nhóm học sinh, điểm danh hàng ngày, thảo luận các vấn đề của học sinh với phụ huynh, giám sát học sinh vào giờ giải lao hai lần một ngày. Ngoài ra, các trợ giảng cũng cần gặp mặt các giáo viên thường xuyên để cập nhật kế hoạch dạy học mới và hỗ trợ giáo viên. Ứng viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt, sự đồng cảm với học sinh và khả năng sáng tạo tuyệt vời. Nếu cảm thấy bản thân là ứng viên phù hợp, hãy gửi thư xin việc và sơ yếu lý lịch đến chúng tôi để được xem xét kịp thời.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trần Nguyễn Phan Minh Anh
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Nguyễn Phan Minh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=97699
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com