Chuyên Mục Bản Lý Lịch Phát Triển Nghề Nghiệp: Định Nghĩa Và Ví Dụ
✍️ Phát triển nghề nghiệp là gì?
Phát triển nghề nghiệp là một quá trình mà người ta nỗ lực để nâng cao hoặc duy trì những hiểu biết và kỹ năng của họ bất kể trình độ nghề nghiệp hay thị trường tuyển dụng. Phát triển nghề nghiệp bao gồm:- Duy trì bằng cấp
- Thực hiện các dự án nghiên cứu
- Trình bày tại các hội nghị
- Tham gia các khóa học đào tạo
- Trở thành thành viên của một tổ chức chuyên nghiệp
- Học cao hơn thông qua chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ
- Tham dự các buổi hội thảo
✍️ Tại sao việc bao hàm quá trình phát triển nghề nghiệp trong bản lý lịch lại quan trọng?
Việc bao hàm quá trình phát triển nghề nghiệp trong bản lý lịch quan trọng vì một vào lý do. Sau đây là một vài ví dụ mạng tính then chốt chứng minh rằng việc bao hàm được những phân mục này trong bản lý lịch của bạn sẽ mang lại những lợi ích nhất định:- Thể hiện sự tận tâm của bạn: Bằng cách trình bày những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp của bạn vào bản lý lịch, bạn sẽ có thể làm nổi bật niềm đam mê đối với công việc hay thị trường tuyển dụng của bạn. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn như một người có thể thúc đẩy năng suất tại nơi làm việc cũng như duy trì một cái nhìn thiện cảm đối với công việc của bạn.
- Làm nổi bật những kiến thức hay kỹ năng hữu ích của bạn: Khi đánh giá một bản lý lịch, các nhà tuyển dụng luôn luôn tìm kiếm những ứng viên có thể mang đến những hiểu biết sâu sắc và mới mẻ cho doanh nghiệp của họ. Vì vậy, việc liệt kê những trải nghiệm nghề nghiệp vào bản lý lịch sẽ giúp bạn “tiếp thị” bản thân cho nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách giúp các nhà tuyển dụng có thể kết nối kỹ năng và trình độ làm việc của bạn với các cơ hội việc làm khác tại công ty.
- Giúp bạn trở nên nổi bật so với các ứng viên khác: Những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp có thể nâng cao khả năng tuyển dụng của bạn so với những ứng viên không bao hàm được điều này trong lý lịch của họ. Đó là bởi vì bạn đã cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn sâu sắc về khả năng vượt trội của bạn đối với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, đồng thời thể hiện tiềm năng về sự thăng tiến về sau trong công ty.
- Tăng cơ hội ứng tuyển của bạn: Nhìn chung, việc bao hàm những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp trong lý lịch sẽ giúp bạn chắc chắn rằng bạn nổi bật ở tất cả các tiêu chí tuyển dụng. Việc này cũng đảm bảo chắc chắn hơn rằng các nhà tuyển dụng sẽ có tất cả những thông tin cần thiết để đưa ra một quyết định đầy đủ về vị trí ứng tuyển của bạn.
✍️ Cách lập danh sách quá trình phát triển nghề nghiệp vào bản lý lịch cá nhân
Có một vài cách khác nhau giúp bạn có thể liệt kê những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp của mình vào bản lý lịch. Hãy xem lại danh sách một số bước được hướng dẫn dưới đây để đưa ra quyết định:Có 2 vị trí bạn có thể cân nhắc kết hợp mục phát triển nghề nghiệp này, bạn có thể chọn một mục để tạo. Cả 2 vị trí này đều giúp bạn tăng sự mạch lạc của bản lý lịch. Vị trí đầu tiên là ở giữa mục trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Việc này sẽ đặc biệt có hiệu quả nếu bạn có những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp đạt được trong hoặc sau khi học đại học. Một vị trí tuyệt vời khác để trình bày mục phát triển chuyên nghiệp của bạn là ngay phía sau mục kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn. Nó cho phép nhà tuyển dụng đánh giá những kinh nghiệm và chứng chỉ bạn đạt được như một kết quả của các công việc trước đó.
4. Sử dụng trình tự thời gian ngược lại để sắp xếp các kinh nghiệm và hoạt động
Khi liệt kê các kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp của bản thân trong bản lý lịch, hãy sử dụng trình tự thời gian ngược lại như trình tự bạn đã sắp xếp trong mục kinh nghiệm nghề nghiệp và trình độ học vấn. Việc này sẽ giúp nâng cao sự đồng bộ của bản lý lịch cũng như giúp nhà tuyển dụng xác định những thành tựu mới nhất và phù hợp nhất của bạn.
5. Bao hàm những chi tiết cần thiết như năm, địa điểm và vị trí đảm nhận
Bằng việc liệt kê những thông tin về địa điểm, năm và vị trí làm việc của những kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp bản thân, bạn sẽ tăng thêm tính xác thực cho bản lý lịch. Ví dụ, cho biết tên của giấy chứng nhận và tên tổ chức cung cấp giấy chứng nhận sẽ mang đến cho nhà tuyển dụng những thông tin cần thiết để đánh giá những trải nghiệm của bạn.
6. Đảm bảo mỗi ý chính nằm gọn trong vòng một câu
Trừ khi bạn có dự định thảo luận sâu hơn về một kinh nghiệm phát triển nghề nghiệp nào đó, hãy chắc chắn rằng chỉ viết chúng một cách ngắn gọn. Điều này giúp các nhà tuyển dụng có thể tóm lược những điểm chính, từ đó dễ dàng nắm bắt được những thông tin quan trọng về quá trình phát triển nghề nghiệp của bạn. Nó cũng đảm bảo bạn sẽ chỉ tập trung đưa vào những chi tiết thật sự cần thiết.
✍️ Một vài ví dụ về mục lý lịch phát triển nghề nghiệp
Dưới đây là ba ví dụ về mục lý lịch phát triển nghề nghiệp có thể giúp bạn có những ý tưởng cho riêng mình, bất kể bạn muốn tách nó ra một mục riêng hay gộp chung vào mục trình độ học vấn.
Ví dụ 1: Mục phát triển nghề nghiệp ngắn gọn
Đây là ví dụ về một mục phát triển nghề nghiệp ngắn gọn và chính xác:
Quá trình phát triển nghề nghiệp và một số thành tựu:
- Chứng nhận tiếp thị truyền thông xã hội chuyên nghiệp | Trường Đại học Stanford | Từ 2018-nay
- Chứng chỉ tiếp thị kỹ thuật số | Trường Đại học Stanford | Từ 2018-nay
- Chứng chỉ tiếp thị nội dung | Tổ chức Tiếp thị Mỹ (AMA) | Từ 2017-nay
- Thành viên của Tổ chức Tiếp thị Mỹ (AMA) | Từ 2017-nay
- Người thuyết trình mảng Tiếp thị trong Hội nghị Thế giới | 2017
Ví dụ 2: Mục phát triển nghề nghiệp chi tiết
Đây là một ví dụ về mục phát triển nghề nghiệp chi tiết khi bạn muốn nhấn mạnh một vài kinh nghiệm nào đó:
Phát triển nghề nghiệp
- Chuyên gia về ngành Quản trị nhân lực (PHR) | Viện Chứng nhận Nhân sự | Từ 2019-nay: Nâng cao kiến thức về các chủ đề nhân sự bằng cách nghiên cứu chiến lược và thực thi việc kết nạp người tài, phát triển và tăng trưởng về công nhân, lợi ích và bồi thường đi liền với luật lệ, quy định và quản lý doanh nghiệp.
- Khóa học Chuyên gia liên kết Quản trị nhân lực (APHR) | Viện Chứng nhận Nhân sự | Từ 2017 – 2018: Phát triển nguồn hiểu biết sâu rộng về sự đa dạng của chủ đề nhân sự bao gồm lợi ích và bồi thường, những chính sách nhân sự và thủ tục, việc tuyển dụng, thuê mướn và nội trú, sức khoẻ, sự an toàn và các phúc lợi nhân viên.
Ví dụ 3: Mục trình độ học vấn và phát triển nghề nghiệp
Dưới đây là một ví dụ về sự kết hợp giữa mục trình độ học vấn và phát triển nghề nghiệp:
Trình độ học vấn và Phát triển nghề nghiệp:
Trình độ học vấn:
Cử nhân ngành Khoa học điều dưỡng | Trường Đại học Florida | 2014-2018 | GPA: 3.8
Phát triển nghề nghiệp:
Chứng chỉ phát triển nghề y tá (NPD-BC) | Tổ chức Y tá Mỹ | Từ 2019-nay
Chứng chỉ điều dưỡng kiểm soát cơn đau (PMGT-BC) | Tổ chức Y tá Mỹ | Từ 2018-nay
——————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: www.indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Giang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Quỳnh Giang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=69143
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com