Cách Thiết Lập Ranh Giới Với Họ Hàng Phân Biệt Chủng Tộc Của Bạn
- “Tôi không thể thay đổi quyết định của họ.”
- “Dù sao thì họ cũng sẽ không nghe tôi.”
- “Nó sẽ chỉ bắt đầu một cuộc tranh cãi.”
- “Nếu điều này trở thành một cuộc tranh luận, tôi không biết đủ dữ kiện để biện minh cho luận điểm của mình.”
1. Làm rõ các giá trị giúp bạn có quyền lên tiếng.
Khi dự định có một cuộc trò chuyện khó nhằn, chúng ta có thể tìm thấy động lực và sức mạnh trong các giá trị của mình. Giá trị của chúng ta là niềm tin cơ bản, chủ yếu giúp ta xác định những điều quan trọng đối với chính mình. Ví dụ, giá trị cốt lõi của tôi bao gồm sự chính trực và tính xác thực. Tôi muốn nói những lời từ trái tim, trở nên trung thực và hành động có đạo đức.Khi nói đến những cuộc trò chuyện khó nhằn với các thành viên trong gia đình về chủng tộc, tôi tự hỏi bản thân: Hành động chính trực ở đây sẽ như thế nào? Hoàn toàn chính xác trong cuộc trò chuyện này có nghĩa là gì? Đối với tôi, điều này có nghĩa là không im lặng trong những cuộc trò chuyện khó nhằn, đề cập đến những câu chuyện cười và bình luận phân biệt chủng tộc ngay khi chúng được nói ra và giữ vững niềm tin của tôi, ngay cả khi đối mặt với sự tức giận của người khác.
Giá trị cốt lõi của bạn là gì? Trung thực? Lòng trung thành? Độ lượng? Lòng trắc ẩn? Cân nhắc cách những giá trị đó phù hợp với ý định lên tiếng chống lại sự bất công về chủng tộc của bạn. Khi những cuộc trò chuyện đó trở nên khó khăn, hãy tìm niềm an ủi trong sự thật rằng bạn đang sống phù hợp với niềm tin cơ bản của mình.
(Nếu bạn muốn khám phá những giá trị sâu sắc nhất của mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu, thì Danh sách giá trị cốt lõi của Scott Jeffrey gồm hơn 200 giá trị cá nhân là một nơi tuyệt vời để bắt đầu.)
2. Hãy chuẩn bị với ngôn ngữ cụ thể.
Các cuộc thảo luận thiết lập ranh giới, đặc biệt là với người thân, là một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất mà chúng ta có thể có. Để giảm bớt áp lực mà chúng ta có thể cảm thấy khi phải tổng hợp những ngôn từ hoàn hảo vào thời điểm hoàn hảo, sẽ hữu ích nếu bạn chuẩn bị sẵn một vài cụm từ chính mà chúng ta có thể sử dụng để thiết lập và khẳng định lại ranh giới của chúng ta.
Trong một bài đăng trên Instagram gần đây, nhà trị liệu chấn thương và hôn nhân Jordan Pickell đã đưa ra một số gợi ý tuyệt vời về cách nói với người bạn yêu rằng họ đang phân biệt chủng tộc. Nó bao gồm các đề xuất như:
- Hiện tại, bạn có thể nói “Điều đó thực sự là phân biệt chủng tộc/ xúc phạm/ thiếu hiểu biết.”
- Đặt ra ranh giới mà bạn sẽ không chấp nhận những bình luận phân biệt chủng tộc: “Đừng đùa cợt về phân biệt chủng tộc xung quanh tôi. Nếu bạn làm vậy, tôi sẽ rời đi. “
- Tập trung vào cảm xúc/ tác động của lời nói của họ: “Khi bạn nói điều đó, tôi cảm thấy tức giận/ ghê tởm/ bối rối.”
- Bạn cũng có thể quay lại vấn đề sau khi nhìn lại thực tế: “Tôi không đồng ý với điều bạn nói hôm bữa”.
Hãy nhớ rằng ranh giới là những tuyên bố về những gì chúng ta sẽ hoặc sẽ không chấp nhận. Mục tiêu của một ranh giới không nhất thiết phải thay đổi hành vi của người khác mà là tạo ra sự an toàn và toàn vẹn cho chính chúng ta. Ranh giới được chế tạo hoàn hảo nhất có thể không ngăn được chú Joe pha trò cười phân biệt chủng tộc, nhưng nó có thể bảo vệ bạn, con bạn, năng lượng tinh thần hoặc ngôi nhà của bạn.
- “Tôi sẽ không nói chuyện với bạn khi bạn đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc.”
- “Nếu bạn đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc, tôi sẽ cúp máy.”
- “Nếu bạn tiếp tục đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc, tôi sẽ không đưa các con tôi đến nhà bạn”.
- “Tôi không thể chịu đựng sự phân biệt chủng tộc của bạn và tôi không còn muốn liên lạc với bạn nữa.”
3. Sử dụng kỹ thuật chiếc băng xước.
Khi ranh giới của chúng chạm phải sự phòng thủ, chúng ta có thể thấy mình bị cuốn vào những cuộc tranh cãi vòng vo và dài dòng. Người thân của bạn có thể nói,
- “Bạn không thể cho tôi biết tôi phải làm gì!”
- “Bạn đang quá coi trọng vấn đề này. Thoải mái đi.”
- “Hãy cho tôi xem các con số. Hãy chứng minh điều đó ”.
Hãy nhớ rằng: bạn không cần phải biện minh cho ranh giới của mình. Bạn không cần phải tự giải thích, kể lại số liệu thống kê gần đây nhất về sự tàn bạo của cảnh sát hoặc kêu gọi trái tim của người này rằng phân biệt chủng tộc thực sự rất, thực sự tồi tệ. Thay vào đó, hãy thử kỹ thuật chiếc băng xước.
Được tạo ra bởi Richard Lavoie, một chuyên gia quốc gia về quản lý lớp học, kỹ thuật chiếc băng xước là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để khẳng định lại ranh giới của bạn mà không bị sa lầy vào những tranh luận gây mất tập trung. Để triển khai kỹ thuật này, chỉ cần lặp lại cùng một thông điệp ba lần, bình tĩnh nhưng quyết đoán — bất kể người nhận phản hồi như thế nào.
Đây là một ví dụ:
Bạn: “Bob, tôi sẽ không tham gia vào các cuộc trò chuyện với bạn khi bạn đang phân biệt chủng tộc.”
Bob: “Thôi nào, thoải mái đi! Bạn đang quá coi trọng vấn đề này đấy.”
Bạn: “Tôi sẽ không tham gia vào các cuộc trò chuyện với bạn khi bạn đang phân biệt chủng tộc.”
Bob: “Phân biệt chủng tộc? Thật là nực cười. Bạn có biết thế nào là thực sự phân biệt chủng tộc không? Quy định chống phân biệt đối xử.”
Bạn: “Tôi sẽ không tham gia vào các cuộc trò chuyện với bạn khi bạn đang phân biệt chủng tộc.”
Bob: “Được rồi, sao cũng được. Thôi nói nhé.”
Như bạn có thể thấy, khi lặp lại cùng một thông điệp một cách bình tĩnh và quyết đoán, bạn đồng thời hạn chế sức lực của Bob trong khi vẫn duy trì năng lượng tinh thần và cảm xúc của chính bạn.
4. Thực hành chăm sóc bản thân sau cuộc thiết lập ranh giới.
Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong gia đình mình, việc thiết lập những ranh giới này có thể cảm thấy đặc biệt khó khăn. Nó có thể cảm thấy giống như một sự biến động lớn về cảm xúc — và nó là như vậy! Bạn đang phá vỡ sự im lặng mà bạn đã giữ trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ và đó là việc của cảm xúc nghiêm túc.
Sau khi thiết lập ranh giới của mình, bạn có thể cảm thấy sợ hãi, tội lỗi hoặc xấu hổ, mặc dù về mặt lý trí, bạn biết rằng việc thiết lập ranh giới này là quan trọng và đúng đắn. Nếu bạn lớn lên trong một môi trường mà bạn bị trừng phạt, bị hãm hại hoặc bị bỏ rơi khi bất đồng quan điểm với một thành viên trong gia đình, học nghệ thuật bày tỏ sự trung thực trong gia đình là một hành động triệt để.
Tự chăm sóc bản thân sau ranh giới giúp bạn tránh kiệt sức và bổ sung nguồn lực của mình để bạn có thể tiếp tục tham gia vào hoạt động chống phân biệt chủng tộc trong gia đình và cộng đồng của mình.
Cá nhân tôi, tôi thực sự cần nghỉ ngơi sau một cuộc trò chuyện như thế này. Hệ thống thần kinh của tôi bị quá tải và căng thẳng, và một giấc ngủ ngắn hoặc buổi tối ấm cúng ở nhà là một cách quan trọng để trở về với bản thân. Nếu cảm thấy tội lỗi, tôi liên hệ với một người bạn đáng tin cậy, người có thể khẳng định lại sự đúng đắn ranh giới của tôi và giúp tôi tiếp tục hành trình.
Khi chúng ta thiết lập ranh giới với những người họ hàng phân biệt chủng tộc của mình, chúng ta tạo ra các vùng cá nhân, không nhún nhường, nơi chúng ta không còn đồng lõa với sự phân biệt chủng tộc của họ hàng. Đó là việc khó khăn và nhiều đòi hỏi, nhưng nó hoàn toàn cần thiết nếu chúng ta muốn tuyên bố là đồng minh thực sự với những người da đen đang đấu tranh cho quyền tồn tại an toàn của họ trên thế giới này.
______________________________________
Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Theo: tinybuddha
- Người dịch: Đỗ Xuân Phương Trinh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đỗ Xuân Phương Trinh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=80003
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com