Cách Để Lên Tiếng Tự Tin Và Hiệu Quả Hơn Trong Các Cuộc Họp
? Tạo điều kiện cho tiếng nói của cả những người khác – không chỉ với những người nổi bật
Theo Tschang, rất nhiều cuộc họp hay tập thể có thể được phân chia thành 2 nhóm: những người ồn ào và những người im lặng. Bà giải thích rằng: “người im lặng mang những góc nhìn mà chúng ta chưa thấy được hết” trong khi “những người ồn ào đem đến tiếng nói nổi trội và lấn át suốt cả thời lượng.” Nhưng đồng thời, bà cũng nhấn mạnh: “Đó không phải là điều tốt hay xấu. Điều quan trọng là chúng ta đều tận dụng tất cả tiếng nói của mọi người.”
Lí tưởng nhất là khi người chủ trì của buổi họp sẽ đứng ra để phân chia công bằng sự lên tiếng của cả những người im lặng và những người ồn ào. Nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra. Tuy nhiên, “bất kì thành viên nào, kể cả bạn, đều có thể và cần thiết phải gây sự chú ý” để từ đó giúp mọi người nhận ra một sự thật rằng những người hướng ngoại đang cản trở một số người khác được lắng nghe và những người hướng nội chưa có đủ cơ hội để tham gia vào cuộc thảo luận.
? Luôn lắng nghe
Bên cạnh việc tạo cơ hội cho những người kiệm lời được lên tiếng, bạn có thể áp dụng cách đó đối với những người đưa ra những ý tưởng có phần hơi táo bạo. “Bạn nên lắng nghe tất cả mọi quan điểm, nhất là những quan điểm có tính ít phổ biến hơn.” Đặc biệt khi cuộc họp của bạn đòi hỏi đội nhóm cần phải đưa ra một sự nhất trí, điều này sẽ cho phép bạn giải quyết những hiểu lầm tiềm tàng hay sự bất đồng trước khi chúng trở thành những vấn đề lớn hơn.
Nếu như bạn vẫn còn lo lắng về việc lên tiếng sau khi đọc những lời khuyên nãy, hãy hiểu rằng những sự đóng góp của bạn rất có thể có giá trị với những người khác. Sau tất cả, chúng ta thường có xu hướng bị thu hút vào thế giới riêng của bản thân với những vấn đề cá nhân mà không nhận ra những ảnh hưởng của ta đến mọi người xung quanh.
Và nếu như bạn có băn khoăn: ”Lợi ích của việc nói lên một điều gì đó là gì? Sẽ chẳng có gì thay đổi cả.” Tuy sự thật là chúng ta chẳng thể một mình ngăn chặn những người đồng nghiệp ồn ào đang chi phối cả buổi họp, việc nói ra sẽ giúp bạn giải toả những cảm xúc bất lực. “Chúng ta đều là một phần của vấn đề và giải pháp,” Tschang nói.
Việc lên tiếng một cách hiệu quả sẽ cần thời gian để luyện tập – vậy nên hãy kiên nhẫn với chính bạn và đồng nghiệp của mình – công sức bạn bỏ ra sẽ rất xứng đáng. “Hãy đi tìm tiếng nói của bản thân, tiếng nói hiệu quả và chân thật nhất của bạn, đó là cách để bạn được là chính mình và nói ra những điều cần được nói,” Tschang nói.
_______________________________________________
Nguồn:
- Bài viết gốc: https://bit.ly/2XtwvhK
- Tác giả: Pamela Stock
- Dịch giả: Bùi Phương Khanh – CTV ban Nội dung
- Khi chia sẻ cần trích dẫn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Bùi Phương Khanh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
—————————————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích. Mong rằng sau bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin để lên tiếng tự tin và hiệu quả hơn trong các cuộc họp nhé.
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=39127
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com