Các Kỹ Năng Nhận Thức Khiến Bạn Trở Thành Nhà Lãnh Đạo Tốt Hơn
?Kỹ năng nhận thức là gì?
Kỹ năng nhận thức là khả năng được sử dụng để hiểu các tình huống phức tạp và hình dung các khái niệm trừu tượng. Thay vì xem xét các hoạt động hàng ngày, các kỹ năng nhận thức giúp các nhà lãnh đạo nhìn vào các mục tiêu lớn hơn của công ty họ và lập kế hoạch làm việc để đạt được điều đó. Những kỹ năng này giúp mọi người hiểu được những nỗ lực của họ đang tác động như thế nào đến tầm nhìn của công ty.?Các ví dụ về kỹ năng nhận thức
Dưới đây là một vài ví dụ về các kỹ năng nhận thức có thể giúp bạn lập kế hoạch cho sự thành công lâu dài tại nơi làm việc của bạn:- Phân tích
- Giao tiếp
- Sáng tạo
- Tư duy phản biện
- Khả năng lãnh đạo
- Tổ chức
- Lập kế hoạch
- Giải quyết vấn đề
Tư duy phản biện có thể giúp bạn nhìn nhận một tình huống từ nhiều khía cạnh. Bạn cần phải có khả năng suy nghĩ về mọi kết quả có thể xảy ra và đưa ra quyết định dựa trên những khả năng này để đảm bảo bạn đang cân nhắc tất cả các lựa chọn và tác động. Một điều cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn là hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ cùng với các mục tiêu bao quát của công ty.
5. Khả năng lãnh đạo
Nhân viên cần một nhà lãnh đạo có thể giải thích tại sao những nhiệm vụ của họ lại mang lại lợi ích cho công ty. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần có khả năng động viên mọi người và giúp họ hiểu tại sao công việc của họ lại quan trọng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giúp nhân viên tạo ra các mục tiêu của riêng họ phù hợp với các mục tiêu của công ty.
6. Tổ chức
Khi thực hiện các chiến lược kinh doanh, bạn cần phải có khả năng tổ chức và thực hiện nhiệm vụ. Một kế hoạch là một quá trình gồm nhiều phần, đòi hỏi bạn phải theo dõi các chỉ số thành công trong suốt quá trình. Bạn cần có khả năng khiến cho các thành viên trong nhóm của mình thực hiện nhiệm vụ và biết được bạn đang làm đến bước nào.
7. Lập kế hoạch
Để đạt được các mục tiêu lớn của công ty cần có kế hoạch chiến lược hiệu quả. Trong khi lập kế hoạch, hãy nghĩ xem tất cả các phần trong kế hoạch của bạn khớp với nhau như thế nào để tạo ra tác động lớn. Bạn cần tính đến vai trò của từng người và tìm cách giao nhiệm vụ một cách hiệu quả và tạo ra sự ưu tiên.
8. Giải quyết vấn đề
Khi nghĩ đến các giải pháp trên cơ sở nhận thức, điều quan trọng là phải hiểu các quyết định của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến đội nhóm và toàn bộ công ty. Quá trình giải quyết vấn đề giúp bạn đưa ra các giải pháp có kết quả tích cực và phù hợp với các mục tiêu lớn hơn của công ty.
?Cách cải thiện kỹ năng nhận thức ở nơi làm việc
Để cải thiện kỹ năng nhận thức đòi hỏi phải thực hành và trải nghiệm. Đây là cách bạn có thể phát triển các kỹ năng khái niệm của mình và trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn:
- Quan sát nhiều hơn.
- Gia tăng những góc nhìn khác nhau.
- Tìm các cơ hội học tập.
- Xem xét các nghiên cứu điển hình khác nhau.
- Phối hợp với các bộ phận khác.
- Kết nối với một người cố vấn.
1. Quan sát nhiều hơn
Bắt đầu theo dõi những gì đang diễn ra giữa tất cả các phòng ban của công ty bạn. Tìm ra những quyết định mà các nhà lãnh đạo khác đang đưa ra và chúng đã tác động đến công ty như thế nào. Bạn có thể học được nhiều điều về các quy trình của công ty mình bằng cách đơn giản là chú ý hơn đến chúng. Ghi lại những điều hiệu quả hoặc cần cải thiện.
2. Gia tăng những góc nhìn khác nhau
Thảo luận ý tưởng với những người khác là một cách hay để thu được những quan điểm mới. Những nhân viên khác có thể có ý tưởng sáng tạo mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ đến. Họ cũng có thể giúp bạn hiểu những quan điểm đối lập và đồng cảm hơn trong một số tình huống nhất định.
3. Tìm các cơ hội học tập
Tham dự một buổi đào tạo hoặc hội thảo về quản lý doanh nghiệp. Các khóa học này có thể giúp bạn tìm hiểu những gì các chuyên gia làm trong các tình huống kinh doanh cụ thể và lấy ý tưởng về những gì bạn có thể làm cho nhóm của mình. Chúng cũng là một cơ hội tuyệt vời để kết nối với những người khác, điều này cũng có thể giúp bạn gia tăng những góc nhìn khác nhau.
4. Xem xét các nghiên cứu điển hình khác nhau
Khi lập một kế hoạch kinh doanh hoặc tìm cách đạt được mục tiêu, hãy tham khảo các nghiên cứu điển hình của các công ty khác. Ví dụ: tìm một nghiên cứu điển hình về một dự án tương tự như dự án của bạn. Lưu ý những gì họ đã làm để thành công hoặc điều bạn sẽ làm khác đi.
5. Phối hợp với các bộ phận khác
Làm việc với các phòng ban khác là một cách tuyệt vời để hiểu thêm về công ty của bạn. Tìm hiểu mục tiêu phòng ban của họ là gì và những vấn đề họ thường gặp phải. Tìm ra cách các nhóm của bạn có thể làm việc cùng nhau để thành công hơn.
6. Kết nối với một người cố vấn
Một người cố vấn có thể giúp bạn có được những hiểu biết mới và thảo luận về các khái niệm và ý tưởng đầy thách thức. Nếu họ cũng ở vai trò lãnh đạo, họ có thể đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cho bạn khi bạn cần đưa ra những quyết định quan trọng.
?Các kỹ năng nhận thức tại nơi làm việc
Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng các kỹ năng nhận thức của mình ở nơi làm việc:
- Tạo hình ảnh và sơ đồ. Những điều này có thể giúp bạn và nhóm của bạn hiểu rõ hơn về dữ liệu, thông tin và các khuôn mẫu. Hình ảnh và sơ đồ có thể giúp bạn đo lường thành công của nhóm và xem nó có liên quan như thế nào đến các mục tiêu lớn hơn của công ty.
- Tổ chức nhiều phiên họp “động não” hơn. Sử dụng những cuộc họp này như một thời gian để thảo luận về các khái niệm, giải quyết vấn đề và tạo ra các mục tiêu. Nhiều ý tưởng tuyệt vời ra đời là kết quả của việc mọi người xây dựng dựa trên những cách nhìn sâu sắc. Các phiên họp này cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các quan điểm khác nhau.
- Tạo một bản tóm tắt dự án. Khi giao một dự án mới cho nhóm của bạn, hãy tạo một bản tóm tắt dự án nêu rõ mục đích của dự án, mục tiêu cuối cùng, hướng dẫn chi tiết và nhiệm vụ của từng thành viên. Điều này cũng giúp nhóm của bạn hiểu tại sao dự án này lại có lợi cho công ty.
- Viết một tuyên bố sứ mệnh. Mọi công ty nên có một tuyên bố sứ mệnh hướng dẫn các hoạt động ra quyết định và thiết lập mục tiêu của mình. Có thể hữu ích khi gặp sếp của bạn và các trưởng nhóm khác để cùng nhau thảo ra tuyên bố sứ mệnh và tầm nhìn cho công ty để mọi người biết phải làm gì.
?Cách làm nổi bật các kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức có thể giúp bạn vượt qua mọi phần của quá trình xin việc. Dưới đây là một số cách bạn có thể làm nổi bật những kỹ năng này khi tìm việc:
1. Kỹ năng nhận thức cho sơ yếu lý lịch
Nhiều người quản lý hoặc lãnh đạo yêu cầu ứng viên có kỹ năng nhận thức. Trước khi viết sơ yếu lý lịch, hãy đọc qua mô tả công việc và nêu bật tất cả các kỹ năng nhận thức mà nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có. Hãy nghĩ xem bạn có những kỹ năng nào trong số những kỹ năng này và đưa chúng vào phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của bạn.
2. Kỹ năng nhận thức cho thư xin việc
Khi viết thư xin việc, hãy nghĩ cách bạn có thể kết nối các kỹ năng nhận thức của mình với kinh nghiệm làm việc trước đây mà bạn có. Ví dụ: khi ứng tuyển vào vai trò quản lý, hãy viết về trải nghiệm mà bạn đã dẫn dắt một nhóm làm việc hướng tới các mục tiêu của công ty. Thảo luận về cách bạn nghĩ rằng kinh nghiệm này hữu ích cho công việc bạn đang ứng tuyển.
3. Các kỹ năng nhận thức cho cuộc phỏng vấn xin việc
Trong cuộc phỏng vấn của bạn, nhà tuyển dụng có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về các kỹ năng khái niệm của bạn. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến này về kỹ năng nhận thức:
- Tại sao giao tiếp hiệu quả lại quan trọng với tư cách là một nhà quản lý?
- Giải thích quá trình thiết lập mục tiêu của bạn.
- Làm thế nào để bạn tạo ra một chiến lược kinh doanh?
- Bạn đã đo lường thành công của nhóm trước bằng những cách nào?
- Giải thích kinh nghiệm của bạn khi cộng tác với các bộ phận khác.
- Những kỹ năng nào giúp bạn hướng tới mục tiêu của mình?
_________________________
Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Theo: indeed
- Người dịch: Trần Thị Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch Trần Thị Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70156
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com