Bạn Gửi Thư Xin Việc Tới Ai?
- Thân gửi Ngài Smith,
- Thân gửi Allen,
- Thân gửi Cô Rachel Johnson,
Nếu bạn biết người quản lý tuyển dụng là ai, nhưng chưa bao giờ gặp họ, bạn nên bắt đầu bức thư bằng cách trực tiếp gửi họ và giới thiệu ngắn gọn về bạn là ai. Thêm nữa, bạn có thể giải thích bạn tìm tên của họ hoặc cơ hội này ở đâu.
“Đặc biệt nếu họ không biết ai, thì họ có thể nói, ‘Tôi tình cờ thấy được tên của ngài trên Linkedln và tôi rất hứng thú với bài đăng công việc và tôi cực kỳ quan tâm đến việc ứng tuyển,’ Dana Leavy-Detrick, Giám đốc điều hành của Brooklyn Resume Studio cho biết.
✨CÁCH GỬI BỨC THƯ XIN VIỆC NẾU BẠN KHÔNG BIẾT NGƯỜI QUẢN LÝ TUYỂN DỤNG LÀ AI
Trong khi các chuyên gia luôn khuyên rằng nên nghiên cứu thật kỹ và cố gắng tìm ra danh tính của người quản lý tuyển dụng, nhưng thông tin không phải lúc nào cũng sẵn có trên nền tảng trực tuyến.
“Tôi là một người hâm mộ của “Thân gửi Ngài hoặc Cô” cách gọi truyền thống nhưng luôn hiệu quả,” Pearti Oni, Quản lý cấp cao về lĩnh vực kinh nghiệm nhân viên tại RedPeg chia sẻ. “Tôi cũng đã thấy ‘Thân gửi Quản lý tuyển dụng/Quản lý nhân sự’ mà tôi cũng thích, nhưng thực sự cố gắng đừng sa lầy vào những chi tiết nhỏ như thế này. Tôi quan tâm nhiều hơn đến việc đi sâu vào kinh nghiệm của các ứng cử viên.”
Điều đó có nghĩa là, Oni khuyên bạn nên tránh xa “Gửi người đang đọc bức thư” vì nó quá chung chung để tạo ra kết nối tương tác.
Kearney nhấn mạnh một điều quan trọng là hãy nghiên cứu hết khả năng của mình để tìm ra ai là người quản lý tuyển dụng bởi vì việc kết nối đúng người thực sự có thể tạo nên điểm khác biệt.
“Đọc Linkedln hoặc tới trang web của công ty và cố gắng có được cái tên của lãnh đạo cấp cao trong bộ phận bạn đang muốn ứng tuyển,” Kearney nói. “Nếu không có gì, hãy gửi thư xin việc ‘Tới Đội Ngũ Tuyển Dụng Tại (Công ty).”
?Ví dụ minh họa cách gửi thư xin việc nếu bạn không biết người quản lý nhân sự:
- Thân gửi Quản lý Nhân Sự
- Thân gửi Quản lý Tuyển dụng
- Thân gửi Ngài
- Gửi Đội Ngũ Tuyển Dụng tại (Công ty)
“Bạn cũng có thể cân nhắc người bạn đang hướng tới,” Leavy-Detrick nói. “Nếu tôi đang làm việc với một khách hàng cấp cao, người có thể hướng tới người cấp cao hơn, họ sẽ nói ‘Thân gửi Ban Lãnh đạo’, hoặc ‘Kính gửi Ban Lãnh đạo.’”
✨CÁCH TỆ NHẤT KHI GỬI THƯ XIN VIỆC
Ngay cả khi thư xin việc của bạn vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về con đường sự nghiệp của bạn và tại sao bạn là người phù hợp nhất cho vị trí cụ thể này, việc bắt đầu sai có thể làm mất quan điểm của người quản lý tuyển dụng trong khi đọc nó. Tránh những sai lầm sau đây trong khi quyết định làm thế nào để giải quyết thư xin việc của bạn.
?Ví dụ minh họa về cách tệ nhất khi gửi thư xin việc:
- Gửi đến người trước đây trong vai trò quản lý tuyển dụng. Làm điều này rõ ràng đang chỉ ra rằng bạn không nghiên cứu kỹ để tìm ra người quản lý tuyển dụng hiện thời, hay còn gọi là kỹ năng chú trọng chi tiết.
- Viết sai tên của người quản lý tuyển dụng hoặc tên công ty… một ấn tượng đầu tiên cực kỳ tệ hại.
- Tương tự, việc sử dụng sai tên công ty chứng minh sự lười biếng và thiếu cẩn trọng chi tiết. Bạn luôn phải đảm bảo rằng 100 đúng phần này để giữ vững hình tượng của mình.
- Lời chào nhàm chán, nhạt nhòa. Tôi đã từng thấy nhiều người không đề cập đến lời chào hoặc sử dụng ‘Gửi người đang đọc bức thư.’ Điều này thể hiện rằng họ không thực sự nghiêm túc, cố gắng cho công việc này,” Leavy-Detrick nói.
✨CÁCH TỐT NHẤT KHI GỬI THƯ XIN VIỆC
“Tôi đã thấy được nhiều người cực kỳ sáng tạo. Có lần một ứng cử viên đã gửi thư xin việc của cô ấy tới một người trong cơ quan của chúng tôi và viết theo cách cực kỳ hài hước, khiến bức thư trở nên vô cùng sáng tạo và hiệu quả!” Oni nói. “Dù vậy việc biết chính xác khán giả của bạn cũng rất quan trọng. Là một Quản lý cấp cao về kinh nghiệm nhân viên tại một cơ quan tiếp thị nổi tiếng, điều chúng tôi cần là sự sáng tạo và những thứ như vậy thực sự khơi dậy niềm hứng thú của tôi.”
Mặt khác, chẳng hạn như nếu bạn đang ứng tuyển công việc chính phủ, một lời chào có thể không có tác dụng tương tự, đây chính là điều quan trọng bạn cần lưu ý.
Theo Kearney, cách gửi thư xin việc ấn tượng nhất là khi bạn có thể cho người đó biết bạn đã nghiên cứu kỹ lưỡng và không sử dụng một khung mẫu cho tất cả mọi trường hợp.
✨THƯ XIN VIỆC CÓ NÊN ĐỀ CẬP ĐẾN ĐỊA CHỈ ỨNG TUYỂN VIÊN?
“Điều quan trọng nhất là ít nhất cũng phải thể hiện được vị trí bạn đang ở, vậy nên ngay cả khi bạn không ghi đầy đủ địa chỉ của mình, bạn cũng cần ói “New York” hoặc “Los Angeles California”,…” Leavy-Detrick nói.
Nếu một ứng cử viên thậm chí không cho biết họ đang ở đâu, người quản lý tuyển dụng sẽ không thể biết liệu bạn có phải là ứng tuyển viên địa phương hay không, điều này có khả năng sẽ khiến bạn mất đi cơ hội này.
Thêm nữa, một hệ thống theo dõi ứng tuyển (ATS) sẽ quét vị trí hoặc thành phố, dẫn tới việc sơ yếu lý lịch của bạn sẽ không bao giờ có thể ở trước mặt quản lý tuyển dụng nếu bạn không cung cấp nơi bạn đang ở.
✨THƯ XIN VIỆC CÓ NÊN ĐỀ CẬP ĐỊA CHỈ CÔNG TY?
“Tôi đã từng nhìn thấy tất cả các trường hợp, nhưng bởi vì đây là tài liệu trang trọng, nên việc đề cập đến địa chỉ công ty vô cùng có ý nghĩa.” Leavy-Detrick nói. “Nó vẫn là một tiêu chuẩn.”
Theo Kearney, việc đề cập đến địa chỉ công ty thể hiện sự chuyên nghiệp hơn và cho thấy rằng bạn đã cực kỳ nỗ lực và thực sự quan tâm đến vị trí này.
✨THÊM NỮA: THƯ XIN VIỆC CÓ NÊN CÓ CHUNG TIÊU ĐỀ VỚI SƠ YẾU LÝ LỊCH?
Lý tưởng mà nói, bạn muốn toàn bộ những điều mà công ty thấy về bạn là một sự gắn kết hoàn hảo, vậy nên việc sử dụng chung một tiêu đề cho thư xin việc và sơ yếu lý lịch là một ý tưởng cực kỳ tốt.
“Nếu thư xin việc của bạn bị đặt sai chỗ, một điều rất có thể xảy ra, thì việc để chúng chung tiêu đề là cực kỳ quan trọng,” Kearney nói. “Nó cũng kể toàn bộ câu chuyện, giống như một “Cuốn sách truyện” và luôn luôn tốt hơn khi tuân theo quy tắc chuyên nghiệp.”
“Tôi luôn luôn làm vậy và có khách hàng làm điều đó chỉ bởi vì thương hiệu cực kỳ cần thiết cho danh mục đầu tư của bạn,” Leavy-Detrick nói. “Ngay cả khi đó chỉ là sơ yếu lý lịch và thư xin việc, bạn nên trình bày mọi thứ với một thương hiệu của riêng bản thân mình.”
✨ĐIỀU CẦN CÂN NHẮC TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CỦA THƯ XIN VIỆC
Một phần giới thiệu hiệu quả là chìa khóa để tạo nên một thư xin việc ấn tượng. Một điều mà Leavy-Detrick luôn luôn khuyên mọi người là hãy đề cập đến vị trí cụ thể mà bạn thực sự quan tâm.
Theo kinh nghiệm của cô, ứng cử viên luôn luôn mở đầu bức thư mà không có bất kỳ lời chào hoặc phần giới thiệu nào về họ và tại sao họ lại hứng thú ứng tuyển.
“Họ bắt đầu bức thư mà quên rằng quản lý tuyển dụng hoặc nhà tuyển dụng thường tuyển dụng rất nhiều vị trí.” Leavy-Detrick nói. “Vì vậy việc nói cụ thể vị trí bạn đang ứng tuyển thật sự là một điều vô cùng hữu ích.”
_________________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: theladders
- Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=81434
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
-
iVolunteer - Cơ hội tình nguyện cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam
- Website: https://ivolunteervietnam.com/
- Email: connect@ivolunteer.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/pg/iVolunteerVietnam
- Instagram: https://www.instagram.com/ivolunteervietnam
- Group: https://www.facebook.com/groups/thongtintinhnguyen
- Youtube: https://www.youtube.com/c/iVolunteerVietnam
- TikTok: https://www.tiktok.com/@ivolunteervietnam.com