Trả Lời Câu Hỏi “Điểm Yếu Của Bạn Là Gì?” Khi Phỏng Vấn Việc Làm

Bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới và đang lập danh sách các câu hỏi có thể được hỏi? Việc chuẩn bị này là chiến lược thông minh. Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới là hình thành câu trả lời cho các câu hỏi tiềm năng trước tiên. Trong danh sách các câu hỏi đó chắc chắn có câu: “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

article-image

Một trong những câu hỏi dễ trả lời nhất là “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì?”. Tất cả những gì bạn cần làm là nghĩ lại thành quả công việc và những kỹ năng mà bạn được khen ngợi, cùng với những điểm ghi trên sơ yếu lý lịch. Đây là hướng giải quyết cho câu hỏi này.

Mặt khác, một trong những câu hỏi khó trả lời hơn trong cuộc phỏng vấn là: “Điểm yếu của bạn là gì?” Ta dễ dàng hiểu được tại sao câu hỏi này làm mọi người do dự trả lời.

Trong khi tập trung vào điểm mạnh giúp bạn tỏa sáng và nổi bật lên khả năng, năng lực bạn có phù hợp với công việc đang ứng tuyển thì việc tập trung vào điểm yếu có thể khó hơn một chút. Tóm lại, bạn muốn chắc chắn rằng mình không ăn nói vụng về hoặc cho thấy mình không phù hợp với công việc khi nói về điểm yếu.

May mắn thay, có nhiều cách giải quyết cho câu hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?” theo cách mà bạn có thể thể hiện bản thân một cách tích cực trong buổi phỏng vấn.

Hãy chú ý những điều dưới đây.

Giant woman holds a small pleading man in the fist of one hand while pointing and shouting at him.

Khi hỏi về điểm yếu, một số người cảm thấy nhỏ bé và che giấu khuyết điểm đó.

?Tại sao người phỏng vấn lại hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”

Các nhà tuyển dụng và giám đốc tuyển dụng muốn biết toàn diện về bạn để xác định xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Đó là lý do họ cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Tuy nhiên, thông thường, cách ứng viên xử lý câu hỏi có thể nói lên rất nhiều điều về họ, nhất là khi họ không có sự chuẩn bị. Xét theo bề ngoài thì việc hỏi điểm yếu của bạn là gì sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn cách bạn xử lý tốt những lời chỉ trích, những khó khăn, thiếu sót và cả thách thức. Ngoài ra, dựa trên cách bạn trả lời câu hỏi mà họ có được đánh giá sơ bộ mức độ nhận thức về bản thân, đề phòng, tiêu cực, hoặc thậm chí là tính ích kỷ, tự đề cao bản thân.

A businesswoman in an office shrugs heavily and makes a puzzled expression.

Một số ứng viên nghĩ rằng việc thừa nhận khuyết điểm là điều xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

?Cách tiếp cận câu hỏi “điểm yếu”

Có nghệ thuật chia sẻ những điểm yếu khi phỏng vấn xin việc. Mục tiêu cuối cùng của bạn là ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn là đẩy bản thân tình cảnh từ chối. Bạn nên trả lời theo cách thể hiện được bạn có thể đóng góp giá trị gì cho công việc.

Đầu tiên, bạn hãy đánh giá những khuyết điểm và lập một danh sách. Gợi ý là xem xét các đánh giá hiệu suất trước đây và đánh dấu các điểm cần cải thiện. Tiếp theo, hãy xem bản mô tả công việc và chú ý các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Đảm bảo rằng bạn có cái nhìn rõ ràng về những kỹ năng đó. Bất kỳ kỹ năng, khả năng hoặc phẩm chất nào quan trọng cho vị trí ứng tuyển không nên nằm trong danh sách điểm yếu của bạn. Hãy lấy những điểm yếu khác để trả lời.

Two business men sit leaning into each other across a table, in a competitive pose.

Một phẩm chất thay vì giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn hơn thì không giúp ích được gì.

?Lời khuyên để đánh giá tích cực “điểm yếu”

Với danh sách sẵn có điểm yếu của bạn, hãy tìm cách biến những khuyết điểm theo hướng tích cực. Ví dụ:

  • Xác định và chia sẻ việc bạn biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh như thế nào.
  • Nhấn mạnh các bước bạn đang làm để cải thiện những điểm yếu hiện tại.
  • Tránh dùng từ ngữ tiêu cực có thể khiến người phỏng vấn chú ý như thất bại, bối rối, kém cỏi, bất hạnh hoặc ghét bỏ.

Trước buổi phỏng vấn, bạn nên thực hiện những việc sau để cải thiện điểm yếu của mình. Khi làm những việc này, bạn sẽ thấy rằng câu trả lời không giống như được dàn dựng hay thể hiện sự lém lỉnh và bạn có thể trả lời các câu hỏi xuất phát từ câu trả lời của mình. Bạn có thể thử:

  • Tham gia một lớp học hoặc khóa đào tạo.
  • Tự nguyện hoặc yêu cầu che giấu một ai đó.
  • Tham gia các Hiệp hội Nghề nghiệp.
  • Dùng các công cụ như ứng dụng hoặc phần mềm để trau dồi các kỹ năng như quản lý thời gian, kỹ năng tổ chức, hoặc kỹ năng hợp tác.

A woman with a hand above her eyes faces right, looking outward. Her shadow is a caped superhero.

Thể hiện tốt những điểm yếu có thể tạo ra ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

?Những điều cần tránh khi nhấn mạnh “điểm yếu”

Nếu bạn trả lời: “Tôi không có điểm yếu”, người phỏng vấn sẽ không coi trọng bạn và kết cục thì hồ sơ của bạn nằm trong thùng rác. Trả lời theo cách như vậy thể hiện rằng bạn thiếu nhận thức bản thân, hay bạn quá tự tin, không biết học hỏi từ sai lầm hoặc bạn đang phủ nhận. Không ai là hoàn hảo, và nhà tuyển dụng biết điều đó.

Bạn cũng nên tránh học các câu trả lời có sẵn. Các nhà quản lý và giám đốc tuyển dụng đã quá quen với việc nghe những câu trả lời như: “Tôi là người có tính cạnh tranh quá mức”, “Tôi khó tính với bản thân”, “Tôi là người cầu toàn” hoặc “Tôi quá tham vọng”. Nếu bạn có những khuyết điểm giống vậy thì hãy nhớ giải thích cặn kẽ.

?5 ví dụ về “Điểm yếu” kèm theo câu trả lời

Dưới đây là năm điểm yếu bạn có thể trả lời trong cuộc phỏng vấn, với các ví dụ câu trả lời nhằm hướng dẫn bạn phát triển câu trả lời của riêng mình.

1. Tôi gặp khó khăn khi từ bỏ các dự án bởi vì tôi muốn mọi thứ phải hoàn hảo.

“Tôi có xu hướng tạo nhiều áp lực cho bản thân và muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Kết quả là, tôi quá tập trung vào các bản sửa đổi chi tiết mà có thể ảnh hưởng đến năng suất và sự kịp thời. Để cải thiện điều này, tôi tự đưa ra thời hạn cho việc sửa đổi các dự án. Giờ đây, tôi có thể đi đúng hướng mà không cần phải sửa đổi dự án vào phút cuối. Việc  này cũng giúp tôi bớt căng thẳng hơn ”.

2. Tôi có thể tập trung quá nhiều vào các chi tiết.

“Nhiều khi tôi quá tập trung vào các chi tiết dự án đến mức khiến cả nhóm hoặc tôi chậm lại, làm cho tiến độ hoàn thành dự án gặp khó khăn. Tôi đã giải quyết vấn đề này bằng cách nêu ra những điểm quan trọng cần làm khi xem xét tổng thể dự án. Điều này giúp tôi đảm bảo được năng suất và đáp ứng được những mong đợi, kỳ vọng cao.

3. Đôi khi tôi gặp khó khăn trong việc ủy ​​thác nhiệm vụ.

“Tôi quan niệm rõ ràng rằng một trong những nhiệm vụ của người quản lý là giao phó các nhiệm vụ hiệu quả, mặc dù đôi khi tôi vẫn gặp khó khăn khi giao phó. Tôi lo ngại đội nhóm của mình quá bận rộn hay quá nhiều công việc sẽ gây ra các vấn đề. Kết quả là tôi tự mình đảm nhận quá nhiều công việc và nhân viên thường thất vọng vì cho rằng tôi không bàn giao công việc cho họ đồng nghĩa là tôi không tin tưởng họ. Tôi đã tham gia khóa học quản lý có một phần nội dung về việc ủy ​​quyền đã giúp ích cho tôi. Tôi cũng thường xuyên thảo luận với các thành viên trong nhóm bàn về trách nhiệm hiện tại của họ và những nhiệm vụ mà tôi đang giao phó. Tôi đề ra chủ trương tự do và yêu cầu nhân viên cho tôi biết nếu họ gặp khó khăn, thách thức trong việc hoàn thành thời hạn công việc, để chúng ta có thể cùng nhau phát triển các giải pháp ”.

4. Đôi khi tôi gặp khó khăn khi nói từ chối.

“Tôi trân trọng việc mọi người chúng tôi đều có lịch trình bận rộn, vì vậy tôi muốn giúp đỡ người khác khi có thể. Tuy nhiên, đôi khi tôi tham gia quá nhiều, khiến cho việc hoàn thành công việc đúng giờ gặp khó khăn. Trước đây tôi nhanh chóng nói “có” với ai đó khi được yêu cầu giúp đỡ nhưng bây giờ, để giải quyết tình huống khó xử này, tôi dừng lại và cho họ biết tôi sẽ liên hệ lại vào cuối ngày hoặc ngày hôm sau nhằm xem xét việc tôi có thể giúp đỡ họ theo cách tốt nhất, đồng thời tạo lịch trình quản lý các kỳ vọng . Phương pháp này cho phép tôi không tham gia quá nhiều hoạt động ở mọi thời điểm”.

5. Tôi vẫn còn lo lắng về việc nói trước đám đông.

“Giống như nhiều người khác, tôi vẫn phải vật lộn với việc nói trước đám đông, dù là trước một nhóm nhỏ hay lớn. Trong quá khứ, tôi đã giải quyết thách thức này bằng cách luyện tập đứng trước mọi người trước khi tôi thuyết trình. Tôi cũng đã tham gia hội thảo về thuyết trình trước đám đông và khóa đào tạo về kỹ năng thuyết trình. Hiện tại, tôi là thành viên của một nhóm ToastMasters, nhóm này giúp tôi giảm bớt căng thẳng trước khi đứng trước đám đông. ”

Nhắc nhở: Xem xét cẩn thận bản mô tả công việc và tránh đề cập đến điểm yếu nào đó là yêu cầu công việc đang ứng tuyển.

?Nhiều “điểm yếu” tiềm năng hơn để nhấn mạnh

Dưới đây là một vài ví dụ khác về những điểm yếu thường được trình bày trong các cuộc phỏng vấn:

  • Tiếp nhận quá nhiều việc cùng một lúc.
  • Thiếu kinh nghiệm (không quan trọng) với các công nghệ hoặc kỹ năng
  • Gặp sự cố khi yêu cầu giúp đỡ và cố gắng giải quyết vấn đề một mình.
  • Duy trì cân bằng công việc với cuộc sống.
  • Không phải lúc nào cũng giao tiếp hiệu quả với các bộ phận khác.

Hãy tham khảo những lời khuyên này khi bạn tạo danh sách các điểm yếu của mình. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và có sự chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới.

____________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: theladders
  • Người dịch: Nguyễn Thị Phương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=85799

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER