5 Cách Chuyên Nghiệp Để Từ Chối Một Buổi Phỏng Vấn

Linkedin của bạn sáng lên, thông báo rằng bạn có một tin nhắn mới. Một nhà tuyển dụng hoặc một chuyên gia nhân sự cho bạn biết một công ty rất mong muốn được gặp bạn. Bất kể là bạn có đang tìm kiếm một công việc hay không, phản hồi của bạn là một cuộc gọi quyết định. Bạn có quan tâm đến công việc tạm thời không? Kinh doanh thì sao? Nếu quá trình động não của bạn khiến bạn rơi vào tình trạng ‘ole nope’’ lớn thì bạn được giao trách nhiệm từ chối một cuộc phỏng vấn một cách chuyên nghiệp. Nhiều người thấy cuộc trò chuyện này là một cuộc trò chuyện khó khăn vì điều cần thiết là phải trung thực trong khi vẫn phải giữ mạch trò chuyện cởi mở. Quan trọng nhất là, bạn không muốn đốt cháy giai đoạn. “Sẽ mất thời gian cho cả nhà tuyển dụng và người phỏng vấn gặp gỡ một cách chính thức nếu người đó không có khả năng được tuyển dụng.” – Tiến sĩ Amy Cooper Hakim, nhà tâm lý học tổ chức công nghiệp và chuyên gia về nơi làm việc giải thích – “Điều quan trọng là phải quyết định ngay từ đầu”.

Sau đây, những cách hiệu quả nhất để từ chối một buổi phỏng vấn – và không tổn hại đến danh tiếng của bạn.

Ngắn gọn và ngọt ngào

Mặc dù bạn có thể bị hấp dẫn bởi nhiều lý do khiến bạn không muốn tiến về phía trước, nhưng bạn càng nói ít càng tốt. Là một nhà huấn luyện nghiệp vụ điều hành, Elizabeth Pearson giải thích, ngắn gọn và ngọt ngào thường được đón nhận tốt hơn là một đoạn độc thoại. Ngay cả những giám đốc điều hành được học về thuyết trình trước đám đông và thường là người có tài hùng biện, cũng có thể mất khả năng suy nghĩ khi thần kinh hoạt động tốt nhất. Điều này nghe có vẻ như bạn đang cố bào chữa hơn là đưa ra lý do chính đáng cho sự không phù hợp. Nếu bạn chưa có một cuộc gọi trực tiếp với người gửi, email vẫn hoàn toàn ổn. “Trong khi nhà tuyển dụng hoặc nhà quản lý tuyển dụng có thể khá thất vọng khi ứng viên quyết định từ chối – họ sẽ không muốn đọc một email giải thích dài dòng về lý do tại sao ứng viên từ chối phỏng vấn. Nếu nhà quản lý tuyển dụng muốn biết rõ hơn thông tin, họ sẽ liên hệ với bạn.

Hãy trung thực nếu thời gian không phù hợp

Đôi khi, công ty khá hấp dẫn với bạn, nhưng thời gian lại hoàn toàn không phù hợp. Cho dù bạn vừa chuyển sang một vị trí mới, gần đây đã trở thành cha mẹ hoặc bạn muốn đạt được mục tiêu ở công việc hiện tại trước khi chuyển đi, thì có nhiều lý do khiến bạn không muốn phỏng vấn vào ngày hôm đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hẹn sang ngày mai, Hakim cho rằng cách tốt nhất là bạn nên để người phỏng vấn biết bạn rất mong gặp lại họ vào một ngày khác. “Chiến lược này giúp mở ra một cánh cửa nhưng không làm lãng phí thời gian của bạn và nhà tuyển dụng. Họ có thể hỏi thêm các câu hỏi để hiểu hơn về mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy rõ ràng với kế hoạch của bạn và bạn có thể sẽ ngạc nhiên trước một cơ hội tuyệt vời trong tương lai.”

Đừng sợ nói “không”

Đối với một từ có 5 chữ cái và 1 âm tiết này, nó chắc chắn có cách gây sợ hãi cho nhiều người. Nhưng Hakim nhắc nhở các chuyên gia rằng, nói “không” không phải là thô lỗ, hạ thấp hay không chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó thể hiện sự tự tin, chí hướng và lòng dũng cảm. Rốt cuộc, nếu bạn không gắn bó với sự nghiệp của mình, thì ai sẽ làm điều đó? Cô cho rằng nếu bạn biết chắc chắn 100% rằng vai trò đó không phải dành cho bạn, thì bạn nên nói rõ ràng ra như vậy. Các nhà tuyển dụng tôn trọng điều này và có thể họ sẽ hỏi thêm vài câu hỏi để hiểu rõ hơn về loại vị trí phù hợp với bạn.

Hãy nhấc máy nếu bạn đã từng được gọi trước đó

Theo nguyên tắc chung, nếu bạn đã từng được tuyển bởi một người mà bạn từng gặp trực tiếp hoặc nói chuyện trước đây, một cuộc gọi là điều bắt buộc. Với tư cách là giám đốc phụ trách thương hiệu và tuyển dụng của EHE-Health, Joy Altimare chia sẻ: “Tốt nhất là nên có một cuộc đối thoại thay vì ủy thác, Mặc dù vậy, bạn vẫn nên nói ngắn gọn vì bạn không muốn họ lựa chọn thuyết phục bạn để thay đổi quyết định. Cố gắng tránh các cuộc thảo luận về các chi tiết cụ thể nếu nó có thể để lại ấn tượng xấu lâu dài. Thay vào đó, hãy tập trung vào các mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai”.

Bày tỏ lòng biết ơn

Đây là cách cư xử mà bạn được thừa hưởng từ mẹ mình và cũng là thứ mà bạn muốn truyền lại cho con cái của mình, vậy tại sao lại để lòng biết ơn ra khỏi phương trình sự nghiệp của bạn? Pearson cho rằng, chỉ đơn giản nói “cảm ơn” để cho thấy bạn trân trọng các nhà tuyển dụng đang bận rộn cố đáp ứng các báo giá và các nhà quản lý tuyển dụng thường lắng nghe sự im lặng từ radio. Mặc dù bạn không nói với họ những gì họ muốn nghe, nhưng bạn đang thể hiện mình là một người biết cách tôn trọng, “Bằng cách bày tỏ lòng biết ơn, ứng viên thể hiện sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm, do đó sẽ giữ cho mối quan hệ ở một vị trí tốt. Hãy nêu ra ít nhất một khía cạnh tích cực của trải nghiệm để củng cố lòng biết ơn vì được quan tâm đến.” – Cô ấy khuyến khích.

——————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích

Bài viết gốc: https://www.theladders.com/career-advice/5-professional-ways-to-decline-an-interview

Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiêu Bạc Gia Khánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=82273

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER