Những Lý Do Khiến Việc Quay Lại Công Việc Cũ Là Một Ý Tưởng Hay

Có thể có những lúc trong sự nghiệp của mình khi mà bạn cho rằng công việc cũ là phù hợp với bạn. Thay vì tìm kiếm một công việc mới, bạn có thể nhận ra rằng sau tất cả thì công việc cũ chính là lý tưởng đối với bạn.

Nhảy việc thất bại, làm sao để bạn quay lại chốn cũ

1. Khi nào quay lại công việc cũ là một ý tưởng ​​hay?

Khi bạn phát hiện ra công việc mới không phù hợp với mình, quay lại công việc cũ có thể là một ý kiến ​​hay. Ngay cả khi bạn cảm thấy khó khăn khi liên hệ lại với người chủ cũ của mình, việc đó vẫn có thể rất đáng để làm. Nếu họ cho phép bạn quay lại công việc cũ cho bạn, bạn đã biết được doanh nghiệp đó hoạt động như thế nào. Tương tự như vậy, bạn cũng đã biết bạn cảm thấy như thế nào về văn hóa công ty và đồng nghiệp của bạn. Bạn có thể đã chấp nhận một lời mời làm việc vì cảm thấy đó là việc làm đúng đắn vào thời điểm đó. Sẽ không sao khi bạn có thể bị mắc lỗi và đã cố gắng sửa chữa chúng.

2. Tại sao bạn nên cân nhắc quay lại công việc cũ

Dưới đây là một số lý do tại sao quay lại công việc cũ là một ý kiến ​​hay:

  • Lợi ích tài chính

Có thể bạn rời bỏ công việc cũ vì để theo đuổi các cơ hội tài chính tốt hơn. Sau khi có thêm kinh nghiệm và một mức lương cao hơn, bạn có thể có nhiều lựa chọn hơn để thương lượng một khoản bồi thường tốt hơn nếu bạn quay lại công ty cũ. Có thể trước đây bạn không có khả năng phát triển, nhưng lại nhận ra rằng cuối cùng bây giờ bạn cũng có cơ hội làm việc ở vị trí cao hơn.

  • Sự phát triển của công ty

Khi bạn rời bỏ công việc cũ, công ty có thể đã ở một “vị trí” khác so với hiện tại. Điều này đặc biệt đúng nếu như bạn đã bỏ công việc cách đây vài năm. Nếu bạn nhận thấy rằng công ty đã thăng tiến và phát triển thành một nơi làm việc tốt hơn cho bạn, đó có thể là một quyết định thông minh để quay trở lại. Bằng cách này, bạn vừa quen với hoạt động của doanh nghiệp vừa tận hưởng những tiến bộ mà doanh nghiệp đã đạt được kể từ khi bạn rời đi.

  • Cảm giác hối tiếc

Đôi khi, mọi người quyết định rời bỏ công việc phù hợp để tìm kiếm một cái gì đó mới. Mặc dù chuyển công việc có thể giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, nhưng bạn có thể phát hiện ra rằng công việc cũ thực sự là nơi phù hợp với bạn. Trên thực tế, nhận một công việc mới có thể đã cho bạn thấy về những mong muốn và nhu cầu của bạn đối với một công việc, khiến bạn nhận ra rằng công việc cũ thực sự là lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này.

What to do if you submit a job application with mistakes

  • Nhớ đồng nghiệp của bạn

Nếu đồng nghiệp là điều khiến công việc trở nên có ý nghĩa đối với bạn, bạn có thể quyết định quay lại công việc cũ để có thể đoàn tụ với đồng nghiệp cũ. Hãy nhớ rằng trong khi bạn vắng mặt, chủ nhân của bạn có thể đã tuyển thêm một vài người nữa. Giờ đây, bạn có cơ hội làm việc với team cũ của mình trong khi có được cảm giác mới làm việc với những người đồng nghiệp mới đó.

Chưa thể hòa nhập với công ty mới vì nhớ thương... đồng nghiệp cũ, cảm giác  này chị em có lẽ đều trải qua

  • Đạt được một khía cạnh mới

Sống một cuộc sống trọn vẹn có nghĩa là được khám phá các lựa chọn và sở thích của bạn. Khi bạn đã có đủ thời gian để nhìn cuộc sống theo một cách mới, bạn có thể nhận ra rằng công việc cũ của bạn rốt cuộc là phù hợp với bản thân. Kể từ khi có được những kinh nghiệm chuyên môn mới, bạn thậm chí có thể đủ điều kiện hơn để làm việc tại công ty cũ của mình.

3. Những mẹo giúp bạn quay lại công việc cũ

Sử dụng những mẹo dưới đây nếu bạn muốn yêu cầu quay lại công việc cũ:

  • Liên hệ với người quản lý cũ của bạn: Thay vì nộp đơn xin việc ở công ty cũ, trước tiên, hãy liên hệ trực tiếp với người chủ cũ của bạn. Xem rằng liệu bạn có thể gặp trực tiếp họ để thảo luận về việc quay lại làm việc của bạn hay không. Nếu không, một cuộc điện thoại là việc làm tốt nhất sau đó. Thông báo cho họ biết trước khi bạn nộp đơn đăng ký là một phép lịch sự cơ bản. Nó cho bạn cơ hội để thảo luận về lý do tại sao bạn hy vọng quay lại công ty. Với cuộc gọi này, họ có thể đảm bảo cho bạn sẽ nhận được công việc nếu bạn có mối quan hệ tốt.
  • Xem xét chính sách của công ty cũ: Một số công ty có thể có chính sách trong đó họ chỉ bố trí lại những nhân viên cũ đã rời đi trong điều kiện tốt. Nếu họ có chính sách không tuyển dụng lại người cũ, bạn có thể làm việc trong “kẽ hở”. Chẳng hạn, bạn có thể làm việc tự do cho họ hoặc như một người tư vấn.
  • Giải thích những gì bạn đã học được kể từ khi rời công ty: Một cách mà công ty cũ của bạn có thể tuyển lạii bạn đó là trong trường hợp bạn đã phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm mới kể từ khi rời công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng sự rời đi ngắn ngủi của bạn thực sự đã mang lại cho bạn cơ hội học hỏi thêm nhiều điều giá trị mà bạn có thể mang lại về cho công ty cũ.
  • Chứng minh rằng bạn cam kết làm việc: Vì bạn đã nghỉ việc trước đó nên người quản lý của bạn có thể hơi e ngại về việc cho bạn cơ hội thứ hai. Hãy cho họ thấy rằng khoảng thời gian vắng bóng đã khiến bạn nhận ra rằng bạn đã tận tâm với công ty như thế nào. Hãy nói rõ rằng bạn tin tưởng vào mục đích cũng như mục tiêu của công ty.
  • Tận dụng kinh nghiệm trước đây của bạn: Một điểm hấp dẫn chính của việc tuyển dụng lại một nhân viên cũ là họ đã biết cách hoạt động của công ty. Hãy nhắc với người chủ của bạn rằng nếu họ thuê bạn, quá trình giới thiệu sẽ tốn ít thời gian và nguồn lực hơn đáng kể.
  • Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ: Bất cứ khi nào bạn rời khỏi công việc, hãy cố gắng giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ của bạn. Điều này sẽ rất giúp ích nếu bạn muốn quay lại công ty. Kiểm tra với họ để xem họ đang làm việc như thế nào. Thậm chí có thể thỉnh thoảng mời họ uống cà phê hoặc ăn trưa. Bằng cách tiếp tục nuôi dưỡng những mối quan hệ này, đồng nghiệp của bạn có thể sẽ vui mừng khi bạn trở lại văn phòng.
  • Cho bản thân đủ thời gian: Hãy nhớ rằng, mọi công việc đều cần một khoảng thời gian ngắn để làm quen với nó. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định lớn nào trong sự nghiệp, hãy dành cho mình một khoảng thời gian để làm quen với công việc mới. Nếu bạn hoàn toàn chắc chắn rằng bạn cần phải rời đi, hãy cố gắng liên hệi với người quản lý của bạn trước khi họ thay thế vị trí công việc cũ của bạn. Nếu không, bạn có thể phải đợi cho đến khi công ty cũ của bạn có cơ sở mới.

__________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả về những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Phương Thảo
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Nguyễn Phương Thảo –  Nguồn iVolunteer Vietnam”

 

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=81765

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER