Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Cho Vị Trí Giám Đốc Nhân Sự (Gồm Ví Dụ)

Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Cho Vị Trí Giám Đốc Nhân Sự (Gồm Ví Dụ)

 Khi ứng tuyển vào vị trí giám đốc nhân sự, sơ yếu lý lịch của bạn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện năng lực của bạn cho công việc. Sơ yếu lý lịch vị trí giám đốc nhân sự cần có kinh nghiệm về kỹ năng lãnh đạo và nhân sự. Một bản lý lịch nổi bật đặc biệt quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí giám đốc nhân sự vì nó thể hiện năng lực của bạn với công việc, đây thường là trách nhiệm quan trọng đối với một chuyên gia nhân sự. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói về công việc của một giám đốc nhân sự, cách tạo một sơ yếu lý lịch cho vị trí này và cung cấp một mẫu lý lịch cho bạn tham khảo.

 Giám đốc nhân sự là gì?

Giám đốc nhân sự là một chuyên gia cấp cao trong bộ phận nhân sự của một công ty. Thường thì một giám đốc nhân sự giám sát một hoặc nhiều đại diện nhân sự, tuy nhiên ở một công ty nhỏ hơn, chức danh này có thể đề cập đến nhân viên nhân sự duy nhất. Bộ phận nhân sự thường chịu trách nhiệm tuyển dụng và sa thải, thiết lập và quản lý chính sách cũng như xử lý xung đột giữa các nhân viên. Các nhiệm vụ chung của một giám đốc nhân sự bao gồm:

  • Lên phương án tuyển dụng và đánh giá các đơn xin việc của các ứng viên cho những vị trí đang tuyển dụng
  • Tạo các buổi đào tạo kĩ năng hoặc tài liệu định hướng cho nhân viên mới để nâng cao khả năng của họ và thích nghi với công ty
  • Quy định và thực hiện các chính sách về hành vi của nhân viên nhằm tạo ra một không gian làm việc an toàn cho tất cả nhân viên
  • Quản lý và thương lượng các gói lương thưởng và các chương trình phúc lợi cho nhân viên
  • Tiếp nhận khiếu nại của nhân viên, trao đổi với các bên liên quan và đi đến giải quyết vấn đề
  • Thực hiện phỏng vấn với các nhân viên nghỉ việc để rút ra những điều cần luu ý ở công ty
  • Quản lý nhân viên nhân sự cấp dưới, phân công công việc nhằm phát huy tối đa hiệu quả của bộ phận nhân sự
Cách viết sơ yếu lý lịch cho vị trí giám đốc nhân sự

Bên cạnh việc thể hiện bạn là một ứng viên mạnh, một bản sơ yếu lý lịch tốt còn thể hiện những kỹ năng thực tế bằng cách thể hiện điểm mạnh của bản thân chỉ qua hồ sơ xin việc. Bạn có thể làm theo các bước sau để viết sơ yếu lý lịch cho vị trí  giám đốc nhân sự của mình:

1. Mở đầu với thông tin liên hệ

Sơ yếu lý lịch của bạn không chỉ là lời giải thích lý do tại sao bạn là một ứng viên mạnh, mà còn là tiêu điểm của tất cả hồ sơ khác khi nộp đơn vào công ty, vì vậy, điều quan trọng là phải đưa thông tin liên hệ của bạn lên đầu để nhà tuyển dụng tiềm năng có thể liên hệ với bạn. Số điện thoại di động hoặc số điện thoại văn phòng đều được và bạn cũng có thể thêm một địa chỉ email chuyên nghiệp là tên của mình.

2. Chọn một kiểu tiêu đề

Bên dưới thông tin liên hệ của bạn, bạn có thể đưa ra một đoạn giải thích ngắn gọn với người đọc. Phần này đưa ra lời giải thích cô đọng nhất về bạn là ai và tại sao bạn lại phù hợp với vị trí mở. Dòng tiêu đề, một dòng duy nhất thu hút sự chú ý đến các khả năng tốt nhất của bạn, là một cách ngắn gọn để thể hiện sự khôn khéo của bạn. Cụ thể hơn, bản tóm tắt là một đoạn ngắn cho phép bạn mở rộng mối quan tâm của mình đối với vị trí và lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn.

3. Liệt kê kinh nghiệm làm việc của bạn

Trong sơ yếu lý lịch theo trình tự thời gian, bạn có thể dành phần lớn nội dung cho kinh nghiệm làm việc trước đây của mình. Có thể bắt đầu với công việc hiện tại hoặc công việc gần đây nhất nếu bạn đang thất nghiệp. Viết đậm tiêu đề công việc, sau đó viết tên người quản lí cũ của bạn và ngày làm việc, không in đậm, bên dưới nó.

Tạo các gạch đầu dòng bên dưới chức danh công việc và nhà tuyển dụng, đồng thời ghi lại những nhiệm vụ quan trọng mà bạn đã xử lý khi ở đó. Khi có thể, hãy tập trung vào các nhiệm vụ phù hợp với kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với bạn nếu được tuyển dụng, tuy nhiên, nếu bạn có nhiệm vụ hoặc thành tích đáng chú ý nhưng chưa thực sự phù hợp, bạn vẫn có thể đưa vào như một minh chứng về khả năng làm việc hiệu quả của mình.

Bạn có thể lặp lại quy trình này cho từng công việc bạn đã đảm nhiệm theo thứ tự thời gian ngược lại. Bạn có thể không liệt kê công việc trước đây nếu nó đã quá lâu, chẳng hạn như hơn 15 năm, hoặc không liên quan đến công việc nhân sự, chẳng hạn như việc được giữ ở trường trung học hoặc sinh viên đại học trước khi bắt đầu sự nghiệp chuyên môn của bạn.

4. Lưu ý các kỹ năng chính của bạn

Bên dưới kinh nghiệm làm việc của bạn, hãy thêm phần kỹ năng với những kỹ năng quan trọng nhất cho công việc mà bạn có. Mặc dù điều quan trọng là bạn chỉ liệt kê những kỹ năng mà bạn cảm thấy thể hiện chính xác khả năng của mình, nhưng một số kỹ năng giám đốc nhân sự quan trọng cần liệt kê bao gồm:

  • Giao tiếp: Giám đốc nhân sự dành phần lớn thời gian trong ngày của họ để giao tiếp với các nhân viên khác trong công ty và điều quan trọng là phải minh bạch và rõ ràng, cả bằng lời nói và văn bản, để đảm bảo mọi người đều hiểu các chính sách, quy định và hơn thế nữa.
  • Lãnh đạo **: ** Giám đốc nhân sự quản lý nhân viên trong bộ phận nhân sự. Khả năng lãnh đạo tốt cho phép bạn lãnh đạo bộ phận, giao cho nhân viên những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ và truyền cảm hứng để họ hoàn thành tốt nhất công việc của mình.
  • Đồng cảm: Nhân viên nhân sự có thể làm việc trong các tình huống khó khăn đôi khi cần bạn phải đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc của họ, từ giải quyết xung đột đến xử lý các tình huống nhạy cảm như ốm đau dài ngày.
  • Tổ chức: Một giám đốc nhân sự thường đối mặt với một lượng lớn thủ tục giấy tờ, bao gồm thông tin về bảng lương, báo cáo sự cố và hướng dẫn của công ty. Kỹ năng tổ chức giúp bạn duy trì trật tự sắp xếp các công việc và giấy tờ quan trọng một cách hợp lí và nhanh gọn.
  • Ra quyết định: Là một vị trí cấp cao, giám đốc nhân sự có thể đưa ra các quyết định quan trọng như lập ra các quy định, đưa ra giải pháp cho những bất đồng, tuyển dụng ứng viên hoặc đề xuất các hình thức kỷ luật. Kỹ năng ra quyết định tốt giúp giám đốc nhân sự thể hiện một cách tự tin và đưa ra quyết định tốt nhất cho công ty.
  • Quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian cho phép bạn lập kế hoạch thời gian của mình để tận dụng tối đa không chỉ thời gian của riêng bạn mà còn từ những người khác, để làm cho bộ phận hoạt động hiệu quả nhất có thể.

 5. Thêm trình độ học vấn và thành tích của bạn

Khi ứng tuyển vào một vị trí cấp cao như giám đốc nhân sự, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng công việc của bạn là quan trọng nhất, nhưng thông thường bạn phải có một phần ngắn gọn về trình độ học vấn của bạn và một phần bổ sung cho bất kỳ giải thưởng hoặc chứng chỉ nào bạn đã đạt được. Nếu một trong những yếu tố này không cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển, bạn không cần thêm chúng.

Đối với bằng cấp mà bạn đã có, hãy thêm cấp độ của bằng cấp, cơ sở giáo dục và số năm bạn đã theo học. Đối với các thành tích hoặc chứng nhận, hãy nêu rõ tên giải thưởng hoặc chứng nhận của bạn, cũng như tổ chức cấp và năm bạn nhận được chúng.

6. Sao chép và tùy chỉnh cho từng đơn xin việc

Mặc dù trách nhiệm chung của một giám đốc nhân sự có thể giống nhau, nhưng có thể có sự khác biệt giữa các kỳ vọng cụ thể đối với vị trí này ở các công ty khác nhau. Để cải thiện tính hiệu quả sơ yếu lý lịch của bạn, hãy cân nhắc cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn cho từng công việc bạn ứng tuyển, thêm và bớt gạch đầu dòng nếu cần để tập trung tối đa vào các chi tiết liên quan đến những công việc liên quan bạn đã làm.

Cách đơn giản nhất để tùy chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn là trước tiên hãy tạo một bản lý lịch chung tốt nhất cho vị trí giám đốc nhân sự mà không cần hướng dẫn thêm từ nhà tuyển dụng tiềm năng. Mỗi khi bạn nộp đơn xin việc, hãy lưu một bản sơ yếu lý lịch mới để bạn không thay đổi mẫu của mình, sau đó thực hiện các điều chỉnh để bản sao phù hợp với mô tả của công việc bạn ứng tuyển.

 Mẫu sơ yếu lý lịch cho vị trí giám đốc nhân sự

Mẫu sơ yếu lý lịch cho vị trí giám đốc nhân sự này giúp bạn tạo sơ yếu lý lịch riêng mình khi xin công việc mới:

Morgan Carr (555) 201-2389

m.carr@myemail.com

 Quản lí nhân sự chuyên nghiệp với 15 năm kinh nghiệm đang tìm kiếm một vai trò giám đốc nhân sự ở Thomaston Tech, nhằm giúp công ty tạo ra và duy trì một môi trường làm việc tích cực, nơi nhân viên ở tất cả các bộ phận có thể làm việc tốt nhất và thúc đẩy sự phát triển của công ty.

Kinh nghiệm làm việc

*Chuyên gia Nhân sự

Tại Arnold Account Services , 2009 – Hiện tại *

  • Gặp gỡ các trưởng bộ phận và lãnh đạo cấp cao để thảo luận về nhu cầu nhân sự
  • Lên danh sách việc làm cho các vị trí còn trống và đăng tin tuyển nhân viên
  • Chọn lọc sơ yêu lí lịch để xác định các ứng viên tiềm năng cho các cuộc phỏng vấn
  • Dẫn dắt các cuộc phỏng vấn ứng viên và đưa ra các quy định về việc tuyển dụng mới

 * Trợ lý nhân sự

Tại Jeffersonian Financial, 2006 – 2009 *

  • Tiếp nhận hồ sơ cho các vị trí còn trống cho các công việc khác nhau
  • Nhập thông tin ứng viên vào hệ thống máy tính của công ty
  • Soạn thảo các tin tuyển dụng để cấp trên phê duyệt
  • Tổng hợp thông tin hiệu suất làm viêc của nhân viên cho lãnh đạo trước khi đánh giá hiệu suất hàng năm

Kỹ năng

  • Giao tiếp
  • Giải quyết xung đột
  • Quyết định
  • Đồng cảm
  • Khả năng lãnh đạo

Giáo dục

* Thạc sĩ Tâm lý học- Đại học Flint, 2004 – 2006 *

* Cử nhân Quản trị Nhân lực – Đại học Flint, 2000-2004 *

————————————————————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng thú vị!

  • Theo: www.indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Hương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch- Nguyễn Thị Thanh Hương_Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=75889

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER