Thế Nào Là Một Bản Sơ Yếu Lý Lịch Quản Trị Kinh Doanh?

Một bản lý lịch quản trị kinh doanh là một dạng tài liệu mô tả trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng kinh doanh liên quan đến những công ty mà bạn quan tâm đến. Loại lý lịch này đòi hỏi một cấu trúc cụ thể và danh sách thông tin thích hợp để trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được. Một bản sơ yếu lý lịch nổi bật có những đặc điểm như hình thức chuyên nghiệp, dễ theo dõi và phản ánh được những thành tích của bạn một cách khoa học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sau vào lý giải thế nào là một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh, đồng thời gợi ý cách để tạo ra nó kèm với một ví dụ điển hình.

Thế nào là một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh?

Một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh là một dạng tài liệu chuyên nghiệp nhằm chứng thực cho những năng lực của bạn sở hữu như một nhà quản trị kinh doanh thực thụ. Loại tài liệu này thực sự rất hữu ích cũng như phổ biến trong quá trình tìm kiếm việc làm bởi đây là một phương pháp đơn giản mà lại nhanh chóng cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về các ứng viên. Một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh có sự chuẩn bị tốt sẽ đề cử bạn như là một ứng viên sáng giá và tiềm năng khiến cho các công ty có thể sẽ tuyển bạn.

Một bản lý lịch quản trị kinh doanh chú trọng vào việc liệt kê ra các kinh nghiệm kinh doanh liên quan như là ở các công việc trước đó ở công ty mà bạn đã cống hiến những kỹ năng quản lý và sắp xếp cho một doanh nghiệp.

Bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh sẽ bao gồm những nhân tố nào?

Bên cạnh việc mang những đặc điểm mà hầu hết các loại lý lịch thông thường yêu cầu như là các loại thông tin cơ bản để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn thì bản lý lịch quản trị kinh doanh còn đòi hỏi bạn phải cung cấp thêm những tài liệu chi tiết hơn. Hãy đảm bảo bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh của bạn bao gồm những nhân tố sau:

1. Thông tin liên lạc

Hãy cung cấp thông tin liên lạc ở phần đầu bản lý lịch của bạn sao cho nó dễ dàng được nhận ra. Rà soát kỹ càng mục này để xác nhận rằng nó hoàn toàn chính xác và cập nhật để dễ liên lạc.

2. Mục tóm tắt

Một bản tóm lược ngắn gọn chuyên nghiệp cho bản lý lịch của mình sẽ giúp cung cấp những thông tin vừa ngắn gọn lại nhanh chóng về mặt chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Mục này không những sẽ cung cấp nền tảng rằng bản lý lịch của bạn mang những ý trọng tâm nào mà còn bổ sung thêm những tư liệu liên quan về bạn để thu hút nhà tuyển dụng tiến hành thêm bước tìm hiểu thêm về sau. Phần tóm tắt cần phải chính xác và đúng trọng tâm, thường chỉ có một số ít các câu dài. Hãy bao gồm những năng lực và khả năng nổi trội nhất của bạn vào trong bản tóm tắt lý lịch của mình.

3. Trình độ học vấn 

Ở mục trình độ học vấn của bản lý lịch, bạn cần liệt kê ra những chương trình đào tạo liên quan, ví dụ như một bằng đại học chứng minh bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí công việc. Hãy cung cấp cho họ tên nơi bạn học, bằng cấp bạn đã đạt được cũng như ngày bạn tốt nghiệp. Nếu có thể, hãy đề cập đến những sự vinh danh hoặc công nhận mà bạn đã đạt được khi còn là học sinh/ sinh viên. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng bất kỳ khóa học có tác động đến những thành công của bạn dưới vai trò là một nhà quản trị kinh doanh, chẳng hạn như một khóa học kinh doanh bổ ích.

4. Kinh nghiệm chuyên môn

Phần kinh nghiệm chuyên môn được coi là một trong những tiêu chí giá trị nhất ở bản lý lịch của bạn bởi nó đóng vai trò chứng minh cho các cách mà bạn đã chuẩn bị ở những công việc trước đó. Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất để khẳng định rằng bạn đã hoàn thành công việc đó một cách chuyên nghiệp. Hãy chỉ ra tên vị trí bạn đảm nhiệm, tên công ty bạn làm việc, thời gian bắt đầu và kết thúc công việc đó cũng như một số trách nhiệm điển hình mà bạn có.

5. Những kỹ năng liên quan

Ở phần những kỹ năng của bản lý lịch, bạn nên liệt kê ra bất kỳ chuyên môn nào có liên quan mật thiết tới những thành tựu về quản trị kinh doanh mà bạn có. Ví dụ, nếu bạn có nền tảng thế mạnh về các kỹ năng Microsoft Office, hãy cân nhắc đến việc bổ sung nguồn thông tin này vào trong lý lịch của mình nếu như bạn cảm thấy rằng nó là một phần dữ liệu quý giá cho công việc mà bạn đang ứng tuyển. Thông thường thì các công ty sẽ tự đề xuất ra những kỹ năng mà họ mong muốn ứng viên sở hữu ở phần cuối của tin tuyển dụng. Hãy rà soát lại phần thông tin này để xem liệu bạn có bất kỳ kiến ​​thức chuyên môn nào trong số này hay không và sau đó sửa đổi sơ yếu lý lịch của bạn để bao gồm chúng.

6.Các chứng chỉ liên quan

Chứng chỉ ở đây bao gồm từ bất cứ khóa huấn luyện chuyên môn nào mà bạn đạt được liên quan đến quản trị kinh doanh. Các chứng chỉ này thường dưới dạng công nhận chính thức và trang trọng, nó được ví như là một tài liệu để chứng thực kiến thức chuyên môn của bạn. Nếu bạn cảm thấy bản thân đủ tự tin vào những gì mình đã thu lượm được trong suốt khoa đào tạo, hãy kèm theo những chứng chỉ đó cùng với một số thông tin chi tiết như nơi bạn nhận được chứng chỉ đó cũng như khoảng thời gian mà bạn nhận được.

Mẫu sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh

Hãy sử dụng mẫu sau đây để có thể sắp xếp bố cục các thông tin ở bản lý lịch của bạn một cách linh hoạt và hợp lý sao cho tối giản nhất có thể để làm cho chúng dễ theo dõi:

[Thông tin liên lạc]

[Tiểu sử chuyên môn]

[Trình độ học vấn chẳng hạn như các cơ sở bạn đã theo học, ngày tốt nghiệp và bằng cấp]

[Kinh nghiệm làm việc trong quản trị kinh doanh trước đây bao gồm tên công ty, ngày bắt đầu / kết thúc làm việc, trách nhiệm]

[Kỹ năng liên quan]

[Giấy chứng nhận]

Bản mẫu sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh

Dưới đây là một ví dụ về sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh:

Christine Wallace

T: 223-334-5656

E: cwallace@email.com

7888 Đại lộ Đông Bắc

Sunshine, FL 22222

Tiểu sử chuyên môn:

Quản trị viên kinh doanh có kinh nghiệm với kiến ​​thức nền tảng về nhân sự, truyền thông và quan hệ công chúng. Chuyên gia định hướng mục tiêu phát triển trong môi trường có nhịp độ nhanh và thích làm việc cộng tác. Rất thành thạo Microsoft Office và trước đây đã sử dụng phần mềm này để triển khai thành công hệ thống gửi thư văn phòng bao gồm 150 nhân viên.

Trình độ học vấn:

Đại học Bennett, Windy, Illinois

Cử nhân Khoa học Quản trị Kinh doanh. Tháng 5/2010 – Tháng 5/2014

Kinh nghiệm làm việc:

Quản trị Kinh doanh, Giải pháp Kinh doanh Nhân tài

Hawk, Washington, tháng 5/ 2019 – Hiện tại

Chuẩn bị các báo cáo dài hai trang về tỷ lệ giữ chân khách hàng và doanh thu bán hàng cho cuộc họp ban quản lý hàng tuần.

Tạo các bản trình chiếu hiệu quả và hấp dẫn để trình bày dữ liệu quan trọng cho bộ phận tiếp thị về các sản phẩm mới.

Cộng tác với các cố vấn tài chính về ngân sách và hạn ngạch hàng tháng của công ty.

Quản lý dự án, làm cho nó tiếp thị

Sunset, Arizona, tháng 6/ 2018 – Tháng 4/ 2019.

Đảm nhiệm vai trò là người hướng dẫn cho 15 thành viên trong nhóm cho chiến dịch tiếp thị của công ty.

Tiến hành các nhóm trọng tâm để kiểm tra trải nghiệm người dùng trên các sản phẩm mới phát hành mỗi quý một lần.

Kiểm tra thuận lợi về hoạt động kinh doanh và báo cáo các quan sát cho Giám đốc điều hành.

Trợ lý văn phòng, Nha khoa Hình ảnh Hoàn hảo

Leaves, Maryland, tháng 1/2017 – Tháng 4/2018

Tổ chức sắp xếp thư văn phòng và khâu đóng hàng sao cho kịp thời mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc về quyền riêng tư của thư.

Lên lịch trình các cuộc hẹn với khách hàng một cách hiệu quả bằng cách sử dụng lịch Google mà vẫn vẫn đảm bảo lịch trình không bị trùng lặp.

Được đào tạo nhân viên mới về các thủ tục văn phòng và giao thức giao tiếp để trả lời các cuộc điện thoại đến.

Các kỹ năng liên quan:

Năng lực lãnh đạo tốt
Có tổ chức cao và hiệu quả ngay cả khi bị hạn chế về thời gian
Nhà phát ngôn hiệu quả với bất kể lượng khán giả lớn hay nhỏ
Có khả năng giải quyết, xử lý tình huống linh hoạt
Người thuyết trình và diễn giả tự tin trước đám đông

Giấy chứng nhận:

Salesforce 2019
Google AdWords 2018

Một số mẹo hữu ích để tạo được một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh

Hãy cân nhắc những mẹo sau đây khi bạn muốn tạo một bản sơ yếu lý lịch quản trị kinh doanh:

1. Định lượng thông tin dấu đầu dòng 

Khi bạn trình bày vai trò của mình trong từng cương vị mà bạn đã đảm nhiệm, hãy cố gắng tận dụng các con số nhiều nhất có thể. Chẳng hạn, bổ sung số lượng khách hàng mà bạn đã làm việc cùng hoặc số lượng tài khoản mà bạn mà bạn đã đảm nhiệm quản lý.

2. Cung cấp những mô tả nổi bật

Những mô tả tiêu biểu cho kinh nghiệm làm việc của bạn có thể bao gồm những tính từ hoặc những chi tiết cụ thể. Hãy bắt đầu mỗi gạch đầu dòng của một công việc bằng động từ hành động và tránh lặp lại chúng ở phần mô tả công việc khác. Chú trọng vào những điều bạn đã làm hơn là chỉ đơn thuần liệt kê vị trí bạn đảm nhiệm. Phần mô tả nổi bật đó giúp cung cấp những thông tin thiết thực cho nhà tuyển dụng về những nhiệm vụ bạn đã làm.

3. Hãy sử dụng một định dạng nhất quán

Chọn một phông chữ và màu chữ cho sơ yếu lý lịch của bạn và sử dụng các biến thể như in đậm và gạch chân một cách hợp lý. Thông tin bạn cung cấp trong sơ yếu lý lịch quan trọng hơn nhiều so với thiết kế và định dạng của nó, vì vậy hãy tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào việc giải thích kinh nghiệm làm việc của bạn để tránh trường hợp việc định dạng làm “loãng” bằng cấp của bạn.

Đọc kỹ càng

Hãy đảm bảo rằng bạn không mắc lỗi soạn thảo, lỗi chính tả hoặc lỗi ngữ pháp trong sơ yếu lý lịch của mình. Sơ yếu lý lịch của bạn là một tài liệu chuyên nghiệp cần phải được chuẩn bị tốt và phản ánh bạn một cách đặc thù. Hãy cân nhắc đến ý tưởng chia sẻ sơ yếu lý lịch của bạn với bạn bè hoặc đồng nghiệp để có ý kiến ​​đóng góp và cơ hội để họ phát hiện ra bất kỳ lỗi nào còn sót lại mà bạn chưa nhận thấy.

—————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=72295

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER