Những Điều Cần Xem Xét Trước Khi Gửi Thư Xin Việc

Để bắt đầu với bất cứ một công việc nào đó, bạn phải cần đến một lá thư xin việc. Bởi thư xin việc sẽ giúp bạn được chú ý và “ghi điểm” nhiều hơn với nhà tuyển dụng. Ở vị trí công việc đó có biết bao đối thủ mà bạn khó lòng vượt qua được. Vậy làm thế nào để bạn đảm bảo rằng lá thư xin việc của bạn sẽ thu hút được sự chú ý của người quản lý tuyển dụng?

?Chỉnh sửa thư xin việc của bạn

Lựa chọn viết một thư xin việc đưa vào CV là chưa đủ, vì nó có thể là một yếu tố quyết định có thể thay đổi tình thế khi có những thủ thuật thông minh. Dưới đây là bảy mẹo để đưa thư xin việc của bạn lên một tầm cao mới:

1. Xác minh thông tin liên hệ của mọi người

Kiểm tra ba lần cả thông tin liên hệ của bạn và thông tin bạn có cho nhà tuyển dụng tiềm năng của mình. Cho dù nó xuất hiện trong tiêu đề, chữ ký hay cả hai, hãy đảm bảo số điện thoại và email của bạn chính xác, tức mọi con số hoặc chữ cái và địa chỉ email không bị chuyển đổi. Nếu có, hãy sử dụng một liên kết đến trang web hoặc danh mục đầu tư chuyên nghiệp của bạn. Khi bạn đã xác nhận tất cả thông tin của mình, hãy xem lại thông tin liên hệ của công ty, xác minh cách viết tên của họ và kiểm tra kỹ địa chỉ của công ty.

2. Xác nhận rằng bạn đang sử dụng lời chào hỏi phù hợp

Việc đầu tiên bạn làm là kiểm tra văn phong của bức thư. Nó chuyên nghiệp hay bình thường hơn? Việc lựa chọn lời chào phù hợp sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như bạn chưa từng biết đến cá nhân người quản lý tuyển dụng, nếu bạn đang được một nhân viên giới thiệu, hoặc là đề cập đến những vấn đề văn hóa công ty nói chung cũng như vị trí ứng tuyển nói riêng. Hãy luôn cân nhắc và lựa chọn phương án phù hợp nhất .

Nếu bạn đã xác định được tên của người quản lý tuyển dụng và đang gọi họ bằng tên trong lời chào của thư xin việc, hãy kiểm tra kỹ cách viết tên của họ trước khi bạn gửi thư.

3. Đảm bảo rằng bạn đang gửi đúng lá thư

Rất có thể bạn đang nộp đơn cho nhiều vị trí công việc, vì vậy bạn có thể có một vài bản nháp thư xin việc. Khi bạn đang xem xét thư xin việc của mình, hãy đảm bảo rằng lá thư đó trùng khớp với từng vị trí và từng công ty .

Bởi vì các bản nháp của thư xin việc của bạn có thể tăng lên nhanh chóng, bạn nên dán nhãn và sắp xếp rõ ràng cho từng bản. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tham khảo, sử dụng lại các phần của các phiên bản trước nhưng thay đổi một số từ ngữ ở phiên bản mới, cải thiện lỗi lặp từ hoặc cấu trúc trong toàn bộ mẫu thư của bạn.

4. Chọn từ khóa của bạn một cách khôn ngoan

Organic Keyword là gì? Cách tăng Organic Keywords như thế nào?

Khi bạn đã hoàn thành các bước trên, hãy chuyển đến phần nội dung thư của bạn. Đảm bảo rằng bạn có các từ khóa khi đã đối chiếu trong mô tả công việc với thư xin việc. Khi đã có trong mình danh sách tài năng khác nhau, hãy cố gắng tìm những cách tốt nhất để nêu các kỹ năng đó gắn liền với các từ khóa ở trên. Nhiều công ty sử dụng một phần mềm có tên gọi là Hệ thống Theo dõi Người nộp đơn (ATS). ATSs xem xét các điều kiện ứng viên dựa trên các từ khóa mô tả công việc, sau đó xếp hạng từng ứng viên trong cơ sở dữ liệu của công ty. Nếu từ khóa của bạn không liên kết cụ thể với mô tả công việc, bạn có thể sẽ không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.

5. Chọn định dạng tệp phù hợp

Phần mở rộng file là gì? - QuanTriMang.com

Tốt nhất nên gắn bó với các định dạng tệp mà ATS có thể dễ dàng phân tích cú pháp. Chọn định dạng .doc hoặc PDF để đảm bảo hệ thống sẽ dễ dàng đọc tệp của bạn. Cả hai đều không phải là tùy chọn mặc định khi bạn đang lưu tài liệu. Để chọn định dạng tệp cho thư xin việc của bạn, hãy nhấp vào Tệp, Lưu dưới dạng và tìm trường “Định dạng”. Từ menu thả xuống, bạn có thể chọn .doc hoặc PDF.

6. Kiểm tra yêu cầu về độ dài của thư

Kiểm tra đơn đăng ký để xem liệu có giới hạn từ cụ thể cho việc gửi thư xin việc của bạn hay không. Nếu không, một quy tắc chung là thư xin việc không được dài quá một trang, chỉ gồm ba đến bốn đoạn văn nhấn mạnh lý do tại sao bạn là một ứng viên xin việc đủ tiêu chuẩn mà không cần lặp lại nguyên văn sơ yếu lý lịch. Nêu rõ lý do bạn quan tâm đến vị trí công việc, bao gồm cụ thể các thông tin về chuyên môn, mục tiêu, khả năng đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào được liệt kê trong mô tả công việc và thể hiện sự hiểu biết về tổ chức.

7. Đọc kỹ và kiểm tra lại

Nhà thơ, đạo diễn Phan Huyền Thư: Gen Z nên trang bị kỹ năng đọc

Khi bạn đã hoàn thành tất cả các bước được liệt kê ở trên, điều quan trọng là bạn phải đọc lại thư xin việc của mình để không bỏ sót lỗi chính tả, lỗi chính tả hoặc các chi tiết khác có thể làm hồ sơ lý lịch của bạn bị xuống hạng. Thư xin việc là cầu nối đầu tiên tiếp cận nhà tuyển dụng và sẽ quyết định xem họ có tiếp tục xem hồ sơ cá nhân của bạn hay không. Qua cách viết thư xin việc, họ phần nào đánh giá được trình độ và phong cách làm việc của bạn. Một lá thư chỉn chu chứng tỏ bạn là người cẩn thận trong công việc. Vì vậy, đừng vội gửi thư xin việc đi mà chưa kiểm tra kỹ nhé!

Bây giờ bạn đã sẵn sàng nộp đơn chưa, hãy sử dụng ứng dụng Indeed Resume để hoàn thành công việc của bạn trên mọi thiết bị.

____________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thu Phương
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thu Phương – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteervietnam.com?p=70987

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Latest breaking 24h news around the world Internet Explorer Channel Network


Kênh khám phá trải nghiệm của giới trẻ, thế giới du lịch - ALONGWALKER